Tài liệu bồi dưỡng giỏi lớp 9 – Năm học 2012 - 2013

Tài liệu bồi dưỡng giỏi lớp 9 – Năm học 2012 - 2013

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIỎI LỚP 9

– NĂM HỌC 2012-2013 –

 PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9

PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT

A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9

Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau:

Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét. Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.

Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9.

Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.

B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.

 Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn học.

 

doc 44 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng giỏi lớp 9 – Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2012-2013 – 
 PHẦN VĂN NGHỊ LUẬN TẬP LÀM VĂN LỚP 9
PHẦN I: KHÁI QUÁT KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9
Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. Giống trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ xung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau:
Trong chương trình tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn thuyết minh được triển khai nhằm mục đích củng cố, rèn luyện và nâng cao nhận thức, kĩ năng viết văn thuyết minh cho học sinh đã được hình thành ở chương trình tập làm văn lớp 8. Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét. 	Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại , độc thoại độc thoại nội tâm.
Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9.
Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiếu bài văn nghị luận còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới.
B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý.
 	Có các dạng bài: bài văn nghị luận về vấn đề xã hội hoặc nghị luận tác phẩm văn học. 
I. Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội
 1. Phân loại
 Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng xã hội, nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 
2. Một số điểm giống nhau. 
2.1. Loại
 Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.
2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: 
Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.
2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích:
- Mục đích: Nhằm để người đọc hiểu được vấn đề
- Các bước: 
+ Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì?
+ Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao?
+ Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? 
Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.
2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh
- Mục đích: Tạo sự tin tưởng.
- Các bước:
+ Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận
- Mục đích: Tạo sự đồng tình. 
- Các bước: 
- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.
- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.
- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài: 
3.1 Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
3.1.1 Đề tài: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
 -Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...).
3.1.2 Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).
-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).
3.1.3.Một số đề tham khảo 
- Tình thương là hạnh phúc của con người.
- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học”.
Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính”.
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.
- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc”.
- Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái”. Em hiểu câu nói đó như thế nào?
- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói : “ Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn”. Hãy bình luận câu nói trên.
- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt ».
- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau: Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau. ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ. Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó. 
-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. (Nguyễn Bá Học)
- Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?
- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép Tôn-xtôi)Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
- Phải chăng Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.? (Noóc-man Ku-sin, theo Những vòng tay âu yếm NXB Trẻ, 2003).
- Tiền tài và hạnh phúc.
- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ. 
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?
3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống
3.2.1.Đề tài: 
Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm. Ví dụ :
-Chấp hành luật giao thông.
-Hiến máu nhân đạo
-Nạn bạo hành trong gia đình
-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi
-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn
-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng
-Những tấm gương người tốt việc tốt
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi
-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ
*Lưu ý:
- Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện: 
-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).
-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).
-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).
-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).
3.2.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát:
-Nêu rõ hiện tượng.
-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.
-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
3.2.3.Một số đề tham khảo:
- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố ...  bác kĩ sư vườn rau và anh cán bộ nghiên cứu sét.
C. Kết bài:
- Bằng cốt truyên nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, Nguyễn Thành Long đã kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi SaPa lặng lẽ. Để từ đó chúng ta thêm yêu mến một con người bình thường nhưng thật đáng yêu.
- Với truyện ngắn này, nhà văn muốn nói với nhúng ta một điều: " trong cái lặng im của SaPa, dưới những dinh thự cũ kĩ của SaPa. SaPa nói đến người đã nghĩ tới sự nghỉ ngơi, đã có những con người đang sống và cống hiến như vây cho đất nước" Mà tiêu biểu là anh thanh niên.
Đề 15: Phân tích bài thơ bếp lửa của Bằng Vệt 
Dàn ý
A. Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"
- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.
B. Thân bài:
1. Nội dung: 
a. Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
- Bài thơ bắt đầu với hình ảnh"bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
- "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài . Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc. 
b. Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như :đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy , khói hun,.....đã làm cháu xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người . Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm , chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
- Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai ũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất . 
c.Những suy ngẫm của người cháu về bà:
- Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dẽo theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà......
2. Nghệ thuật:
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh " Bếp lửa" , dùng hàng loạt các câu cảm thán, xen lẫn kể tả biểu cảm, những hình ảnh thơ đẹp tràn đầy cảm xúc.....
C. Kết luận:
- Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vây. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.....
- Nêu lên suy nghĩ của mình. 
Đề 16: Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kều trích Truện Kiều - Nguyễn Du
Dàn ý
A. Mở bài.
- Có thể nói trong thực tế cũng như trong văn học nhân loại, hiếm có người phụ nữ nào chịu nhiều bất hạnh như Thúy Kiều trong Đoạn trường Tân Thanh của ND
- Cuộc đời nàng chỉ thoáng qua những tháng ngày êm đềm của tuổi thơ.
- Cuộc đời nàng chỉ thoáng qua những giây phút nồng nàn, tươi đẹp bên người yêu. Còn chuỗi đời còn lại là những chuỗi ngày bất hạnh với những đau đớn ê chề.
- Khởi đầu cho những chuỗi ngày bất hạnh là nàng trở thành món hàng cho bọn buôn thịt bán người trong đoạn trích Mã Giám sinh mua Kiều - Đoạn bi thảm trong truyện Kiều của Nguyễn Du.
B. Thân bài.
1. Vị trí- Tóm tắt đọan trích.
- Từ câu 619 đến 652 gồm 34 câu.
- Mối tình Kim- Kiều đang độ nồng nàn- Trọng đột ngột phải về Liễu Dương hộ tang chú.
- Gia đình Kiều bị vu oan giá hạo.
- Trước cảnh tan nát của gia đình Kiều can đảm gánh chịu.
- Trao duyên lại cho em- Kiều bán mình chuộc cha và em.
2. Phân tích 2 câu đầu - Đức hi sinh của Kiều
- Mở đàu cho nỗi bất hạnh, t/g cô đọng đức hi sinh của một người con hiếu thảo:
 Hạt mưa sá nghĩ phận hèn
 Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân
-Hai câu thơ hòa hợp lại hình ảnh dân gian hạt mưa h/ả ẩn dụ với điển cố bác học Tấc cỏ, ba xuân ( Hạt mưa= ẩn đi : người con gái- nàng Kiều; Tấc cỏ= người con; Ba xuân = công ơn cha mẹ) nói được cái nhỏ nhoi vô định của kiếp đàn bà. Vừa thể hiện được lòng hiếu thảocủa người con quyết hi sinh bản thân, HP, T/y để đền ơn sinh thành của cha mẹ
3. Bức chân dung của tên lái buôn trơ trẽn.- Trích Gần miền ... kíp ra
a, Giới thiệu:
- MGS chung lưng với Tú Bà mở hàng (lầu xanh)
- Hắn đi mua hàng( người) về cho Tú Bà bán.
- MGS làm việc dơ bẩn đó lúp dưới chiêu bài đi mua Kiều vè làm vợ lẽ.
 Thúy Kiều cũng hạ mình đến mức ấy thôi - đã quá đủ rồi( làm vợ lẽ cũng là chyện thường tình trong XH xưa)
b, Màn kịch vấn danh.
- Trong lễ vấn danh MGS x. hiện là một sinh viên trường Quốc tử Giám đến mua Kiều làm lẽ.
+ Giới thiệu: là người viễn khách khách phương xa
+ Quê huyện lâm Thanh cũng gần. Họ tên không rõ ràng.
+ Tuổi ngoại tứ tuần.
+ Diện mạo: mày râu nhãn nhụi , áo quàn bảnh bao chải chuốt,trai lơ.
+Thói quen: Thị của khinh người
+ Cách nói: Hỏi tên, rằng: MGS. Hỏi tên, rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần cộc lốc
+ Cử chỉ hành vi: Ghế trên ngồi tót sỗ sàng sỗ sàng, thô lỗ, kệch cỡm.
- Phơi bày chân tướng MGS một con buôn vô học. ND đã giết chết nhân vật MGS bằng từ tót cũng như sau này t/g giết chết Tú Bà bằng từ ăn gì, giết Sở Khanh bằng từ lẻn
- Ngòi bút sắc sảo- thể hiên nhân vật bằng cách vạch trần những mâu thuẫn giữa họ, tuổi tác, vai trò, hành động lời nói thức chất.
thể hịên rõ sự mâu thuẫn trong lời giới thiệu( người có học đi mua tì thiếp) với thực chất( một kẻlái buôn vô học).
- Ngôn ngữ miểu tả : dùng từ đắt: nhẵn nhụi, bảnh bao, ngồi tót
c.MGS lột tẩy trong màn mua bán.
- Gặp Kiều: hắn nhìn, hắn ngắm, hắn cân đo, xoay lên đặt xuống coi Kiều như một món hàng ngoài chợ
khi bằng lòng : hắn mặc cả cò kè bộc lộ rõ bản chất bỉ ổi, trắng trợn, ti tiện bẩn thỉu
hình thức là một lễ vấn danh nhưng thực chất lại là cuộc mua thịt bán người, trắng trợn bỉ ổi.
 Từ việc mua bán đề cập tới một hiên thực: xã hội đồng tiền và một loại người xuất hiện ở đó đồng tiền có thế lực vạn năng nên việc mua bán con người dễ dàng như mua một món đồ ngoài chợ.
 Từ việc mua bán còn có giá trị tố cáo. Nhân vật MGS là sự nhảy nhót của đồng tiền. Có tiền thì dù người đó là ai, dù vô học, bất tài đến mấy cũng có thể ngồi vào vị trí mà người bất hạnh dù lương thiện cũng phải cúi đầu.
 Nhưng đồng tiền tự nó biết cách ngụy trang, lèo lá. Nó dùng từ hoa mĩ với tư cách của kẻ đi mua để lấy lòng người bán. Một khi điều đó không phát huy tác dụng nó sẵn sàng bộc lộ bản chất, hiện nguyên hình của một kẻ đầu cơ.
 Truyện Kiều nhiều nhân vật phản diện nhưng MGS là một nhân vật khá sắc sảo của ND. Ông đã có ý thức dụng công trong nghệ thuât khắc họa chân dung. ND phối hợp cái riêng của MGS với cái chung( đầy tơ lao sao), xa với gần, ngoại hình với tính cách. Cũng là phường buôn thịt bán người nhưng MGS nổi bật hẳn nên với bản chất kệch kỡm, rẻ tiền, thô bỉ, đúng hạng buôn, hãng buôn người.
4: Thúy Kiều với nỗi đau đầu đời.
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
 Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
- Tâm trạng đau khổ ê chề, nỗi đau khổ tột cùng nhưng vẫn không làm suy giảm vẻ trang đài của nàng. Nghệ thuật đối ngữ thềm hoa một bước/ lệ hoa mấy hàng người đẹp buồn cũng đẹp, bước chân đẹp, giọt nước mắt cũng đẹp
- Thềm hoa: bước chân người đẹp ngại ngùng,đau đớn tủi nhục, nặng nề.
- Lệ hoa: giọt lệ người đẹp giọt lệ buồn tủi của sự e thẹn, bẽ bàng
- “Nét buồn như cúc/ điệu gầy như mai đối lập với hành vi thô bạo, xúc phạm đến thân thể yêu kiều của người đẹp. Nàng Kiều - 1 món hàng cho bon con buôn lựa chọn đắn đo đó là những hành vi chi thấy ở những chợ buôn nô lệ thơi trung cổ. Như cơn ác mộng, trong khoảng khắc, một tiêu thư khuê các, xinh đẹp trong trắng đang sống yên vi trong một gia đình lương thiện, một cô gái chớm yêu mối tình đầu đang say đắnm phải đi lấy chồng, mà chồng thì lại là một kẻ buôn bán vô học bị biến thành món hàng cho bọn con buôn mặc cả ngã giá đó là bi kịch thứ nhất. Bi kịch người thiếu nữ
- Bị kịch tình yêu lòng hiếu thảo là một người con hiếu thảo Liều đem tấc cỏ quyết đên ba xuân>< là một người yêu thủy chung nguyện ướctrung tình nàng đau đớn giằng xé bên tình bên hiếu quyết giữ trọn chữ hiếu, nàng cảm nhận sâu sắc được nỗi tủi nhục, cảnh ngộ éo le, đau đớn của mình.
 Ngại ngùng dín gió e sương
 Nhìn hoa bỗng thẹn. trông gương mặt dày
- Kiều thông minh nên nàng cảm nhận sâu sắc được cảnh ngộ của mình, nàng tỏ ra như môt món hàng, mặc cho bọn con buôn dặt dìu - nàng câm lặng, vô hồn. Nàng chủ động chịu đựng nõi đau, tự nguyên bán mình mong cứu cha em, gia đình. Qua đó ta thấy đượcđức hi sinh, sự chịu đựng, lòng hiếu thảo của một người con. Thấy được bi kịch đau đớn, ê chề đầu đời của Kiều. Thấy được sự cảm thông, lòng yêu thương sâu sắc của tác giả với số phận nhân vật của mình.
- Nội dung: Rất hiện thực ND hoàn thành bức chân dung của một tên lái buôn ghê tởm, bịp bợm núp dưới những điều mĩ miều canh thiếp, làm ghi.., nạp thái vu quy thì tác giả nổi giận nói tạc ra: Đây là cuôc mua bán man rợ Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong
=>Rõ ràng cái việc mua bán thịt người, nhan sắc, phẩm hạnh con người có tiền là xong. Đồng tiền đã vấy mùi tanh bẩn lên tất cả những gì thiêng liêng quý giá nhất.
=> Phản ánh hiện thực cuộc sống => tố cáo những hạng người xấu xa dùng tiền làm quyền lực; tố cáo xã hội mà số phận người phụ nữ không được trân trọng, không được bảo vệ.
=> Tình cảm của ND với nhân vật của mình ....
- Nghệ thuật: Miêu tả chân dung nhân vật phản diện bằng bút pháp tả thực được thể hiện qua : Từ ngữ, hình ảnh, hành vi, lời nói, hành động...=> chi tiết đời sống hàng ngày.
Đối lập với việc miêu tả nhân vật chính diện: lý tưởng hoá ( dùng điển tích, điển cố, đối, ước lệ tượng trưng..)
C.Kết luận.
- Đoạn trích là một đoạn bi thương, đau đớn nhất trong Truyện Kiều của ND. ở đó con người bị trà đạp, vùi dập đem ra mua bán với đủ những hình thức bịp bợm
- Ngòi bút của ND phẫn nộ trong từng chữ mỗi khi nhắc đến tên buôn người nọ và cũng xót xa đau đớn khi phải nói về Kiều, người con gái xinh đẹp, tài hoa mà bát hạnh.
- Đoạn trích như một thông điệp gửi đến muôn đời của Nguyễn Du: Mong cuộc đời sẽ không còn những cảnh con người bị đem ra làm vật để mua bán, trao đổi, mong cho kiếp người phụ nữ không còn phải đớn đau, ê chề đầy bi kịch như nàng Kiều. Đoạn trích cũng là tiếng nói của tấm lòng nhân đạo cao cả của ND với cuộc đời, với con người.

Tài liệu đính kèm:

  • docBOI DUONG HSG LOP 9 20122013.doc