SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động Dạy- Học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong tiết Ôn tập - tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9

SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động Dạy- Học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong tiết Ôn tập - tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9

 Như chúng ta đã biết, trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là một môn học đặc biệt quan trọng . Trước hết, môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ có tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác, là công cụ tư duy và diễn đạt để các em giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, lại vừa là môn học có quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật góp phần hình thành các giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống con người. Vị trí đó, tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn với đời sống .

 Xuất phát từ vấn đề đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng trình độ phổ thông của đất nước trên thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học để tăng cường kĩ năng thực hành, tính thực tiễn, giúp HS tự tìm hiểu khám phá tri thức một cách năng động và sáng tạo .

 Thế nhưng trong thực tiễn dạy và học môn Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập . Do đó chất lượng học tập môn Ngữ văn còn thấp, HS chưa thật sự hứng thú khi học tập. Để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng Giáo dục nói chung, đòi hỏi mỗi một giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học đối với từng khối lớp, từng đối tượng HS sao cho phù hợp .Điều đó phụ thuộc vào cách thức hoạt động, công việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp HS chủ động, phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập .

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số hình thức tổ chức hoạt động Dạy- Học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong tiết Ôn tập - tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ : 
 Như chúng ta đã biết, trong các môn học ở nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là một môn học đặc biệt quan trọng . Trước hết, môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có vai trò rất lớn trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS. Môn Ngữ văn còn là môn học thuộc nhóm công cụ có tác động tích cực đến việc học tập các môn học khác, là công cụ tư duy và diễn đạt để các em giao tiếp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, lại vừa là môn học có quan hệ khá mật thiết với các môn thuộc nhóm nghệ thuật góp phần hình thành các giá trị chân, thiện, mĩ trong cuộc sống con người. Vị trí đó, tự nó cũng toát lên yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn với đời sống .
 Xuất phát từ vấn đề đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng trình độ phổ thông của đất nước trên thế giới. Đổi mới phương pháp dạy học để tăng cường kĩ năng thực hành, tính thực tiễn, giúp HS tự tìm hiểu khám phá tri thức một cách năng động và sáng tạo .
 Thế nhưng trong thực tiễn dạy và học môn Ngữ văn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập . Do đó chất lượng học tập môn Ngữ văn còn thấp, HS chưa thật sự hứng thú khi học tập. Để nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng Giáo dục nói chung, đòi hỏi mỗi một giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học đối với từng khối lớp, từng đối tượng HS sao cho phù hợp .Điều đó phụ thuộc vào cách thức hoạt động, công việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm giúp HS chủ động, phát huy tính tích cực trong hoạt động học tập .
 Trong chương trình Ngữ văn, tôi nhận thấy để dạy –học có hiệu quả các tiết “Ôn tập - tổng kết” trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS nói chung , ở lớp 9 nói riêng là một việc rất khó .Bởi ôn tập – tổng kết – kiểm tra - đánh giá là khâu hoàn thiện quá trình giáo dục. Kiểu bài Ôn tập – Tổng kết giúp HS rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức cơ bản trong từng phân môn . Vì thế nó đóng một vai trò rất quan trọng trong chương trình . Ở SGK chương trình THCS nói chung , chương trình Ngữ văn 9 nói riêng đã dành một số tiết đáng kể cho nội dung ôn tập –tổng kết .Hơn thế nữa, các tiết ôn tập – tổng kết ở chương trình Ngữ văn lớp 9 còn có tính chất củng cố kiến thức cả một cấp học .Giáo sư Nguyễn Khắc Phi –Tổng chủ biên SGK Ngữ văn THCS đã từng nhấn mạnh : “ Chương trình Ngữ văn 9 dành một thời lượng khá lớn cho các phần ôn tập, tổng kết, kiểm tra, không phải chỉ tổng kết những vấn đề riêng của lớp 9 mà của cả cấp học .Ở học kì I , về Tiếng Việt, số tiết ôn tập, tổng kết, và kiểm tra gần ngang với số tiết học bài mới . Ở học kì II , riêng phân môn văn học đã có 6 tiết tổng kết . Phối hợp một cách hợp lí, có hiệu quả việc ôn tập, tổng kết và cung cấp kiến thức mới là một đòi hỏi khắc khe đối với việc tổ chức dạy học Ngữ văn 9” . Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để đảm bảo nội dung cần phải đạt được vừa tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của HS .
 Để đạt được những yêu cầu đó, với một chút kinh nghiệm của người GV qua nhiều năm giảng dạy luôn tìm tòi, trao đổi cùng đồng nghiệp,chúng tôi xin được trình bày một trong những cách thức tổ chức hoạt động dạy –học của phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS mà chúng tôi đã và đang thực hiện và thấy kết quả có nhiều tiến triển. Đó là : “ Một số hình thức tổ chức hoạt động Dạy- học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết Ôn tập - tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9”
 Rõ ràng, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng chưa phải là vấn đề đã cũ .Mặt khác, việc tiếp cận SGK mới trong thời gian chưa nhiều, nên chắc chắn không tránh khỏi những vấn đề cần trao đổi .Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để chúng tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy .
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Qua nhiều lần sinh hoạt chuyên môn cụm, trao đổi với một số đồng nghiệp của trường bạn , phần lớn đều cho rằng kiểu bài “ôn tập - tổng kết” ở lớp 9 là kiểu bài rất khó đạt được yêu cầu đặt ra, thời gian ít nhưng nội dung lại phong phú đa dạng , HS ít hứng thú không phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập Vì thế đối với những tiết ôn tập - tổng kết ,tôi dành rất nhiều thời gian cho sự chuẩn bị, nghiên cứu tìm cách tổ chức các hoạt động sao cho phù hợp với từng tiết dạy để vừa củng cố kiến thức, kĩ năng thực hành vừa phát huy tính tích cực của HS.
 I/ Mục đích yêu cầu của dạng bài ôn tập –tổng kết ở lớp 9:
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã được học, tự học có hướng dẫn, đọc thêm của toàn cấp học.
Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn 
Đòi hỏi người dạy và người học phải có tư duy khái quát,tổng hợp vừa phải tư duy cụ thể 
Vừa củng cố khắc sâu kiến thức vừa hình thành kĩ năng luyện tập 
 II/ Tình hình thưc trạng : 
 1/ Ưu điểm:
Dạng bài ôn tập – tổng kết là dạng bài ôn lại kiến thức đã học nên HS phần nào có sẵn một số vốn kiến thức dễ tiếp nhận .
Đây là dạng bài có tính chất khái quát tổng hợp nhằm củng cố kiến thức chứ không phải là khám phá tri thức .
2/ Tồn tại thực trạng:
Những bài ôn tập - tổng kết ở lớp 9 là dạng bài vừa ôn tập tổng kết cho nội dung chương trình đang học vừa ôn tập tổng kết hệ thống hoá kiến thức cho cả cấp học ,do vậy lượng kiến thức khá nhiều trong một tiết học . Vì thế nếu không có sự chuẩn bị chu đáo về phía người dạy lẫn người học sẽ khó đảm bảo yêu cầu cần đạt 
Khả năng tư duy khái quát tổng hợp và khả năng tiếp nhận hệ thống hoá kiến thức ở HS không đồng đều, thời gian giữa tiết cung cấp kiến thức và tiết ôn tập tổng kết lại quá xa, nên phần lớn HS ôn tập tổng kết kiến thức cũ còn lộn xộn, không theo một hệ thống mạch lạc.
Tâm lí HS thường thích khám phá và cũng rất chủ quan . Vì thế tiết ôn tập - tổng kết nếu GV không nhận thức đúng tầm quan trọng, tiết dạy dễ gây ra sự nhàm chán HS tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không tạo dược sự hứng thú, phát huy tính tích cực của HS.
Thực tế giảng dạy những tiết ôn tập - tổng kết thường rất nặng nề cả về phía người học lẫn người dạy .
Từ những thực trạng đó, để phát huy tính tích cực của HS, tôi đã thực hiện “Môt số hình thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết ôn tập –tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9”
III / Các hình thức tổ chức hoạt động dạy và học trong tiết ôn tập –tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9: 
1/ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA BÀI CŨ :
 Thông thường trước mỗi giờ học,chúng ta thường tiến hành kiểm tra bài cũ . Đó là những kiến thức đã học ít nhiều có liên quan đến bài mới hoặc kiểm tra việc hiểu bài của HS để nắm được việc tiếp nhận kiến thức của HS hoặc qua đó để củng cố kiến thức cũ. Đôi khi song song với việc kiểm tra bài cũ, chúng ta còn kiểm tra việc làm bài tập ở nhà hoặc việc chuẩn bị bài mới của HS. 
 Trong tiết “ Ôn tập – Tổng kết” GV thường chỉ ra vài câu hỏi, gọi HS trả lời, hoặc kiểm tra việc chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK vài em . Do lượng kiến thức phong phú đa dạng nên HS thường lo sợ .Đối với HS TB, Yếu, phần này thường trở nên nặng nề căng thẳng, thậm chí có em đã chuẩn bị bài ở nhà khá chu đáo nhưng đến khi được thầy cô kiểm tra thì trả lời ấp a ấp úng, trình bày kiến thức không rõ ràng.
 Thế nhưng đối với tiết “ôn tập - tổng kết”, tôi thường vận dụng nhiều hình thức kiểm tra, nhiều cách thức kiểm tra khác nhau. “Các hình thức kiểm tra trong hoạt động kiểm tra bài cũ” là bước khởi động , một trong những nhân tố góp phần kích thích năng lực suy nghĩ, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh vừa tránh sự căng thẳng nặng nề trong hoạt động kiểm tra kiểm tra .Đây là việc làm đòi hỏi có sự chuẩn bị, hướng dẫn, dặn dò chu đáo của GV trong tiết học trước trong việc hệ thống hoá các kiến thức đã học và đọc thêm .
 a/Các hình thức kiểm tra :
 - HS tự kiểm tra chéo trong sinh hoạt 15phút đầu buổi về những kiến thức sẽ được ôn tập trong tiết học ôn tập –tổng kết sẽ học trong buổi đó ( khái niệm, bảng hệ thống kiến thức, bài tập) Đó là những yêu cầu mà giáo viên đã giao ở tiết học trước.Tất nhiên với hình thức kiểm tra này chủ yếu là kiểm tra việc chuẩn bị bài , việc ôn tập ở nhà của HS. Qua tổ trưởng GV nắm được những HS chưa chuẩn bị bài để có sự nhắc nhở kịp thời.
GV kiểm tra : Đây là hoạt động của GV diễn ra trong tiết học 
Thời gian : 5- 7 phút đầu tiết , tôi xem đây như là bước khởi động , cần tạo sự nhẹ nhàng không quá căng thẳng gây ức chế tâm lý và phải tạo sự hứng thú ngay từ phút ban đầu . Có khi là một trò chơi khởi động nhẹ . Hoặc đôi khi tôi kết hợp vừa ôn tập vừa kiểm tra ngay trong tiết học. Những kiến thức ôn tập thường là những kiến thức đã được học khá lâu nên trong trí nhớ các em kiến thức còn lộn xộn . Vì thế, trong quá trình kiểm tra phải đồng thời giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học một cách khoa học nhất .
 b/ Câu hỏi và bài tập kiểm tra cũng phải đa dạng. Có khi là câu hỏi trắc nghiệm có khi là câu hỏi thể hiện cách hiểu cách nghĩ của cá nhân .Bài tập cũng phải nhiều dạng khác nhau phù hợp với năng lực của các đối tượng HS Và cũng phải chú ý đến yêu cầu tích cực và tích hợp. 
Ví dụ 1: Tiết 43+44 “TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG” . 
 Đây là dạng bài tổng kết kiến thức đã học về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 trong chương trình Ngữ văn THCS
 Vì lượng kiến thức khá phong phú nên tôi chọn hình thức để HS kiểm tra trong SH 15’ đầu buổi việc soạn bài của các bạn, còn GV sẽ lồng ghép trong quá trình ôn tập mà kiểm tra, chỉ dành 2’ để kiểm tra vở soạn bài vài em hay thu các nhận xét của nhóm trưởng trong quá trình kiểm tra.
 Tôi chọn 4 tổ 4 HS ở các mức độ khác nhau giỏi, khá, TB, yếu. Bài tập, câu hỏi ở mỗi HS cũng khác nhau , mục đích củng cố lại các kiến thức đã học ở tiết trước .
-HS giỏi: Xác định từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm của từ trong các câu sau (ở bảng phụ) : Gạch một gạch dưới hiện tượng đồng âm và nêu lên cái hay của việc sử dụng các từ đó trong câu văn câu thơ . 
 a- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà 
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò
Mùa xuân là Tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
-HS khá : Phân biệt thành ngữ , tục ngữ ( Đánh dấu x vào các thành ngữ)
 Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong tác phẩm văn học. 
 a- Cá không ăn muối cá ươn
Kiến bò miệmg chén
Nuôi ong tay áo
Uống nước nhớ nguồn
Hồn lạc phách xiêu 
-HS trung bình : Vẽ sơ đồ cấu tạo từ đơn từ phức 
-HS yếu : Xác định từ đơn từ phức trong các câu sau :
 Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
 Như vậy trong một thời gian ngắn, ta kiểm tra được 4 HS ở bốn mức độ khác nhau, lại vừa kiểm tra nhiều mảng kiến thức vừa tích hợp với phần văn học và tập làm văn 
Ví dụ 2: Tiết 127 “ÔN TẬP VỀ THƠ ” 
 Tôi dùng tranh vẽ minh hoạ ở tiết học trước ( sau một tiết học văn tôi thường cho các em vẽ tr ... 
Từ hình ảnh ánh trăng trong thành phố, gợi lại những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa, thuỷ chung.
Hình ảnh bình dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng ; giọng điệu chân thành. nhỏ nhẹ mà thấm sâu.
7
Con cò
chế Lan Viên
1962
tự do
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao. 
8
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Năm chữ
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên thiên và đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành góp mùa xuân nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung.
Thề thơ năm chữ có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần với dân ca ; hỉnh ảnh đẹp giản dị, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
9
Viếng lăng Bác
Viễn Phương
1976
Tám chữ
Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong một lần từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
Giọng điệu trang trọng và tha thiết ; nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm ; ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
10
Sang thu
Hữu Thỉnh
Sau
1975
Năm chữ
Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh tế, ngôn ngữ chính xác gợi cảm
11
Nói với con
Y Phương
Sau 1975
tự do
Bằng lời trò chuyện với con, bài thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
cách nói giàu hình ảnh,vừa cụ thể gợi cảm, vừa gợi ý nghĩa sâu xa.
3/ HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ :
Đây là hoạt động nhằm khái quát lại những nội dung cơ bản đã hệ thống . Trong các tiết tổng kêt –ôn tập GV thường ít chú trọng đến . Chính điều đó làm cho kết quả đã được Tổng kết – ôn tập chưa được khắc sâu. Do vậy, để phát huy năng lực hệ thống khái quát hoá của HS một cách tích cực, Tôi thường sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra lại hay tôi hướng dẫn các em phương pháp vẽ lại sơ đồ theo cách riêng của mình ,có khi là trò chơi ô chữ may mắn.
Ví dụ1: Tiết 153 “ÔN TẬP TRUY ỆN”
Tôi hướng dẫn các em vẽ sơ đồ theo thời gian (đây là mô hình khái quát) về nhà các em tiếp tục triển khai tiếp, cụ thể hơn về nội dung, nghệ thuật 
Truyện Việt Nam Thời kì chống Pháp: Làng(KLân) 
 Thời kì chống Mĩ: Lặng lẽ Sa Pa (Ng.Thành Long) 
 Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
 Chiếc lược ngà (Ng. Quang Sáng)
Thời kì đất nước Thống nhất : Bến Quê(Ng.Minh Châu)
Ví dụ 2: Tiết 137 ÔN TẬP VỀ THƠ
Tôi tổ chức Trò chơi “ô chữ may mắn” (ô chữ được dán ở các mặt hình hộp vuông) mỗi ô ứng với một câu hỏi, trong các ô đó sẽ có 2ô được quyền trợ giúp ( gợi ý của thầy, của bạn, nhờ bạn trả lời.) GV có thể chỉ định hoặc cho các em xung phong tham gia trò chơi là tuỳ thuộc vào đặc điểm của lớp học
4/ KẾT QUẢ :
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng:việc vận dụng “ Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong tiết Ôn tập – tổng kết” bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan hơn so với cách dạy học thông thường .
 Thứ nhất là phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS .HS học tập sôi nổi trong những điều kiện không thuận lợi . Như tiết cuối buổi, HS thường mỏi mệt, lười phát biểu xây dựng bài nhưng khi tổ chức hoạt động học tập mới lạ, các em bỗng sáng mắt ra, cái mệt mỏi, cái đói như biến đi lúc nào không hay biết. Các em hào hứng hẳn lên .Mặt khác tâm lí HS lớp 9 rất ngại phát biểu so với lớp 6,7,8. Có những HS khá giỏi khi lên lớp 9 trở nên trầm hẳn. Thể mà cách tổ chức hoạt động học tập này làm các em quên hẳn cái nhìn khó chịu khi một bạn nào trong lớp trả lời sai hay diễn đạt lủng củng, giọng nói chưa hay.v.vHơn thế nữa các em còn thi nhau bày tỏ ý kiến của mình. Hay đối với câu hỏi cần thảo luận, tinh thần đồng đội đã khiến các em quên đi những rụt rè ái ngại hằng ngày, tích cực hoạt động vì chiến thắng của đội mình. 
 Thứ hai là kích thích hoạt động tư duy sáng tạo của HS trong học tập. Có thể nói, cách thức tổ chức hoạt động học tập đa dạng đã góp phần kích thích hoạt động tư duy, hình thành năng lực sáng tạo của HS. Tôi thật sự ngạc nhiên khi lần đầu đưa vào tiết ôn tập các hình thức tổ chức trò chơi nhỏ, cuộc thi giữa các nhóm hay đố vui giữa các tổ v.vHS không chỉ đưa ra những cách trả lời thú vị mà còn có những câu hỏi hay. Cứ mỗi lần đến tiết Ôn tập- tổng kết em nào cũng cố gắng chuẩn bị bài thật kĩ, nhất là những đội chưa được chiến thắng trong tiết học trước. Có một lần trong tiết “ôn tập về truyện” ( tiết 143) Tôi tổ chức cuộc thi vẽ tranh minh hoạ ( loại tranh phát thảo vài nét),. Sau khi phát 8 tờ giấy A4 cho tám nhóm học tập, trong vòng 2 phút các em đã có những bức tranh minh hoạ thật ngộ nghĩnh. Và 3 phút còn lại là lời bình bức tranh. Có những bức tranh với vài ba đường nét, tôi chưa kịp nhận ra các em vẽ gì nhưng lời bình của các em đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Thế mới biết việc tổ chức hoạt động học tập của GVcó một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kích thích hoạt động sáng tạo của HS.
 Thứ ba là vận dụng được tính tích hợp trong dạy học một cách có hiệu quả theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang, không chỉ tích hợp giữa ba phân môn Văn –Tiếng việt – Tập làm văn mà còn tích hợp với các môn học khác một cách hài hoà như môn Mĩ thuật  
 Cuối cùng, với những cách thức tổ chức hoạt động như trên,tôi thấy nhiều HS vốn không thích học môn Ngữ văn cũng trở nên yêu thích môn học này. Đúng như nhiều HS tâm sự trong Tạp chí Văn Học và Tuổi trẻ : “ Để HS yêu thích môn Ngữ văn, người thầy đóng một vai trò rất quan trọng . Cùng một bài văn nhưng cách dạy khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả khác nhau . Để giờ học sinh động, thầy cô nên có nhiều phương pháp dạy học mới như tổ chức thảo luận, hoạt động sưu tầm, các cuộc thi nhỏđể lôi cuốn HS” hay “Không riêng gì môn Ngữ văn mà với bất cứ môn học nào, vai trò của người thầy là rất quan trọng . Với môn Ngữ văn, vai trò của người thầy lại càng cần thiết. Để HS yêu thích học văn, thầy cô cần khơi dậy cho HS những cảm xúc và hứng thú trong học tập bằng nhiều phương pháp khác nhau như : thảo luận nhóm, thi đố vui, thi hùng biện, diễn kịch .v.vEm đặc biệt thích các tiết học Ngữ văn mà thầy cô giáo có sử dụng các đồ dùng dạy học như hinh vẽ, sơ đồ .v.v” .Sau đây là bảng so sánh kết quả cụ thể :
BẢNG SO SÁNH :
 TIẾT DẠY
ÔN TẬP – TỔNG KẾT
 HS TÍCH CỰC
 HỌC TẬP 
 HS HIỂU BÀI
 TẠI LỚP
Chưa áp dụng sáng kiến
 40%
 65 %
Có áp dụng sáng kiến
 90% 
 95%
5/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Rõ ràng , để dạy học có hiệu quả các tiết tổng kết –ôn tập trong chương trình Ngữ văn lớp 9 quả là điều không đơn giản, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị tích cực của GV và cả HS, trong đó vai trò tổ chức hoạt động học tập của GV là vô cùng quan trọng. Bởi HS có tích cực tự giác học tập ở trường và cả ở nhà phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của GV. Một giờ học lôi cuốn tất cả HS vào hoạt động học tập thì giờ học đó không thể không đạt kết quả. Để có một tiết học như thế, tôi thực hiện một số biện pháp như sau :
Phải nắm vững yêu cầu cần đạt của tiết học về kiến thức, phương pháp, kĩ năng
Khai thác và sử dụng hệ thống câu hỏi, bảng hệ thống tổng hợp có trong SGK và SGV một cách sáng tạo.
Nghiên cứu thật kĩ nội dung, sử dụng phương pháp dạy học hợp lí, theo từng bài mà có cách tổ chức hoạt động học tập đa dạng sao cho phù hợp và có hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu yêu cầu vừa phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS.
GV phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học cần thiết khi tổ chức các hoạt động học tập .
Chú trọng hơn việc dặn dò trước tiết học kiểu bài Ôn tập – tổng kết, hướng dẫn HS chuẩn bị bài cụ thể chu đáo .
Không thể thiếu sự nổ lực nhiệt tình của GV trong việc tìm tòi tư liệu, học hỏi đồng nghiệp, không ngừng sáng tạo, từng bước vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học mới với từng kiểu bài, từng tiết dạy.
Dự trù phương án sử dụng thời gian hợp lí
Người GV đóng vai trò điều hành, lấy HS làm trung tâm, linh hoạt giải quyết những tình huống bất ngờ sao cho có hiệu quả . 
6/ MỘT SỐ HẠN CHẾ KHI THỰC HIÊN :
Khi thực hiện một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học trong tiết ôn tập – tổng kết , bản thân người GV sẽ gặp một số hạn chế sau: 
Chuẩn bị DDDH khá công phu nên rất vất vả.
GV phải dành thời gian khá nhiều trong việc đọc sách báo, tạp chí sưu tầm tư liệu, ghi chép tư liệu.
Nếu không chuẩn bị kĩ, vận dụng linh hoạt sẽ dễ “ cháy” giáo án, tiết dạy không đạt hiệu quả. 
Tiết học nếu không điều hành khéo léo sẽ ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp lân cận.
C/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
 Để thực hiện đổi mới chương trình SGK ở bậc học THCS, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cấp thiết hiện nay . Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Đối với chương trình Ngữ văn 9 nói chung, các tiết Ôn tập – tổng kết nói riêng đóng một vai trò khá quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS. Ý thức được điều đó, chúng tôi không ngừng nghiên cứu tìm tòi học hỏi trao đổi cùng đồng nghiệp vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Ngoài những yêu cầu và hướng dẫn tổ chức hoạt động ôn tập tổng kết trong SGK và SGV chúng tôi đã áp dụng một số hình thức ôn tập tổng kết dưới hình thức, tổ chức cuộc thi, trò chơi nhỏ hay đố vui, ô chữ thông qua hoạt động nhóm hay độc lập trả lời câu hỏi chúng tôi thấy có nhiều kết quả .Đó là giờ học sôi nổi hơn, lôi cuốn được các đối tượng HS ít tập trung, HS TB, yếu, trở nên hứng thú hơn .Vì thế mà các câu hỏi hay bài tập được giải quyết nhanh chóng và có nhiều sáng tạo, HS hiểu bài sâu hơn. Không chỉ như vậy, khi được dặn dò chuẩn bị câu hỏi ôn tập ở nhà HS chuẩn bị rất chu đáo với mong muốn mình sẽ là người chiến thắng trong các cuộc thi hay trò chơi. Đối với những giờ học ôn tập –tổng kết đơn điệu, lặp đi lặp lại một cách thức hoạt động giờ học thường nặng nề HS ít tập trung lớp học không sôi nổi, chỉ có những em HS khá giỏi là tích cực . Vì vậy có thể nói “ hình thức tổ chức hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong tiết ôn tập –tổng kết” là phương pháp dạy học không thể thiếu trong dạy học Ngữ văn .Làm được điều đó chắc chắn chúng ta sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
A
B
I
II
III
1
a
b
2
 a
b
 3
4
5
6
C
Đặt vấn đề
Giải quyết vấn đề
Mục đích yêu cầu của dạng bài ôn tập tổng kết ở lớp 9
Tình hình thực trạng
Các hình thức tổ chức hoạt đông dạy và học trong tiết ôn tập tổng kết ở chương trình Ngữ văn 9
Hoạt động kiểm tra bài cũ
Các hình thức kiểm tra
Câu hỏi và bài tập kiểm tra
Hoạt động hướng dẫn tổng kết ôn tập
Đối với các tiết tổng kết về từ vựng
Đối với các tiết tổng kết ôn tập văn học 
Hoạt động củng cố
Kết quả
Biện pháp thực hiện
Một số hạn chế khi thực hiện
Kết thúc vấn đề và tranh minh hoạ 
1
2
2
2
3
3
4
4
5
6
8
 15
16
17
18
 19

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_hoat_dong_day_hoc_nham_phat_hu.doc