SKKN Một số biện pháp để từng bước xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Khánh Thượng

SKKN Một số biện pháp để từng bước xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Khánh Thượng

Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.

 Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Với những mục tiêu:

“Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”.

 (Trích Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT)

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để từng bước xây dựng “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Khánh Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ba v×
Tr­êng trung häc c¬ së kh¸nh th­îng
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ TỪNG BƯỚC XÂY DỰNG
 “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC” 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN ĐỨC BÌNH
CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS KHÁNH THƯỢNG
NĂM HỌC 2010 - 2011
 PHÒNG GD&ĐT BA VÌ CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Trường THCS Khánh Thượng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2010 - 2011
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ và tên: Nguyễn Đức Bình
Sinh ngày: 09/11/1976
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Khánh Thượng - Ba Vì - Hà Nội
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học - Ngành đào tạo: Văn học.
Trình độ quản lý: Trung cấp QL Giáo dục.
Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp.
Ngày vào ngành GD-ĐT: 01/9/1997 - Số năm trực tiếp giảng dạy: 14.
Ngày vào Đảng: 19/8/2002 - Ngày chính thức: 18/8/2003
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.
	Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Với những mục tiêu:
“Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội...
Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả”...
                                                            (Trích Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT)
Cùng với Ngành giáo dục huyện Ba Vì, Thầy và trò trường THCS Khánh Thượng đang bước vào những tháng nước rút quan trọng của năm học 2010- 2011 - năm học thứ ba toàn ngành giáo dục Việt Nam thực hiện cuộc vận động lớn này theo chỉ thị do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân kí ngày 22/07/2008- với một khí thế thi đua và một niềm tin đơn vị sẽ giành được những thành công mới to lớn hơn. 
Ba năm thực hiện cuộc vận động nói trên quả là “Vạn sự khởi đầu nan”. Bởi lẽ còn bao vấn đề, bao khó khăn mà thực tế cuộc sống ở địa phương đặt ra cho nhà trường cần phải có câu trả lời thoả đáng như: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, xuống cấp; trang thiết bị dạy học còn chưa đồng bộ, lạc hậu về công nghệ; đội ngũ học sinh suy giảm về số lượng lẫn thái độ học tập và đặc biệt là tình trạng học sinh bỏ học, sử dụng bạo lực trong đối xử với bạn bè khi nảy sinh mâu thuẫndiễn ra với nhiều biểu hiện mới phức tạp, rất đáng lo ngại. Song vượt lên trên tất cả, với tinh thần chủ động - tích cực - sáng tạo trong suy nghĩ và hành động, Ban giám hiệu nhà trường đã nghiên cứu, vạch ra kế hoạch định hướng cụ thể giúp các tổ chức, ban ngành trong nhà trường đề ra được nội dung chương trình để hiện thực hoá Nội dung cuộc vận động trên vào thực tiễn Dạy và Học trong nhà trường và bước đầu cũng đã thu được những kết quả khả quan cũng như những bài học kinh nghiệm thực tiễn rất quý giá có thể đem nhân rộng trong các năm học sau.
Với sự đoàn kết của hội đồng sư phạm nhà trường, sau hơn hai năm học thực hiện cuộc vận động, Nhà trường đã thu  được những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Qua quá trình chỉ đạo, bản thân tôi tự đúc rút được một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện - đó là “Một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Với đề tài này, bản thân tôi chỉ xin đánh giá tổng hợp, tổng kết cả về những kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường THCS Khánh Thượng, đây là những kinh nghiệm bước đầu cũng như cả những dự định, những đề xuất mang tính chất tham khảo cho những thành công hơn nữa của cuộc vận động trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: 
Nhằm tổng kết lại những kết quả đã thực hiện trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tế trong việc thực hiện phong trào thi đua trong thời gian sắp tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo xây dựng Trường học thân thiện-học sinh tích cực nói riêng để tiếp tục bổ sung ngày càng hoàn thiện. Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để cùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lí trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu là các chỉ thị của Bộ giáo dục về việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực; Về nội dung xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực, các kế hoạch chỉ đạo của ngành, sở, phòng giáo dục về nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Đối tượng nghiên cứu là: Một số biện pháp để từng bước xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Khánh Thượng.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
Các tiêu chí trong nội dung xây dựng trường học thân thiện để từ đó cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cụ thể trong công tác xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực của nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
	Xuất phát từ mục đích của đề tài là: Một số biện pháp để từng bước xây dựng “Trường học thân thiện-học sinh tích cực” đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Khánh Thượng, tôi đã sử dụng một số phương pháp:
- Phương pháp quan sát: Để xem trong quá trình thực hiện Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực có sự chuyển biến như thế nào về tinh thần, thái độ và việc làm của giáo viên - học sinh để từ đó có điều chỉnh kịp thời các nội dung triển khai cho phù hợp.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
6. Thời gian thực hiện: 
Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2010-2011.
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở lý luận : 
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ qua ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Tại Việt Nam, từ năm 2000, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp với tổ chức UNICEF để thực hiện thí điểm mô hình trường tiểu học bạn hữu trẻ em cấp Tiểu học. Đến năm 2006, chúng ta tiếp tục triển khai thí điểm mô hình trường THCS thân thiện và từ năm học này sẽ mở rộng thành “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, áp dụng trên phạm vi tất cả các cấp học trên toàn quốc, và đến năm 2008 Bộ GD-ĐT quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở cấp tiểu học và THCS cho trên 200 trường học để từ đó các địa phương tiếp tục nhân rộng và Cùng với các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 . 
Trường học thân thiện là gì ? Là một cách tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em và nhằm khuyến khích học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập và được giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đấy đủ dinh dưỡng. Yếu tố thân thiện được thể hiện ở sự động viên, khuyến khích học sinh, giáo viên và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục (Hội cha mẹ học sinh, Ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em) với tình thương yêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Trường học thân thiện, trước hết phải là trường học tiếp nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi, nhất là cấp Tiểu học, cấp Trung học cơ sở là các cấp học phổ cập giáo dục, đến trường; nhà trường phải chịu trách nhiệm về công tác phổ cập giáo dục đối với địa phương. Nhà trường phải tạo điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi học tập cho thanh thiếu niên, không phân biệt bất kỳ sự khác nhau nào về tình trạng kinh tế gia đình, giới tính, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, ngôn ngữ, vùng miền, phong tục tập quán..., kể cả trẻ em lành lặn và trẻ em khuyết tật có ý chí thiết tha và khả năng học tập. Nhà trường phải tận tình giúp đỡ học sinh chưa ngoan, giúp đỡ học sinh học lực yếu kém, giảm lưu ban, bỏ học, vận động những học sinh đã bỏ học đi học lại, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh giúp đỡ những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. 
Nội dung trọng tâm của “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”
Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trong mỗi trường học môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trường học thân thiện không tự nhiên mà có, mà là kết quả của quá trình phấn đấu gian khổ, phối hợp nhiều lực lượng, trong đó thầy và trò là lực lượng nòng cốt, sẽ trở thành hiện thực sau một quá trình tự hoàn thiện, khắc phục yếu kém, thách thức, là mô hình của trường chuẩn quốc gia.
Theo đánh giá của Bộ Giáo duc&Đào tạo thì trường học thân thiện không phải là một mô hình hoàn toàn mới ở nước ta mà trên thực tế đã có nhiều điển hình tiên tiến đã và đang phấn đấu thực hiện. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và thực hiện mô hình Trường học thân thiện - học sinh tích cực cần kết hợp từ lý luận và thực tiễn trong nước với tiếp thu chọn lọc có kinh nghiệm của thế giới.
Do nội dung của “ Trường học thân thiện” khá phong phú, nên trước mắt Bộ Giáo duc&Đào tạo sẽ tập trung vào 3 nội dung trọng tâm của Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cụ thể:
1. Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng bước nâng cấp cơ sở vật chấ ... ác tiết thể dục chính khóa; tổ chức hội thi chào mừng các ngày lễ lớn .
- Tổ chức hội thi với các chủ đề phù hợp lứa tuổi học sinh vào các dịp lễ, hoặc sinh hoạt Đội theo chủ điểm.
- Phối hợp với Trung tâm giáo dục môi trường Vườn Quốc gia Ba Vì tổ chức hội thi “Chinh phục đỉnh Ba Vì” giúp học sinh được vui chơi sau những ngày học căng thẳng.
- Duy trì hàng năm tổ chức cho học sinh tham quan di tích, thắng cảnh đất nước.
2.5 Phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống địa phương:
	- Trong sinh hoạt Đội, giờ đọc báo hàng tuần của học sinh, giáo viên đưa tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của anh hùng liệt sĩ, một số bà mẹ Việt Nam anh hùng, một số địa danh gắn với truyền thống cách mạng của địa phương để giáo viên và học sinh tìm hiểu.
- Tổ chức thăm viếng, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ xã, khu căn cứ các mạng ở địa phương (Khu căn cứ cách mạng thời kỳ chống Pháp ở thôn Sui Mít - xã Khánh Thượng)
- Tổ chức mời cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ Hội cựu chiến binh về nói chuyện nhân các ngày kỷ niệm truyền thống như 22/12, 30/4
3. Hiệu quả khi thực hiện:
- Đối chiếu với các mục tiêu của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, qua hơn hai năm học thực hiện, trường đã có những việc làm tích cực nhằm từng bước huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để góp phần xây dựng môi trường giáo dục ngày càng an toàn, thân thiện, phù hợp với điều kiện của địa phương, bước đầu hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực, sự sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần tích cực trong đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. 
- Trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của trường, của địa phương tạo được sự đồng tình ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân, cha mẹ học sinh, giáo viên và học sinh. 
- Phong trào đã giúp hiệu quả giáo dục ngày một nâng cao cả khâu cơ sở vật chất lẫn chất lượng dạy học và hoạt động phong trào. Sự đầu tư cho nhiệm vụ giáo dục ở đơn vị của nhà nước và xã hội ngày càng nhiều.
- Uy tín của nhà trường đối với địa phương với xã hội ngày càng được khẳng định; Ý thức phấn đấu xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, giữ vững danh hiệu trường Chuẩn Quốc gia, Cơ quan văn hoá của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng cao; đối với học sinh, các em ngày càng cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”; sự năng động tự tin , hòa nhập cuộc sống của các em ngày một tốt hơn.
- Môi trường giáo dục học sinh được cải thiện, điều kiện dạy và học ngày càng được đầu tư đúng mức, phong trào đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảng thông kê kết quả thực hiện được qua hơn hai năm thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”
VIỆC ĐÃ LÀM
NĂM HỌC
2008-2009
NĂM HỌC
2009-2010
NĂM HỌC
2010-2011
Về Cơ sở vật chất- kỹ thuật
- Xây dựng bổ sung tường bao, mua ghế đá: 45 triệu đồng.
- Trang trí phòng học: 10 triệu đồng.
- Cải tạo hệ thống điện: Mua 2 ổn áp, thay toàn bộ hệ thống chiếu sáng phòng học bằng bóng Compắc: 25 triệu đồng.
- Mua 87 bộ bàn ghế Xuân hoà 2 chỗ ngồi: 71,340 nghìn đồng.
- Mua 6 bảng chống loá: 12 triệu đồng.
- Mua bổ sung thiết bị dạy học: 2 máy tính xách tay phục vụ công tác dạy học: 35 triệu đồng.
- Mua 1 bộ máy chiếu, 1 máy tính xách tay: 47 triệu đồng.
- Trang bị thiết bị nghe nhìn, âm li loa máy, sách bổ sung cho thư viện: 65 triệu đồng.
- Được trang cấp bàn ghế làm việc của lãnh đạo, 2 bộ máy tính, máy in, 2 tủ đựng tài liệu, 1 đàn Oocgan: 92 triệu đồng.
- Được ghi vốn đầu tư xây dựng trường chuẩn giai đoạn 2: 18 tỷ đồng.
Về Dạy và học
- Tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp THCS: 98,7%
- Tỷ lệ HS giỏi: 3,1%
- HS giỏi huyện: 2hs.
- T.phố: Không.
Giáo viên dạy giỏi huyện: 3.
Chiến sỹ thi đua cấp huyện: 2.
Trường Tiên tiến cấp Thành phố.
- Tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp THCS: 98,8%.
- Tỷ lệ HS giỏi: 5,1%.
- HS giỏi huyện: 2 hs.
- HS giỏi T.phố: 1 hs.
Giáo viên dạy giỏi huyện: 3.
Chiến sỹ thi đua cấp huyện: 3.
Trường được Tặng giấy khen tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố.
Tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp: 99,3%
- Tỷ lệ HS giỏi: 6,4%.
- HS giỏi huyện: 7 hs.
- HS giỏi T.phố: 1hs.
Giáo viên dạy giỏi huyện: 4.
Tiếp tục đề nghị công nhận trường tiên tiến cấp thành phố, đề nghị công nhận Thư viện tiên tiến...
Về hoạt động khác
- Liên Đội được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen.
- Giải nhất TP về thi tuyên truyền giới thiệu sách.
- Được Sở GD&ĐT công nhận đạt “Trường học thân thiện-học sinh tích cực”.
Các tổ chức, đoàn thể đều được công nhận vững mạnh...
- Tổ chức trao quà cho học sinh nghèo vào đầu năm học và trao quà tết cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Tổ chức thực hiện hàng năm)
- Liên đội được trung ương Đoàn tặng bằng khen.
- Giải nhất TP về thi kể chuyện 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
- Được Sở GD&ĐT Hà Nội tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong cuộc thi kể chuyện 1000 năm văn hoá Thăng Long - Hà Nội
- Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn và kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
- Được Huyện uỷ Ba Vì Tặng giấy khen về việc thực hiện tốt chỉ thị 17-CT/TW của ban Bí thư trung ương Đảng Khoá IX về công tác TDTT từ 2002-2010.
- Được Phòng GD&ĐT Ba Vì tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong cuộc vận động “Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực-học sinh thanh lịch” cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”...
- Đạt giải nhất bóng đá nam, nữ THCS cấp Tiểu khu và cấp huyện.
Kết quả phong trào được tổ chức đánh giá theo định kỳ hàng năm theo công văn 463/KH - SGD&ĐT, ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" năm học 2008 - 2009 và giai đoạn 2008 - 2013. Cụ thể như sau:
	Năm học 2008-2009: Tổng số điểm đánh giá là 90 điểm, xếp loại xuất sắc.
	Năm học 2009-2010: Tổng số điểm đánh giá là 86,5 điểm, xếp loại tốt.
	Năm học 2010 -2011 Tổng số điểm đánh giá là 91,5. xếp loại xuất sắc.
PHẦN III. KẾT LUẬN.
I.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
	Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phấn đấu cho mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Vì vậy, phong trào này phải phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” làm cho các thành viên trong đơn vị giáo dục đều tự giác thực hiện khẩu hiệu “Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; mỗi học sinh đều được tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, năng động, linh hoạt và có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Thời gian qua, dư luận xã hội đã phản ánh khá nhiều những vấn đề bức xúc về cơ sở vật chất xuống cấp của nhiều trường học, vấn nạn bạo lực học đường, quan hệ căng thẳng giữa giáo viên và học sinh, tình trạng học sinh chán học, bỏ học, về phương pháp dạy học một chiều, thụ động
Càng ngày, chúng ta càng thấm thía một điều, môi trường giáo dục không phải là “ốc đảo”, giáo dục và đào tạo không phải chuyện riêng của một ngành, càng không phải chuyện riêng của một trường học mà là vấn đề của cả xã hội. Vì vậy, mọi hay dở, tốt, xấu, thành bại của giáo dục cần được xã hội nhìn nhận công bằng để cùng chia sẻ, quan tâm và tháo gỡ khó khăn.
Đề tài Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực giúp bản thân có điều kiện nhìn lại công tác quản lý điều hành đơn vị trong thời gian qua, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp xu hướng đổi mới môi trường giáo dục.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
1. Bài học kinh nghiệm:
- “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một việc làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới, nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của lãnh đạo ngành giáo dục và lãnh đạo các nhà trường. Phong trào này có tính xã hội rộng rãi nên phải làm tốt công tác tuyên truyền, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, các đoàn thể, và phải thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia.
- Yêu cầu và nội dung của phong trào có liên quan đến nhiều hoạt động giáo dục trong trường nên phải căn cứ điều kiện của từng trường để xác định nội dung nào tham gia trước, nội dung nào sau; mức độ yêu cầu trong từng năm như thế nào,  để tránh quá tải, làm ảnh hưởng đến các hoạt động giảng dạy và giáo dục khác của trường. 
- Phải giải quyết tốt khâu nhận thức của giáo viên về phong trào này để giáo viên có sự tự giác trong thực hiện vì một số giáo viên ít chịu khó khi quan hệ giao tiếp với học sinh, ít thân thiện nên rất dễ tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò. 
- Mỗi năm cần có sự sáng tạo trong hoạt động, phong phú về hình thức để phong trào luôn mới mẻ, thu hút giáo viên, học sinh toàn trường tham gia tránh sự gượng ép làm ảnh hưởng hiệu quả phong trào.
- Phải trên điều kiện thực tế nhà trường, khả năng của đội ngũ cán bộ, giáo viên và tình hình địa phương để hàng năm đề ra kế hoạch cụ thể của phong trào từ đó có những biện pháp tốt thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn (Năm học 2008-2009 và năm học 2010-2011 có xây dựng kế hoạch riêng nên kết quả cao hơn ( xếp loại xuất sắc), năm học 2009-2010 kế hoạch phong trào cùng chung kế hoạch năm học nên sự cụ thể hóa chưa cao dẫn đến hiệu quả chưa cao (xếp loại tốt).
2. Hướng phát triển:
	- Hàng năm có sự thay đổi cách thức hoạt động để xây dựng phong trào phù hợp phương hướng nhiệm vụ và chủ đề năm học của Ngành đề ra.
	- Tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ngày càng hiệu quả hơn.
	-Trên cơ sở kết quả đạt được của năm trước để đề ra kế hoạch năm sau một cách cụ thể .
III. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ:
	- Phong trào đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, để ảnh hưởng của phong trào ngày một lan rộng đề nghị lãnh đạo các cấp tổ chức một số hoạt động để các đơn vị được giao lưu, chia sẻ, học tập lẫn nhau.
- Tăng cường đầu tư ngày càng nhiều hơn, đồng bộ hơn các phương tiện, thiết bị hiện đại để phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của huyện ngày càng phát huy hiệu quả. 
 Khánh Thượng, tháng 5 năm 2011
 Người thực hiện
 Nguyễn Đức Bình
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ
Ngày .......... tháng ......... năm 2011
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN
Ngày .......... tháng ......... năm 2011
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC THÀNH PHỐ.
Ngày .......... tháng ......... năm 2011
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_tung_buoc_xay_dung_truong_hoc_than.doc