Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

Đề Bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân

 Bài Làm

 Kim Lân(1920-2007) là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Cuộc sống tâm tư, tình cảm của những kiếp người nghèo khổ sinh hoạt ở nông thôn việt nam là mảng đề tài được Kim Lân đi vào khai thác sâu và đạt được nhiều thành công. Là một tác phẩm viết về đề tài trên, truyện ngắn “Làng” ra đời năm 1948 để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai- một lão nông yêu làng, yêu nước nhưng sẵn sàng đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng.

 Ông Hai là một người rất yêu và gắn bó với cái làng chợ Dầu của mình. Chính điều đó đã khiến cho ông có tật hay khoe làng, “ông khoe cho sướng miệng”. Trước cách mạng, ông tự hào vì làng mình có “sinh phần viên tổng đốc” nhưng ông có ngờ đâu, chính mình từng bị gãy chân vì cái sinh phần ấy. Gặp ánh sáng của cách mạng, kháng chiến, ông như được giác ngộ từ đó ông rất vui mừng khi khoe làng mình “giàu đẹp, giàu truyền thống văn hoá, lịch sử, giàu tinh thần kháng chiến “. Nghe theo tiếng gọi Bác Hồ, ông tạm dời nơi chôn rau cắt rốn cả một đời để đi tản cư. Tại nơi ở mới, ông vẫn say mê khoe làng để thoả nỗi niềm mong nhớ. Nhớ về làng là ông nhớ “những ngày được làm việc cùng anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế ông thấy mình như trẻ ra. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp , xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!”. Cùng nỗi nhớ thương đau đáu ấy, ông còn dành thời gian để thêo dõi tin chiến sự và kháng chiến. Mỗi tin chiến thắng khiến “ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá”!. Trước kia, ông yêu làng bằng một tình cảm tự nhiên của một con người chôn rau cắt rốn với đồng ruộng thì giờ đây, ông yêu làng trong một tư thế của quê hương đã đổi thay, đứng lên từ Cách mạng tháng 8.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2665Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Bài: Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong Làng của Kim Lân
 Bài Làm
 Kim Lân(1920-2007) là một nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Cuộc sống tâm tư, tình cảm của những kiếp người nghèo khổ sinh hoạt ở nông thôn việt nam là mảng đề tài được Kim Lân đi vào khai thác sâu và đạt được nhiều thành công. Là một tác phẩm viết về đề tài trên, truyện ngắn “Làng” ra đời năm 1948 để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc về nhân vật ông Hai- một lão nông yêu làng, yêu nước nhưng sẵn sàng đặt tình yêu nước lên trên tình yêu làng.
 Ông Hai là một người rất yêu và gắn bó với cái làng chợ Dầu của mình. Chính điều đó đã khiến cho ông có tật hay khoe làng, “ông khoe cho sướng miệng”. Trước cách mạng, ông tự hào vì làng mình có “sinh phần viên tổng đốc” nhưng ông có ngờ đâu, chính mình từng bị gãy chân vì cái sinh phần ấy. Gặp ánh sáng của cách mạng, kháng chiến, ông như được giác ngộ từ đó ông rất vui mừng khi khoe làng mình “giàu đẹp, giàu truyền thống văn hoá, lịch sử, giàu tinh thần kháng chiến “. Nghe theo tiếng gọi Bác Hồ, ông tạm dời nơi chôn rau cắt rốn cả một đời để đi tản cư. Tại nơi ở mới, ông vẫn say mê khoe làng để thoả nỗi niềm mong nhớ. Nhớ về làng là ông nhớ “những ngày được làm việc cùng anh em. ồ, sao mà độ ấy vui thế ông thấy mình như trẻ ra. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp , xẻ hào, khuân đá Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!”. Cùng nỗi nhớ thương đau đáu ấy, ông còn dành thời gian để thêo dõi tin chiến sự và kháng chiến. Mỗi tin chiến thắng khiến “ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá”!. Trước kia, ông yêu làng bằng một tình cảm tự nhiên của một con người chôn rau cắt rốn với đồng ruộng thì giờ đây, ông yêu làng trong một tư thế của quê hương đã đổi thay, đứng lên từ Cách mạng tháng 8.
 Nhưng tình yêu làng của ông Hai cũng gắn chặt với tình yêu nước và tình yêu kháng chiến. Càng căm ghét Tây bao nhiêu, ông lại càng tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng bấy nhiêu. Và khi tinh yêu làng của ông Hai được đặt trong thử thách thì càng trở nên sâu sắc và thấm thía. Đó là ông nhận được một tin dữ từ những người tản cư mới lên: “Cả làng chúng nó việt gian theo Tây”. Thật khốn nạn, ông Hai là một người yêu làng lại nghe tin làng mình theo giặc. Lời người đàn bà như tiếng sét đánh ngang tai khiến “cổ ông lạo nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông 
lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, một cái gì vướng ở cổ”. Cố trấn tĩnh, ông hỏi lại với niềm hi vọng mong manh: “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại”. Nhưng đáp lại ông là những dẫn chứng rành rọt đến không ngờ: “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ”. Tên thật, người thật, chứng cớ rành rành buộc ông phải chấp nhận sự thật đau lòng ấy. Ông xấu hổ tới mức không dám thể hiện tâm trạng vì sợ người biết mình là người làng Chợ Dầu. Ông giả bộ lảng đi và cứ cúi gằm mặt xuống. Xấu hổ, nhục nhã, tiếng người đàn bà lanh lảnh cứ bám riết lấy ông, xoắn chặt tâm trí ông. Tin dữ không chỉ làm chấn động về thể xác mà còn xâm chiếm ám ảnh day dứt về tâm hồn. Tâm trạng ông thật đau đớn, dằn vặt mỗi lúc lại bị đẩy lên cao hơn: “về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Ông thấy tội nghiệp cho những đứa con, rồi đây chúng sẽ bị coi là “trẻ con làng việt gian, sẽ bị người ta rẻ rúng hắt hủi. Nỗi uất ức, tức giận trào dâng đến tuột đỉnh khiến ông phải rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.
 Nhưng niềm tin vững chắc về làng bấy lâu sao có thể dễ dàng bị gạt bỏ như vậy. Ông Hai chợt ngờ rằng mình không được đúng lắm, ông kiểm điểm lại từng người trong óc, ông cố gắng vực dậy niềm tin của mình. Nhưng “không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì”. Nỗi đau đớn, tủi nhục ở ông như càng nhân lên gấp bội, bao nhiêu điều tự hào về quê hương bỗng chốc sụp đổ trong ông.
 Tâm trạng đau đớn, biến động dữ dội trong nội tâm ông Hai còn được miêu tả cụ thể, sâu sắc và đẩy nên đến đỉnh điểm. Suốt mấy hôm, ông chẳng dám đi đâu, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ người ta bàn tán về làng mình “cứ thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lủi ra một góc nhà, nín thít”. Nhưng điều làm ông no sợ nhất chính là mụ chủ nhà. Mụ đã không cho gia đình ông ở nữa rồi, ông ngồi lặng trên góc giường, “bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão”. Ông không biết đi đâu, về đâu, gia đình ông gần như đã tuyệt đường sinh sống. Nỗi bế tắc, tuyệt vọng khiến ông Hai phải lựa chọn “hay là quay về làng?”. Nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua trong đầu ông. Ông chợt thấy rợn người vì làng ông bây giờ là của bọn việt gian bán nước. Ông tự bảo mình: “Về làng nghĩa là quay lại với cuộc đời đen tối, lầm than cũ”. Sau bao nhiêu đấu tranh, giằng co quyết liệt, ông thẳng thắn quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù, về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Nếu như trước đây tình yêu làng của ông hết 
sức hồn nhiên bằng việc khoe làng thì giờ đây được suy xét bằng lí trí. Với ông, làng là danh dự chỗ đứng của cái lẽ làm người, trong bế tắc tuyệt vọng , ông đặt tình yêu nước lên trên hết. Tình yêu làng của ông Hai thực sự có ý thức rõ rệt, sây sắc, biểu hiện của tình yêu nước cao độ. 
 Trong bế tắcđau khổ tuỵêt vọng đến khôn cùng ,ông Hai chỉ còn biết giãi tỏ lòng mình với đứa con nhỏ.Trong lời tâm sự với con,ông một mực hướng về kháng chiến,hướng về lãnh tụ. “ủng hộ Cụ Hồ Chí minh con nhỉ, anh em đồng chí biết cho bố con ông.Cụ Hồ trên đầu trên cố xét soi cho bố con ông’’.Rõ ràng trong đau xót tưởng chừng như bế tắc ấy,ông Hai vẫn hướng lòng mình về làng quê,về kháng chiến về lãnh tụ.ông không nguôi ngoai nỗi nhớ làng quê.Nỗi đau của ông là môt minh chứng rõ rệt nhất, chân thành nhất,cảm động nhất về tình yêu quê hương,đất nước đằm thắm, chân thành.Ông Hailà một lão nông có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự,yêu ghét rạch ròi.Tình cảm ấy thật sâu nặng,bền vững, thiêng liêng.Biểu hiện tâm lí của ông Hai thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha giữa quê hương, Tổ quốc 
 Với kháng chiến với cách mạng, ôn Hai sẵn sàng hy sinhtất cả.đang rơi vào tuyệt vọng,bế tắc “ tiến thoái lưỡng nan’’, ông Hai được nghe tin cải chính từ chính chủ tịch làngChợ Dầu.Sau những ngay tưởng chừng đen tối nhất,tin vui này đột ngột quá khiến cho ông Hai vô cùng nhẹ nhõm và vui sướng.Không còn gì phải nghi ngờ nữa,làng ông vẫn là làng kháng chiến,Ông khoe với hết thảy mọi người rằng Tây nó đốt hết nhà tôi rồi bác ạ,đốt nhẵn’’Đó là bằng chứng hùng hồn chứng minh rằng làng ông không hề theo giặc,Giờ đây,ông có thể hồ hởi vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông.Mới trước đó,ôngcòn đang rất tuyệt vọng mà giờ đây xúc động đến cực điểm.Con tim ông sau bao ngày đớn đau vò xé bỗng rộn ràng trở lại.Lòng ông vui náo nức.Ông không hề xót xa tiếc nuối ngôi nhà của mình bởi ông sẵn sàng hy sinh nó để hồi sinh một làng Chợ Dầu mới-Làng Chợ Dầu kháng chiến.Hơn bao giờ hết,ta thấy người nông dân ấy rất coi trọng danh dự,đặt TY làng, TY nướclên trên tất cả.Nhà bị đốt, làng bị cháy,những đau thương mất mát của ông không không có nghĩalí gì khi mà giờ đây làng ông đã được trả lại tiếng thơm.TY làng của ông Hai mở rộng hoà vào TYđất nước
 Để xây dựng được hình ảnh người nông dân yêu làng yêu nước,nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống hết sức gay cấn,miêu tả tâm lí nhân vật sắc nét tinh tế.Tâm lí của ông Hai có lúc được miêu tả trực tiếp,có lúc được bộc lộ qua đối thoại và độc thoại nội tâm.Tất cả được miêu tả theo 
một trình tự, mức độ tăng dần từ nghe tin làng theo giặc đến xấu hổ nhục nhã, bế tắc và cuối cùng là vui sướng cực điểm. Kim Lân đã sử dụng lối trần thuật tự nhiên,lời văn giản dị gần với quần chúng nhân dân lao động.Đặc biệt,ngôn ngữ nhân vật đậm tính khẩu ngữ,rất nông dân.Kim Lânđã làm hiện lên chân dung nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân Việt nam,lại có những nét cá tính riêngrất sống động.
 Có thể nói ,linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ôngHai-một lão nông yêu làng,yêu nước nhưng sẵn sàng đặt TY nước lên trên TYlàng. Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động , đẹp một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt nam những ngày đầu kháng chiến chống Pháp,những con người bình thường mà đẹp đẽ.Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sống nông thôn,với tấm lòng trân trọng và yêu mến họ, Kim Lânđã có những TP đặc sắc để trở thành nhân vật viết không nhiều mà được yêu mến đến rất nhiều ở nước ta.

Tài liệu đính kèm:

  • docLang.doc