Tài liệu hay ôn thi Ngữ văn 9

Tài liệu hay ôn thi Ngữ văn 9

“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

 Hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ ý kiến trên?

Bài làm

* Mở bài.

 “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là câu chuyện bi thảm về số phận một người con gái đẹp người, đẹp nết, bị oan ức phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giải tỏ. Câu chuyện vừa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, vừa tiếc thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ bất hạnh. Đây chính là tấn bi kịch trong một gia tộc phụ quyền dưới xã hội cũ.

* Thân bài.

 1. Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

 Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, tác giả đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhằm bộc lộ tính cách tốt đẹp của nàng.

 Nàng hoàn hảo ngay ở tuổi dậy thì. Nguyễn Dữ giới thiệu về nàng chỉ bằng vài nét mà gợi tả đầy đủ: “ Tính tình thuỳ mị, nết na, có tư dung tốt đẹp”. “Thuỳ mị” là sự dịu dàng, hiền hậu, biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, cách nói năng; “nết na” là tốt nết, dễ mến; còn “tư dung tốt đẹp” tức là vẻ đẹp cân đối hài hoà của người con gái đang độ tươi thắm nhất tuổi trăng tròn. Chỉ qua vài nét chấm phá ấy, người đọc cũng có thể hình dung cô gái Vũ Thị Thiết khi ấy đẹp người đẹp nết đến mức khó có thể miêu tả bằng bút mực. Nàng là một cô gái hoàn hảo của làng quê. Một bông hoa đầy hấp dẫn giữa vườn biếc và chính sự hoàn hảo ấy mà Trương Sinh tuy có “mến về dung hạnh” song cũng dám bỏ ra một trăm lạng vàng “mua” nàng về làm vợ. Đây là cuộc hôn nhân “không môn đăng hộ đối”.

 

doc 20 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 846Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu hay ôn thi Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
	Hãy phân tích “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ ý kiến trên? 
Bài làm
* Mở bài.
	“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là câu chuyện bi thảm về số phận một người con gái đẹp người, đẹp nết, bị oan ức phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giải tỏ. Câu chuyện vừa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, vừa tiếc thương cho số phận bi thảm của người phụ nữ bất hạnh. Đây chính là tấn bi kịch trong một gia tộc phụ quyền dưới xã hội cũ.
* Thân bài.
	1. Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
	Nhân vật Vũ Nương là người con gái bạc mệnh đáng thương có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Trong truyện, tác giả đặt nhân vật vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để nhằm bộc lộ tính cách tốt đẹp của nàng.
	Nàng hoàn hảo ngay ở tuổi dậy thì. Nguyễn Dữ giới thiệu về nàng chỉ bằng vài nét mà gợi tả đầy đủ: “ Tính tình thuỳ mị, nết na, có tư dung tốt đẹp”. “Thuỳ mị” là sự dịu dàng, hiền hậu, biểu hiện ở nét mặt, cử chỉ, cách nói năng; “nết na” là tốt nết, dễ mến; còn “tư dung tốt đẹp” tức là vẻ đẹp cân đối hài hoà của người con gái đang độ tươi thắm nhất tuổi trăng tròn. Chỉ qua vài nét chấm phá ấy, người đọc cũng có thể hình dung cô gái Vũ Thị Thiết khi ấy đẹp người đẹp nết đến mức khó có thể miêu tả bằng bút mực. Nàng là một cô gái hoàn hảo của làng quê. Một bông hoa đầy hấp dẫn giữa vườn biếc và chính sự hoàn hảo ấy mà Trương Sinh tuy có “mến về dung hạnh” song cũng dám bỏ ra một trăm lạng vàng “mua” nàng về làm vợ. Đây là cuộc hôn nhân “không môn đăng hộ đối”.
	Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương cũng tỏ ra một người vợ rất mực hoàn hảo. Mặc dù Trương Sinh “có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức” nhưng nàng “cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà”.
	Sống giữa thời loạn, Trương Sinh phải đi lính. Trong buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương rót chén rượu đầy tiễn chồng, nói những lời khiến mọi người phải ứa lệ. Lời nói thể hiện rất rõ tình cảm ân tình, đằm thắm với chồng, đặc biệt thể hiện khát vọng hạnh phúc vô bờ của một người phụ nữ bình dị: không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được bình an trở về “chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về; mang theo hai chữ bình yên; thế là đủ rồi”; cảm thông sâu sắc với nỗi khổ mà người chồng ra đi sẽ phải chịu đựng “việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có,”; thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của mình “tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng; thổn thức tâm tình, thương người đất thú, sợ không có cánh hồng bay bổng”.
	ở lại quê nhà Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận được một tuần nàng sinh con trai đặt tên là Đản, nàng nuôi con một mình. Cách chăm sóc mẹ chồng của nàng thật cảm động. Mẹ già đau ốm “nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất chính là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng: “Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được. Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tốt tươi, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Mẹ mất, qua lời khẳng định của tác giả “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nàng đã xoá được ngăn cách, quan niệm mẹ chồng nàng dâu đã tồn tại bấy lâu nay trong dân gian. Và khi bị nghi oan nàng sẵn sàng chết để giữ gìn phẩm tiết trong sạch. Vũ Nương xuất hiện với ba con người tốt đẹp: dâu hiếu thảo, vợ đảm đang thuỷ chung, mẹ hiền đôn hậu. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
2. Thương cảm xót xa, với số phận nhỏ nhoi đầy oan khuất của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
	Nguyễn Dữ đã hoá thân vào cuộc đời nhân vật để cùng đau, cùng chia sẻ với cuộc đời số phận oan nghiệt của Vũ Nương. 
Nguyễn Dữ thương cảm cho nàng Vũ Nương gặp cảnh chiến tranh làm cho vợ chồng xa cách, hạnh phúc lứa đôi ngắn ngủi, nàng phải một mình nuôi con, một mình hầu hạ mẹ chồng lúc già cả, ốm đau, lo việc ma chay, chôn cất.
	Khi xa chồng, nàng nhớ chồng da diết. Tác giả mượn hình ảnh ước lệ của cảnh vật thiên nhiên để chỉ sự trôi chảy của thời gian, diễn tả nỗi khắc khoải mong nhớ của nàng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ cảm thông với nỗi đau khổ của người phụ nữ vừa ca ngợi tấm lòng thuỷ chung của họ.
	Khi giặc tan, Trương Sinh từ miền chinh chiến trở về, tưởng là niềm hạnh phúc gia đình được sum họp thoả niềm mong ước bấy lâu nay của nàng. Thế nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp chỉ vì chuyện cái bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói mà Trương Sinh “đinh ninh là vợ hư”. Chàng đã mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.
Khi bị chồng nghi oan, nàng một mực phân trần để chồng hiểu rõ mình. Nàng nói về thân phận mình: ”Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Nàng nói về tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng của mình: “Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Nàng cầu xin chồng đừng nghi oan: “Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Trong những lời nói ấy, Vũ Nương đã cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương hết lời phân trần nhưng Trương Sinh vẫn không tin, vẫn “mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi”. Ngay đến cái quyền được tự bảo vệ mình, nàng cũng không có. Hạnh phúc gia đình – “cái thú vui nghi gia nghi thất”, niềm khao khát của nàng đã tan vỡ. Tình yêu cũng không còn: “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Nguyễn Dữ đã đau cùng nỗi đau của nàng khi bị chồng nghi oan, ta thấy như tác giả đang khóc cùng Vũ Nương khi bày tỏ niềm khát khao hạnh phúc gia đình, phân trần cho tấm lòng trong trắng của mình với chồng.
	Mọi cố gắng của Vũ Nương đều trở thành vô ích, nàng phải tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong trắng, mượn nước sông để rửa sạch tiếng nhuốc nhơ oan ức. “ Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông co linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh sạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới nước xin làm mồi cho tôm cá, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than như một lời nguyền, xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch, giá trong của nàng, của một “kẻ bạc mệnh” đầy đau khổ. Hành động tự trẫm mình của nàng là một hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Theo lời nguyền ấy ngay sau khi Vũ Nương trẫm mình bên bến Hoàng Giang nàng được đức Linh Phi cứu giúp và như vậy là nàng trong sáng thủy chung. 
	Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những được bênh vực, chở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lí; chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ miệng còn hơi sữa và vì sự hồ đồ, vũ phu của anh chồng ghen tuông mà đến nỗi phải tự kết liễu cuộc đời mình.
	Tác giả xót xa, thương cảm khi kể lại những oan ức của người phụ nữ và muốn được giải oan cho nàng bằng những chi tiết truyền kì ở cuối truyện. Tình tiết, Phan Lang gặp Vũ Nương tại bữa tiệc của Linh Phi, gửi hoa tai vàng và dặn chồng lập đàn tràng giải oan ở bến sông. Hình ảnh Vũ Nương “ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện” là những chi tiết hoang đường nhưng có giá trị tô đậm nỗi đau của người phụ nữ “bạc mệnh duyên hẩm” và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của Vũ Nương giữa dòng vọng vào “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” làm cho giá trị nhân đạo của truyện thêm bi thiết. Nỗi oan của Vũ Nương được giải nhưng âm – dương cách trở, nàng chẳng thể trở về dương gian, chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ nữa. Các chi tiết kì ảo đó có ý nghĩa rất lớn: Trước hết, nó làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương, một con người dù đã về thế giới bên kia vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự. Đặc biệt, nó tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Tất cả chỉ là ảo ảnh, là một chút an ủi cho người bạc phận, hạnh phúc thực sự đâu còn có thể làm lại được nữa. Và chàng Trương thế tất vẫn phải trả giá cho hành động “phũ phàng” của mình. Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo này. Và điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong chế độ phong kiến. Từ thân phận cay đắng của Vũ Nương, tác giả cho ta thấy trong chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ bị rẻ rúng, bị ruồng rẫy, ức hiếp đến cái chết đầy oan ức.
* Kết bài.
	“Chuyện người con gái Nam Xương” khẳng định nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Đây là một áng văn hay, thành công về mặt dựng chuyện, dựng nhân vật, kết hợp cả tự sự, trữ tình và kịch.
( Hoặc: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã khép lại, nhưng để lại trong lòng người đọc là sự rung cảm tiếc thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính hai nội dung đó là những phương diện nổi bật làm nên giá trị nhân đạo và đó cũng chính là cái tâm của Nguyễn Dữ gửi trong tác phẩm của mình.)
------------------------------
Hình ảnh Thuý Kiều qua 3 đoạn trích
“ Chị em Thuý Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
A/ Tìm hiểu ... g không đến chỗ không chấp nhận sự chăm sóc của cha. Khi ông Sáu gắp cho cái trứng cá, “nó liền lấy đũa soi vào chén để rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung toé cả mâm”. Tâm lí và thái độ ấy kéo dài suốt những ngày ông Sáu ở nhà. Cao hơn, khi bị đánh một cái thì tức giận bỏ về nhà bà ngoại, cố ý làm cho dây lòi tói khua rổn rảng.
Đánh giá: 
Phản ứng của Thu ngày càng quyết liệt, từ chỗ ngấm ngầm đến công khai mạnh mẽ. Phản ứng tâm lí như vậy là hoàn toàn tự nhiên. Chứng tỏ em là cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh. Đó là sự ngang ngạnh bướng bỉnh có lí vì em đâu biết lí do vết thẹo dễ sợ trên mặt cha. Em còn quá nhỏ nên không thể hiểu hết sự khắc nghiệt của chiến tranh, cái éo le của cuộc sống, em không được chuẩn bị để đón nhận tình huống bất thường. Sự phản ứng của em chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha sâu sắc. Trong trái tim ngây thơ, em chỉ có một người cha trong trong bức hình chụp chung với má chứ không chấp nhận người đàn ông khác.
Chi tiết cái thẹo rất đắt giá. Nó là tình huống để bộc lộ tình cảm cha con, khẳng định tính cách cứng cỏi bé Thu, và tố cáo chiến tranh đã tàn phá huỷ diệt ghê gớm con người.
+ Tình huống 2: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra người cha.
Chi tiết: 
Khi được bà ngoại giải thích, sự nghi ngờ được giải toả, nó thật sự ân hận, hối tiếc (nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn) nhưng đó cũng là phút ba nó phải ra đi.
Trong buổi sáng cuối cùng, thái độ và hành động của em đột ngột thay đổi hoàn toàn. Có 3 chi tiết đáng chú ý là tiếng gọi Ba, cử chỉ và lời dặn
Giữa lúc không ai ngờ, em cất tiếng gọi “Ba”, tiếng kêu như xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “Ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
Em có những cử chỉ bày tỏ tình cảm rất vội vàng, hối hả, ẩn chứa nội tâm: đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao, vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang tay ôm lấy cổ ba nó. Hai tay nó ôm chặt lấy cổ, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nó thật sự xúc động, cách thể hiện cũng thật mãnh liệt.
Đánh giá: 
Sự thay đổi ấy là nhất quán vì trong trí nhớ ngây thơ của em, cha đẹp lắm, vì bom đạn kẻ thù, cha mang sẹo trên mặt. Đó là một nỗi đau. Vậy mà em còn làm ba đau khổ thêm. Đến lúc em tỉnh ngộ, hối hận, muốn bộc lộ thì đã muộn. 
Lúc ấy, tình yêu nỗi nhớ người cha bị dồn nén bấy lâu bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt, xen lẫn hối hận. Tình yêu cha giờ đây càng nhân lên gấp bội vì em càng hiểu cha hơn, người cha không chỉ đẹp mà còn rất anh hùng. Trong tình yêu có cả niềm tự hào. Khi được chứng kiến, có người không cầm được nước mắt, còn người kể chuyện thì cảm thấy như có bàn tay ai nắm lấy trái tim mình.
a3- Qua đó, ta thấy tình cảm dành cho cha ở em thật sâu sắc, mạnh mẽ, cũng thật dứt khoát rạch ròi. ở Thu còn có nét cá tính là sự cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng em vẫn là đứa trẻ hồn nhiên ngây thơ của con trẻ. 
Qua diễn biến tâm lí của bé Thu, tác giả tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ, diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến trân trọng những tình cảm của trẻ. 
Có lẽ chính tình cảm đó sau này đã giúp Thu đã trở thành cô giao liên dũng cảm, xứng đáng với người cha anh hùng, với truyền thống của gia đình, quê hương. 
Đây là tình huống cơ bản của truyện. 
b/ Phân tích tình cảm sâu sắc của ông Sáu với bé Thu.
b1- Hoàn cảnh: 
Ông Sáu là ai? Một nông dân Nam bộ yêu nước, từng cầm súng đánh Pháp, đến 1954, ông không tập kết ra Bắc mà ở lại nằm vùng, tiếp tục kháng chiến chống Mĩ. Khi ông đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Khi ở rừng, đã nhiều lần ông nhắc vợ đưa con tới gặp nhưng không được.
b2- Phân tích: Tình thương con của ông bộc lộ qua 2 tình huống.
Tình huống 1: Khi ông về đến nhà và những ngày phép
Mới nhìn thấy con, ông đã vội vàng bước tới, kêu to, thấy con ngơ ngác không nhận, ông càng xúc động, vết sẹo đỏ lên giần giật, tay run run đưa về phía trước, miệng lập bậpĐến khi con bỏ chạy, ông hụt hẫng, đứng sững như trời trồng, mặt sầm lại, hai tay buông thõng như bị gãy, ông vô cùng thất vọng, đau đớn.
Trong những ngày phép: anh rất muốn gần con, mong được nghe một tiếng Ba từ miệng nó, đứa con gái duy nhất, nhưng không toại nguyện, chiến tranh mang đến cho ông nỗi đau thể xác thì giờ đây ông lại chịu nỗi đau tinh thần. 
Lúc chia tay, ông cố nén giọt nước mắt vì cách bộc lộ tình cảm mạnh mẽ của con Thu làm ông quá xúc động, nhưng niềm hạnh phúc lại quá ngắn ngủi.
Tình huống 2: Tình cảm của ông với con thể hiện tập trung sâu sắc khi ở khu căn cứ. ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu, mong nhớ con Thu vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp gửi món quà ấy cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Có 2 chi tiết chính: 
- Tâm trạng của ông: 
Nhớ lại những ngày ở bên gia đình, nhất là việc đã đánh con nóng vội và vô lí, ông bị nỗi day dứt ân hận ám ảnh suốt nhiều ngày. 
Nhớ như in lời dặn trong nước mắt, mong ước tha thiết của bé Thu: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”, nó nuôi dưỡng sức mạnh chiến đấu, nó thôi thúc ông nghĩ đến việc làm chiếc lược.
- Hành động: Khi tìm được khúc ngà, ông vô cùng vui sướng, ông dành hết tâm trí, công sức để làm cây lược:
+ Đập nhỏ vỏ đạn pháo làm thành cây cưa để làm lược.
+ “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “trên sống lược có khắc hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 
Tình thương con của ông thực không gì ngăn cản nổi, nó có sức mạnh biến cả sắt thép bom đạn thành kỉ vật. Chiếc lược ngà đã thành một vật qúi giá, thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận và chứa đựng và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha với đứa con xa cách. 
+ Nhưng rồi ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao lược cho con. Một tình cảnh đau thương, mất mát không thể bù đắp, tuy không một lời trăng trối nhưng ánh mắt của ông đã làm cho tình cha con càng thêm thêm sâu nặng thiêng liêng, nói lên tình cha con không thể chết. Người đồng chí của ông, chú Ba đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược đã trở thành biểu tượng cho tình cha con sâu nặng cao đẹp.
3/ Kết luận:
- Khẳng định vấn đề: Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình cha con và tình đồng chí trong những cảnh ngộ éo le, đặc biệt tình phụ tử sâu nặng cao đẹp của người chiến sĩ được miêu tả thật cảm động ở cả hai phía bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác; từ sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương trân trọng con người, tình người.
- Nhấn mạnh bằng cách nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề với đời sống: Truyện đề cao tình cảm muôn thuở có tính nhân bản bền vững, lại thể hiện trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nên càng cao đẹp, đáng trân trọng, nó tồn tại vĩnh hằng. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi chúng ta ghi nhớ thấm thía những nỗi đau mà chiến tranh mang lại là to lớn, không thể bù đắp.
-----------------------------
Bài tập nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Câu 1: Nói về vấn đề học tập, tục ngữ xưa có câu: “Không thầy đố mày làm nên”.
	Nhưng cũng lại có ý kiến cho rằng: “Học thầy không tày học bạn”.
	Theo em, hai ý kiến đó có mâu thuẫn và trái ngược nhau không? Hãy cho biết ý kiến của em về hai câu tục ngữ?
Gợi ý.
Về thực chất ta thấy hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn với nhau vì cùng nói về một vấn đề, đó là học tập.
Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau đưa đến cho người đọc nhận thức được cách học tập để có hiệu quả là học cả thầy lẫn bạn. Vì thực tế học thầy hay học bạn đều có thế mạnh, nhưng đồng thời cũng có những hạn chế riêng.
+ Học thầy có thẻ tiếp thu kiến thức, chính xác, có hệ thống. Thầy có nghiệp vụ sư phạm nên giảng dạy dễ hiểu, dễ nhớ.
+ Học thầy cũng có hạn chế vì thầy hơn tuổi trò, có địa vị xã hội khác nên có thể ngại hỏi thầy. Thời gian của thầy tiếp xúc với trò cũng có hạn nên không thuận tiện.
+ Bạn cùng lứa tuổi cùng suy nghĩ dễ thông cảm, cách nói của bạn cũng dễ hiểu. Nhiều bạn, có thể cùng một lúc học được nhiều kiến thức từ bạn.
+ Bạn cũng có người tốt, người xấu. Học bạn không có lập trường dễ sa ngã theo cái xấu.
Học thầy, học bạn nhưng quan trọng hơn cả là bản thân tự học, chủ động tiếp thu kiến thức. Học điều hay lẽ phải. Quan niệm về thầy “phải rộng”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” thì quá trình học sẽ đạt hiệu quả cao.
Câu 2: Suy nghĩ của em về đạo lí của dân tộc ta qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”? ( Hoặc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”).
Gợi ý.
1. Giải thích cách hiểu câu tục ngữ.
- ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ: uống nước ( hưởng thụ thành quả) và nguồn ( nguồn cội, nơi sinh ra, tạo ra thành quả).
- Nghĩa bóng của câu tục ngữ: quan hệ giữa người hưởng thụ với người tạo dựng.
- Lời khuyên: Được hưởng thành quả lao động do người khác để lại phải biết trân trọng, nhớ ơn.
	Đó là đạo lí biết ơn.
2. Vì sao phải biết ơn?
a. Mọi giá trị của cuộc sống mà ta được hưởng thụ đều do mồ hôi, công sức, xương máu của các thế hệ mà có. Đó là:
	- Những điều kiện vật chất.
	- Những sản phẩm tinh thần.
	- Độc lập, tự do của đất nước.
b. Biết ơn là truyền thống của dân tộc, là đạo lí của con người.
- Biết ơn là đạo lí gốc rễ của con người.
- Nhân dân ta coi trọng đạo lí biết ơn: thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với nước.
- Biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo.
3. Chứng minh về đạo lí đó trong xã hội ngày nay.
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa diễn ra sôi nổi có hiệu quả.
- Sự tôn vinh những người có công với nước, những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- ý thức trách nhiệm với người đã hi sinh vì nước trong phong trào “Đi tìm đồng đội”, quy tập mộ liệt sỹ.
- Phong trào diễn ra thường xuyên, được mọi tầng lớp, lứa tuổi ủng hộ.
- Phê phán thái độ vô ơn; sở dụng lãng phí cảu cải vật chất, tinh thần của người lao động; không biết trân trọng, giữ gìn vốn quý của dân tộc,
Câu 3: Ông cha ta thường nhắc nhở con cháu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Em suy nghĩ gì về lời răn dạy trong câu ca dao trên?
Gợi ý.
Giải thích ý nghĩa câu ca dao.
Giải thích hình ảnh so sánh núi Thái Sơn, nước trong nguồn để thấy câu ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ: bền vững, không vơi cạn.
Từ đó dẫn đến lời khuyên: làm con phải hiếu với cha mẹ à lời khuyên này rất thấm thía.
Vì sao phải có hiếu với cha mẹ?
Công lao của cha mẹ vô cùng lớn lao: công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ.
Đó là đạo lí của con người muôn thuở.
Đó là truyền thống của dân tộc.
Ta phải làm gì để giữ được đạo hiếu.
Khi còn nhỏ: lễ phép, vâng lời, ngoan ngoãn, chăn chỉ học hành.
Khi lớn: kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, chăm sóc đến tình cảm của cha mẹ.
Phê phán những hiện tượng sai trong đạo là con của một số người.
Bàn luận chữ hiếu trong thời đại mới.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_hay_on_thi_ngu_van_9.doc