Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn

Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn

SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

TRONG GIỜ ĐỌC VĂN

I. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp cho HS: Phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học sinh.

- Bồi dưỡng phương pháp tự học, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và sáng tạo và tích cực trong giờ học của bộ môn Ngữ Văn.

II. Nội dung:

 Theo tinh thần đổi mới của chương trình Sách giáo khoa bậc THCS, vấn đề dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm, để phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.

 Nhưng thực tế trường THCS Thượng Nhật cho thấy, đa số các em học tập còn thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc học tập.

 Đây chính là vấn đề tôi rất băn khoăn trong quá trình dạy học. Điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu chuyên đề “Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ Đọc văn”. Nhằm vận dụng tốt vào quá trình giảng dạy thực tế của bản thân.

III. Thời gian: Tổ chức ngay từ những tuần đầu của năm học:

IV. Thành phần tham gia: Toàn thể học sinh và giáo viên môn Ngữ Văn.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên: Trần Văn Danh
Đơn vị: Trường THCS Thượng Nhật
Phương pháp đổi mới:
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRONG GIỜ ĐỌC VĂN 
I. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp cho HS: Phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy và sáng tạo và tích cực trong giờ học của bộ môn Ngữ Văn.
II. Nội dung:
	Theo tinh thần đổi mới của chương trình Sách giáo khoa bậc THCS, vấn đề dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm, để phát huy tính tích cực, sáng tạo năng động của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.
	Nhưng thực tế trường THCS Thượng Nhật cho thấy, đa số các em học tập còn thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong việc học tập. 
	Đây chính là vấn đề tôi rất băn khoăn trong quá trình dạy học. Điều đó đã thúc đẩy tôi nghiên cứu chuyên đề “Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong giờ Đọc văn”. Nhằm vận dụng tốt vào quá trình giảng dạy thực tế của bản thân.
III. Thời gian: Tổ chức ngay từ những tuần đầu của năm học:
IV. Thành phần tham gia: Toàn thể học sinh và giáo viên môn Ngữ Văn.
V. Các biện pháp thực hiện:
	1. LÀM THẾ NÀO ĐỂ THIẾT KẾ CÁC LOẠI CÂU HỎI VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO THẬT KHẢ THI.
	a. Lấy lí luận dạy học hiện đại làm định hướng thiết kế hệ thống câu hỏi.
	Sự thay đổi văn bản quan niệm về vai trò của người học và người dạy so với lí luận dạy học cổ truyền là tư tưởng nổi bật có tính cách mạng của lí luận dạy học hiện đại. Dạy học hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, thầy là người tổ chức hướng dẫn... Ngày nay, người giáo viên phải là người biết giúp đỡ học sinh tiến bộ nhanh trên con đường phát triển năng lực tự học... Quyền của giáo viên không còn dựa trên sự thụ động của học sinh mà dựa trên năng lực của giáo viên góp phần vào sự phát triển của học sinh thông qua sự tham gia tích cực của chúng.
	Tư tưởng dạy học hiện đại một lần nữa được các tác giả của chương trình mới và sách giáo khoa tích hợp quán triệt, khi đề cao ý nghĩa của phương pháp chữ tích là tích cực " Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh, chủ thể học tập".
b. Lấy hệ thống các loại câu hỏi: Phát hiện, nêu vấn đề, cảm thụ, phân tích, bình, khái quát làm công cụ thiết kế hệ thống câu hỏi.
	Trong một bài giảng Văn, để có thể thấy cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm, giáo viên phải sử dụng đa dạng, linh hoạt các loại câu hỏi để tránh đơn điệu, nhàm chán. Có sử dụng đa dạng, linh hoạt các loại câu hỏi có câu hỏi dễ ( dành cho học sinh trung bình yếu ) như câu hỏi phát hiện, phân tích nêu vấn đề và các loại câu hỏi khó (dành cho học sinh khá và giỏi) gồm các loại câu hỏi cảm thụ, phân tích, khái quát...có sử dụng đa dạng các loại câu hỏi dành cho nhiều đối tượng mới phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và giờ học mới đạt hiệu quả cao.
	2. CÁC LOẠI CÂU HỎI VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG GIỜ ĐỌC VĂN.
	a. Câu hỏi nêu vấn đề :
 Đây là dạng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tổng hợp của học sinh .
 Câu hỏi này thường là câu hỏi chuyển từ phần này sang phần khác, đoạn này sang đoạn kia, ý nọ sang ý kia giúp cho học sinh có khả năng liên kết các phần trong một bài học.
	b . Câu hỏi phát hiện chi tiết
 Đây là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện các chi tiết có sẵn trong văn bản. Loại câu hỏi này thường để dùng cho học sinh có lực học trung bình, yếu. 
	c. Câu hỏi phân tích, bình:
	Đây là dạng câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích các chi tiết đã phát hiện đựơc cũng như tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. Sau khi đã phân tích chi tiết, giáo viên dùng hệ thống các loại câu hỏi để giúp học sinh bình các chi tiết và việc tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó .
	d. Câu hỏi đánh giá, khái quát. 
	Đây là dạng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực, khả năng khái quát hoá vấn đề cho học sinh. Dạng câu hỏi này thường được giáo viên sử dụng để tổng kết từng đoạn, từng nội dung. 
	e. Câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng.
	Đây là loại câu hỏi nhằm phát huy trí tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo của học sinh, kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo của người học.
Trên đây là hệ thống các loại câu hỏi trong một giờ Ngữ văn nói chung và giờ Đọc văn nói riêng. Trong giờ học môn Ngữ văn cũng như tất cả các môn học khác. Vấn đề có vai trò hết sức quan trọng, quyết định chất lượng giờ giảng dạy của người giáo viên đó chính là xác lập được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó hệ thống câu hỏi đối với các môn học nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng, đặc biệt trong giờ Đọc văn thì hệ thống các loại câu hỏi phải đa dạng, phong phú, phù hợp với mọi đối tượng. Có câu hỏi dễ dành cho học sinh trung bình, yếu nhưng cũng có câu hỏi khó, cần sự sáng tạo của học sinh dành cho học sinh khá, giỏi. Trong các loại hệ thống câu hỏi trên chúng ta có thể khái quát, thu gọn vào 2 dạng chính: Dạng câu hỏi tái hiện (Phát hiện chi tiết) và dạng câu hỏi sáng tạo (câu hỏi nêu vấn đề, phân tích, bình, đánh giá, khái quát, liên tưởng, tưởng tượng) nhằm huy động tối đa năng lực, hiểu văn bản của người học (câu hỏi đọc giữa dòng và đọc vượt ra khỏi dòng).
	Nếu hệ thống câu hỏi này của thiết kế này khả thi thì chúng ta có thể thiết kế câu hỏi cho bài học phần văn tương đối khác so với câu hỏi trong sách giáo khoa theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Trong đổi mới sách giáo khoa là chuẩn,I song không phải duy nhất và độc nhất. Các tài liệu tham khảo cho sách giáo khoa có thể cần thiết và phải đa dạng, phong phú hơn nhiều.
	* Qua thực tế dạy học tôi thấy : Nếu trong một giờ học văn, người giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì giờ học sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Cụ thể là :
- Góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn .
- Hứng thú với bài học hơn .
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
 	Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn chúng tôi thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh không phải là một công việc khó, cũng không phải là một công việc hoàn toàn mới. Bước đầu tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm khi sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ Đọc văn như sau:
	1. Về phía giáo viên :
- Phải thực sự yêu nghề, tâm huyêt với việc giảng dạy môn Ngữ văn.
- Có ý thức tự giác, tinh thần học hỏi ở các đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng cho học sinh yêu thích, hứng thú khi học văn.
	2. Về phía học sinh :
- Phải chuẩn bị bài học mới chu đáo.
- Tự giác, say sưa trong học tập.
- Có ý thức suy nghĩ, tìm tòi kiến thức ở tất cả các môn học nói chung cũng như môn Ngữ văn nói riêng.
	VII. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG :
 Kinh nghiệm này, có thể áp dụng đối với tất cả giáo viên dạy Ngữ văn và các đối tượng học sinh ở bậc THCS.
	VIII. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
	- Tôi mong ban chỉ đạo chuyên môn các cấp mở các lớp tập huấn cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn để từ đó giúp tập thể giáo viên có cái nhìn đồng bộ và có phương pháp tối ưu hơn khi dạy Đọc văn.
	- Tôi mong ban chỉ đạo chuyên môn ở các trường cần có thêm các đầu sách tham khảo và đồ dùng dạy học hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Người viết 
Trần Văn Danh

Tài liệu đính kèm:

  • docSU DUNG HE THONG CAU HOI PHAT HUY TINH TICH CUC SANGTAO CUA HOC SINH TRONG GIO DOC VAN.doc