Tác phẩm và Nguyễn Du

Tác phẩm và Nguyễn Du

Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”

TÁC PHẨM VÀ NGUYỄN DU

I.TÁC PHẨM:

 1.Khái quát

 Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”

 Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành.nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.”[8]

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tác phẩm và Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác phẩm và Nguyễn Du
Tác phẩm và Nguyễn Du 
Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.” 
TÁC PHẨM VÀ NGUYỄN DU
I.TÁC PHẨM:
   1.Khái quát
     Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.”
     Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành...nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.”[8]
   2.Tác phẩm bằng chữ Hán
     Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:
•    Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
•    Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
•    Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
     Nhận xét về mảng thơ này, Ngữ văn 10 tập 2 viết:
"Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi..."(tr. 94)
   3.Tác phẩm bằng chữ Nôm:
     Sáng tác của Nguyễn Du gồm có:
•    Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.
     Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học ghi: Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn (tr. 1844)
     Ngữ văn 10 tập 2 đánh giá: "Trên nền tảng nhân đạo chủ nghĩa vững chãi, với tài năng điêu luyện, với sự lựa chọn thể loại truyện thơ kết hợp nhuần nhuyễn cả chất tự sự và chất trữ tình, với sự am hiểu đồng thời cả ngôn ngữ bình dân cũng như ngôn ngữ văn học bác học, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác độc nhất vô nhị của văn học trung đại Việt Nam." (tr.94)
•    Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
     Ngữ văn 10 tập 2 nhận xét: "Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội...Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà Văn Chiêu hồn đã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa." (tr. 95)
•    Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
•    Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
     Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả.
Theo Từ điển văn học (bộ mới) thì: "Bài Thác lời trai phường nón rất tình tứ, mang âm hưởng của ca dao, của vè còn đậm nét. Bài Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, tác giả cũng học tập ở ca dao, tục ngữ, thành ngữ nhưng chưa được nhuần nhuyễn; nhiều chổ tác giả tỏ ra quá lệ thuộc, làm giảm tính sáng tạo của mình.
II. NỖI LÒNG NGUYỄN DU:
     Nỗi lòng của Nguyễn Du rất phức tạp. Để hiểu nó, các nhà nghiên cứu văn học thường dựa vào Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền và các tác phẩm của ông (đặc biệt là Truyện Kiều) để rút ra một số nhận định. Nhưng những nhận định ấy đến nay vẫn chưa thống nhất, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau một cách sâu sắc.
     Trích một số ý kiến:
     Năm 1963, GS. Phạm Thế Ngũ viết:
     "Một thuyết thịnh hành từ lâu do Trần Trọng Kim xướng ra rằng Truyện Kiều chứa đựng một tâm sự tha thiết nhất của Nguyễn Du, ấy là cái tâm sự của kẻ hàng thần nhớ chúa cũ (hoài Lê). Thuyết trên không phải là điều bị đặt mà có sở cứ rõ ràng. Thái độ phò Lê của ông được tỏ rõ trong những mưu toan chống Tây Sơn. Về sau, bất đắc dĩ phải ra hợp tác với Nguyễn, ông thường tỏ ra kín đáo, nếu không nói là lãnh đạm, lúc nào cũng như mang nặng trong lòng một bầu u uất khó nói. Nỗi lòng ấy chỉ có thể là, như lời ai điếu của Bùi Kỷ trong bài Truy điệu cụ Tiên Điền vào năm 1927:
     Dở dang thay cái tu mi. Cực trăm nghìn nỗi trong khi tòng quyền. "Hành vi của tác giả chứng tỏ, mà văn chương của tác giả nhiều khi cũng hé lộ rõ ràng. Nhiều bài thơ chữ Hán của ông trong Thanh Hiên tập, Bắc hành tập, đầy ý điếu cổ thương kim, giọng khảng khái bi đát. Cho đến bao nhiêu câu trong chính Truyện Kiều tả thân thế người con gái lưu lạc cũng gióng lên tiếng đau buồn ấy của tác giả..."(tr. 360)
     Năm 1967, GS. Thanh Lãng viết:
     "Anh em Nguyễn Du đã từng cầm quân ủng hộ nhà Lê, tỏ ra khí phách hơn người. Nhưng công việc không thành, nhà chính trị trẻ tuổi (Nguyễn Du) bỏ về quê, lấy thú chơi săn bắn ở núi Hồng Lĩnh... "Và như phần đông nho sĩ đương thời, ông cho cái đời làm quan dưới một triều đại mới là một trạng thái “thất tiết”, thành ra suốt đời lúc nào ông cũng buồn rầu, ân hận..."(tr. 612)
     Năm 1973, nhà phê bình Thạch Trung Giả viết:
     "Điều hiển nhiên là niềm tưởng nhớ nhà Lê, nỗi uất ức của người dồn phải dồn vào thế hàng thần. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Du là một con người có khí tiết nên đã từng mưu sự cần vương chống Quang Trung. Đến khi nhà Tây Sơn đổ vì nhà Nguyễn, đám cố Lê hết chính nghĩa để chống lại, nhưng những người như Nguyễn Du vẫn không quên mình và ông cha mình đã từng ăn lộc nhà Lê. Vậy việc phải làm tôi cho Gia Long là một vạn bất đắc dĩ, một sự đau lòng, một sự tủi nhục..."(tr. 370)
     Năm 1978, GS. Trương Chính viết:
     "Đọc ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng ta có thể giải quyết được một vấn đề trước nay ý kiến rất phân tán: thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại."
"Trong một thời gian khá dài, từ khi Tây Sơn ra Bắc hà (1786) cho đến khi Tây Sơn thất bại (1802), rõ ràng Nguyễn Du có tính việc phục quốc (phù Lê)." Nhưng những chiến thắng của Quang Trung năm 1789 đã làm cho nhiều người có tư tưởng chống Tây Sơn khiếp đảm. Do đó, Nguyễn Du bi quan, chán nản."
     "Tuy vậy, đến khi ông trở về quê nhà, dưới chân núi Hồng Lĩnh, chí phục quốc vẫn chưa nguôi. Thế là, theo Gia phả, ông toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh."
"Và sau này, cũng theo Gia phả thì: Mùa hạ, tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), vua Cao Hoàng (tức Gia Long) đi ra Nghệ An. Ông (Nguyễn Du) đón xe yết kiến vua và được đem thủ hạ đi theo ra Bắc. Mùa thu tháng 8 năm ấy, ông được bổ tri huyện huyện Phù Dung. "Về điểm này, Đại Nam chính biên liệt truyện chép hơi khác: Đến khi có lệnh (Gia Long) gọi, không thể từ chối, ông bất đắc dĩ phải ra. Ở đây, chưa bàn Gia phả hay Liệt truyện chép đúng, nhưng cũng như một số nhà nho đương thời, thái độ của Nguyễn Du đối với nhà Nguyễn có khác hơn đối với Tây Sơn. Nghĩa là những cựu thần nhà Lê này vẫn có thể ra phò giúp mà lương tâm không cắn rứt."
     "Nhưng tại sao Nguyễn Du được nhà Nguyễn tin dùng mà thái độ hình như là bất đắc chí. Sách Đại nam chính biên liệt truyện cho biết Đối với nhà vua thì ông chỉ giữ hết bổn phận, chứ không hay nói năng điều gì” khiến có khi bị nhà vua quở trách... "Qua những bài thơ trong Nam trung tạp ngâm, kể cả những bài thơ làm trong khi đi sứ, quanh quẩn chỉ bấy nhiêu ý: ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát những người cầu phú quí công danh, nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghĩ, cho đời là một cuộc bể dâu...Nghĩa là Nguyễn Du đã nhìn thấy những nỗi đau khổ của quần chúng bị áp bức, đã thấy được cái mục nát, tàn khốc trong triều đình nhà Nguyễn, cho nên ông đã gửi tâm sự vào hai câu thơ:
     Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.". Và ý kiến của Nguyễn  Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới), xuất bản năm 2004:
     "Có một điều lạ là Nguyễn Du từng chạy theo Lê Chiêu Thống, và như một số tài liệu nói, ông từng có ý định chống nhà Tây Sơn; nhưng trong các sáng tác của ông, những thái độ này rất mờ nhạt. Trong khi những người khác có hàng tập thơ khóc vua Lê thì ông chỉ ít nhiều rõ nét trong mỗi bài My trung mạn hứng (Cảm hứng trong tù) và đả kích nhà Tây Sơn, thì Nguyễn Du không có một bài nào đả kích. Với nhà Nguyễn, ông được trọng vọng, mà trong thơ ông có cái gì như chán chường nhà Nguyễn. Cũng giống như Thanh Hiên thi tập, trong Nam Trung tạp ngâm, chưa bao giờ Nguyễn Du nói rõ cái tâm sự thật của mình; rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông than thở cuộc đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nương dâu.
     Trong Bắc hành thi tập, nhà thơ có viết về Thăng Long (2 bài) để nói lên những đổi thay đáng buồn của một đế đô. Tuy bài thơ toát lên một tình cảm nhớ cổ, thương kim da diết, mông lung , nhưng khó có thể nói đây là bài thơ nhớ nhà Lê được. Còn ở Long thành cầm giả ca, thì bài thơ không có tí gì gọi là thù địch với nhà Tây Sơn, mà trái lại, trong khi thương xót cho số phận của người ca nữ, nhà thơ lại có vẻ như ngậm ngùi cho sự sụp đổ của triều đại trên...Thái độ của ông như thế nào, thật hết sức khó hiểu. (tr. 1122)
     Bởi còn đôi điều khác biệt trên, nên chỉ có thể tạm kết luận:
     Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó.

Tài liệu đính kèm:

  • doctac_pham_va_nguyen_du.doc