Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở

Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở

I. LUYỆN ĐỌC:

* DÀNH CHO HỌC SINH NGƯỜI KINH

1. Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu trong các từ ngữ sau:

a. Phụ âm tr/ ch:

 - tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự, trào lưu, trần gian, trình độ.

- chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, lựa chọn, chan chứa, chí chóe, chậm chạp.

b. Phụ âm đầu s/ x:

- sáng tạo, sản sinh, sang trọng, sục sôi, sung sướng, sỗ sàng, sắc sảo, sững sờ.

- xì xào, xương xẩu, xó xỉnh, xun xoe, xoen xoét, xuề xòa, xoắn xuýt.

c. Phụ âm đầu l/ n:

- la hét, lo liệu, lẫn lộn, lươn lẹo, lúng liếng, lo lắng, lung lay.

- nao núng, não nùng, ăn năn, áy náy, não nuột, não nề.

d. Phụ âm r/ d/ gi:

- rừng rực, rùng rợn, rầm rập, rì rào, rập rạp, rải rác, rắc rối, rủi ro.

- duyên dáng, dễ dàng, dìu dặt, dần dà, dồi dào.

- giác ngộ, giai cấp, giặc giã, giữ gìn, giám sát, gia đình.

* DÀNH CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ:

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Ngữ văn địa phương trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Yên Bái
Nguyễn Hiền Lương chủ biên và biên soạn phần Văn, Tập làm văn
Đỗ Thị Ngọc Trâm biên soạn phần Tiếng Việt
 _______________________________________
tài liệu ngữ văn địa phương
trung học cơ sở
Dùng cho học sinh THCS tỉnh yên bái
Yên Bái tháng 12- 2007
Mục lục
TT
nội dung 
thời gian
trang
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 6
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
Bài 1
Bài 2
Bài 3
Bài 4
Bài 5
- lời nói dầu
- Nội dung dạy học
Lớp 6
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn( không có quy tắc viết) 
- Văn - Tập làm văn : Sinh hoạt văn hoá dân gian Yên Bái 
- Văn- Tập làm văn : Di tích, danh thắng Yên Bá 
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các phụ âm đầu( có quy tắc viết) 
- Văn - Tập làm văn: Tổng hợp kết quả sưu tầm văn hoá dân gian Yên Bái. Tổng kết văn hoá dân gian Yên Bái. 
- Văn - Tập làm văn : Truyện cổ dân gian Yên Bái 
Lớp 7
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần có các nguyên âm dễ mắc lỗi. 
- Văn- Tập làm văn: Ca dao- dân ca Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Thành ngữ, tục ngữ Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Tổng hợp kết quả sưu tầm văn học dân gian Yên Bái. Tổng kết văn học dân gian Yên Bái. 
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các dấu thanh và vần có các nguyên âm dễ lẫn. - Văn- Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn biểu cảm về văn học dân gian Yên Bái. 
Lớp 8
- Tiếng Việt- Rèn luyện chính tả: Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở Yên Bái về các vần khó, có các nguyên âm, phụ âm cuối và bán nguyên âm cuối dễ lẫn. 
- Văn học: Văn học viết Yên Bái trước 1975. Tác phẩm " Đại Đồng phong cảnh phú" ( Nguyễn Hãng), Nhà văn Hoàng Hạc. 
- Tập làm văn: Luyện tập viết văn bản thuyết minh về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam- thắng cảnh Yên Bái 
- Văn - Tập làm văn: Tìm hiểu những vấn đề nhật dụng ở địa phương. Luyện tập viết thành văn bản về một trong những vấn đề đó. 
- Tiếng Việt: Tìm hiểu quy tắc viết hoa trong tiếng Việt và chữa lỗi viết hoa cho học sinh Yên Bái. 
Lớp 9
- Văn học:Văn học viết Yên Bái từ 1975 đến nay.Truyện " Kỉ vật cuối cùng" của Hà Lâm Kì, Bài thơ " Đêm Mường Lò" của Vũ Quý 
- Tiếng Việt: Sưu tầm, tìm hiểu một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, họ hàng thân thích và các từ xưng hô, cách xưng hô đang được sử dụng ở Yên Bái. 
- Tập làm văn: Luyện tập viết bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. 
- Tiếng Việt- Từ ngữ địa phương: Sưu tầm, tìm hiểu từ ngữ địa phương chỉ các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất...đang được sử dụng ở Yên Bái. 
- Tập làm văn: Trả bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở địa phương. Tổng kết về văn học viết Yên Bái. 
- ôn tập, tổng kết
- phụ lục
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
2 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
2 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
1 tiết
2
4
9
14
24
26
29
38
41
46
50
52
54
58
60
70
73
78
82
93
95
98
101
 103
 bài 1 - 1 Tiết 
Rèn luyện chính tả:
________________________
Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các cặp phụ âm đầu dễ lẫn ( không có quy tắc viết)
Kết quả cần đạt:
- Đọc đúng và viết đúng các cặp phụ âm đầu: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi.
- Học sinh dân tộc thiểu số vùng cao đọc đúng và viết đúng các cặp phụ âm đầu: l/đ; k/kh; r/s; đ/d
- Nắm được nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục các lỗi đó.
I. luyện đọc:
* Dành cho học sinh người kinh
1. Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu trong các từ ngữ sau:
a. Phụ âm tr/ ch:
 - tra xét, trầm tĩnh, trại giam, trơ trụi, trợ cấp, trách nhiệm, trật tự, trào lưu, trần gian, trình độ...
chặt chẽ, chắc chắn, chắt lọc, lựa chọn, chan chứa, chí chóe, chậm chạp...
b. Phụ âm đầu s/ x:
sáng tạo, sản sinh, sang trọng, sục sôi, sung sướng, sỗ sàng, sắc sảo, sững sờ...
xì xào, xương xẩu, xó xỉnh, xun xoe, xoen xoét, xuề xòa, xoắn xuýt...
c. Phụ âm đầu l/ n:
la hét, lo liệu, lẫn lộn, lươn lẹo, lúng liếng, lo lắng, lung lay...
nao núng, não nùng, ăn năn, áy náy, não nuột, não nề...
d. Phụ âm r/ d/ gi:
rừng rực, rùng rợn, rầm rập, rì rào, rập rạp, rải rác, rắc rối, rủi ro...
duyên dáng, dễ dàng, dìu dặt, dần dà, dồi dào...
giác ngộ, giai cấp, giặc giã, giữ gìn, giám sát, gia đình...
* Dành cho học sinh người dân tộc thiểu số:
2.Đọc và phát âm đúng các cặp phụ âm đầu trong các từ ngữ sau:
a. Phụ âm l/đ:
	- tiểu liên, tờ lịch, liêm khiết, bay liệng, linh thiêng, liều lĩnh, loạn lạc, líu lo, lãng đãng, lêu đêu...
	- đo lường, đóng góp, đong đưa, đón tiếp, đói rách, độc đoán, đối chiếu, đông đảo..
b. Phụ âm k/ kh:
	- kéo co, kẻ cắp, keo sơn, kế hoạch, kêu gọi, đoàn kết, kèn cựa, kêu ca, keo kiệt, kết quả...
	- kháng cự, khéo tay, khảo cứu, khảnh ăn, khánh thành, khẩn trương, khẳng định, khật khưỡng...
c. Phụ âm r/s:
	- rung rinh, rên rẩm, reo hò, rét mướt, rèn luyện, riêng biệt, rì rầm, rõ ràng, rả rích, ríu ra ríu rít, rù rà rù rờ...
	- sung sướng, sững sờ, sùng sục, sửa sang, sửng sốt, suồng sã, sượng sùng, sướt mướt..
d. Phụ âm đ/d:
	- đủng đỉnh, đầy đặn, đậm đà, đằm thắm, đau đớn, đất đai, đắt đỏ, đưa đẩy...
- dềnh dàng, dân giã, dẻo dai, dễ dàng, dạt dào, dập dềnh, dậm doạ, dãi dầu, dỗ dành, dồi dào..
II. luyện tập:
* Dành cho học sinh người kinh:
1. Điền ch/tr; s/x; l/n; r/d/gi vào chỗ trống trong các từ ngữ sau:
....ái cây, ....ờ đợi, ....uyển chỗ, ....ải qua, ....ôi chảy, ....ơ trụi, nói ....uyện, chương ....ình, ....ẻ tre.
....ấp ngửa, sản ....uất, ....ơ sài, bổ ....ung, ....ung kích, ....ua đuổi, ....uất hiện, chim ....áo, ....âu bọ.
....ạc hậu, nói ....ăng, gian ....an, ....ết na, ....ương thiện, ruộng ....ương, ...ỗ chỗ, lén ....út, bếp ....úc, ...ỡ làng.
....ũ rượi, ....ắc rối, ....ảm giá, giáo ....ục, rung ....inh, rùng ...ợn, ....ang sơn, ....ao kéo, ....ao kèo, ....áo mác.
2. Điền tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Điền tr/ch:
....ị tôi đứng ....ải tóc ....ước tấm gương ...eo ....ên tường.
....úng tôi phải đăng kí tạm ....ú tại ....ụ sở ủy ban với phó ....ủ tịch, vì ông phụ ....ách luôn cả công tác hộ khẩu ....ong thời gian đồng ....í công an đi học ....ên huyện.
b. Điền s/x:
Vốn người ....ông ....áo, với khẩu ....úng trường trong tay, một mình anh đã ....ục .... ạo ....uốt buổi chiều khu vực từ bìa rừng vào ....âu tận hang đá.
Nghe ....ong câu chuyện ....ót ....a về con người ...ấu ....ố ấy, anh đã ....ốt ....ắng giúp chị một ....ố tiền đủ ....ắm ....ửa ít thứ cần thiết và lo tàu ....e về lại làng quê.
c. Điền l/n:
Với tâm trạng u uất ....ặng ....ề, anh đã ....ặng ....ẽ ra đi.
Chòm sao ....ấp ....ánh phía ....am là chòm Thần Nông.
d. Điền r/d/gi:
Bom ....ơi đạn ....éo, ....eo chết chóc khắp xóm làng.
Vì nó ....ắt trâu qua đây, lại ....ắt thêm một con ....ao vào lưng cho nên công việc trở nên ....ắc ....ối.
3. Tìm các từ láy có các cặp phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ ch; s/x; l/n; r/d/gi ( mỗi cặp phụ âm tìm 4 từ). Ví dụ: chi chít, chung chiêng...
4. Tìm các phụ âm đầu viết sai chính tả trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a. Phụ âm tr/ch:
	- Mấy đứa chẻ con mình chần chùng chục, đầu chọc, người chòn xoay, đang chượt dốc ở đầu xóm.
	- Tròi đứng đó chên đồi cỏ chanh, bốn bề chống chải, một chiếc trõng che nằm chơ chọi trong góc tròi phía bên chái.
b. Phụ âm s/x:
	- Sao sáng xoi rọi mặt nước xóng xánh trong làn xương xớm.
	- Sức khoẻ anh Sửu xút kém so với trước nhiều, xuy xụp không xao gượng được.
c. Phụ âm r/d/gi:
	- Bìa dừng lửa cháy dừng dực, gío dít dùng dợn, chẳng ai giám xông vào. Mọi người chỉ đứng nhìn, nước mắt dưng dưng. Có người khóc dưng dức, tiếc dẻ bao nhiêu của cải một vùng giàu có bỗng dưng phút chốc hoá gia tro.
d. Phụ âm l/n:
	- Muốn xây dựng đất lước phồn vinh mọi người phải nàm việc với lăng suất cao, phải luôn tôn trọng pháp nuật, góp phần giữ gìn trật tự an linh mọi nơi, mọi núc.
* Dành cho học sinh người dân tộc thiểu số:
1. Điền l/đ; k/ kh; r/s; d/đ vào chỗ trống trong các từ sau:
a. ...inh cảm, ...íu ríu,...oài người,...ất sét, ...ầu bài, ...oại hình, ...oăng quăng, ...oanh quanh, ...ầu độc.
b. ...ĩ thuật, ...ịch bản, ...iêm tốn, ...úc mắc, ...ung cửi, ...ích thước, ...iến thiết, ...iêu căng, ...ung cảnh, ...uỵ ngã.
c. ...iêng tây, ...õ ...ệt, ...ình mò, ...õng ...oài, ...ố hạng, ...ộng lớn, ...ỗng không, ...óng đôi, ...ổ ...ách, ...ỗi ...ãi.
d. ...u lịch, ...ùi đục,...óng khung,...ộc hại, ...ời sống,....ung ....ịch, ...uy vật, ...ũng tướng, ...ói rách,....ón ....ưa.
2.Điền l/đ; k/kh; r/s; đ/ d vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Điền l/đ:
	- Mặt hồ ...ong ....anh dưới ánh....iện sáng ...ung ...inh trông thật....ẹp.
	- Cánh ...ồng ....úa trải dài theo con ....ường....àng rộng mênh mông bát ngát.
b. Điền k/kh:
	- ....ia là anh ....ương, một con người vừa.... iên quyết vừa ....ôn ...éo.
	- Con gấu bước đi....ệnh khạng bởi người nó to béo quá. Những ...ối thịt ở vai, ở lưng....ềnh ra trông thật ...ủng ....iếp.
c. Điền r/s:
	- Gió thổi...ì ...ào, mưa ...ả...ích....uốt đêm.
	- Những chiếc lá đang ....un....ẩy....ung ....inh trước gió như ...ợ hãi vì ....ắp phải lìa cành.
d. Điền đ/ d:
	- Bên cạnh ....ường cái lớn, ven ....ồi, có một....ơn vị bộ...ội mới chuyển ....ến.
	- Chúng em ...ễ ...àng nhận biết....ược...âu là các chú công an, ....âu là các chú bộ ...ội qua trang phục của họ.
3. Tìm các từ láy có các cặp phụ âm: l/đ, k/kh, r/s, đ/d ( mỗi cặp phụ âm tìm khoảng 4 từ). Ví dụ: lêu đêu...
4. Tìm các phụ âm đầu viết sai lỗi chính tả trong các câu sau và chữa lại cho đúng:
a. Phụ âm l/đ:
	- Trên đầu đương, mấy con chim đang rỉa đông cánh, hót đíu đo.
	- Súng tiểu điên là đoại vũ khí có từ đâu đắm rồi.
b. Phụ âm k/kh:
	- Lớp chúng tôi rất đoàn khết, không có ai khéo bè khéo cánh.
	- Mẹ em rất kéo tay. Mẹ khết tóc cho em thật đẹp mỗi khi em đến trường.
c. Phụ âm r/s:
	- Mỗi khi kết thúc giờ học, được ra chơi, cả lớp em síu sa síu sít chuyện trò rất sôm sả.
	- Bị điểm kém, bạn Sơn mặt buồn sười sượi, nước mắt sưng sưng.
d. Phụ âm đ/d:
	- Buổi chiều, khi đã ăn no, đàn bò dủng dà dủng dỉnh theo nhau về làng.
	- Chị gái em rất dỏng dảnh nhưng lại cứ chê em là dỏng dảnh.
III. Viết chính tả nghe - đọc 
( Dành cho cả hai đối tượng học sinh người Kinh và người dân tộc thiểu số ).
Đến trường
	Sáng nay, em dậy sớm, sắp xếp lại bộ sưu tầm của môn sinh học, soát lại các bài tập, sửa soạn sách vở cho vào cặp rồi sang rủ bạn Sửu ở đầu xóm đi học. Đường đến trường em rất đẹp. Hai bên đường trồng phượng và lựu, mùa hè hoa nở đỏ rực. Chúng em vừa đi vừa nói chuyện rôm rả, luyên thuyên hết chuyện nọ sang chuyện kia như những chú khướu lắm điều. Tiết trời buổi sớm thật tuyệt, không khí trong lành, mát mẻ. Chẳng mấy chốc, ngôi trường xinh xắn đã hiện ra. Hai dãy nhà xây song song mới sửa sang, sơn màu xanh dịu, trông thật đẹp mắt. Trên sân trường, dưới bóng cây bàng, học sinh xúm xít nô đùa, ríu rít như bầy chim sáo vô tư.
III. Lập sổ tay chính tả:
	- Học sinh người Kinh sưu tầm các từ ngữ có các cặp phụ âm đầu dễ lẫn: tr/ch; s/x; l/n; r/d/gi và ghi vào sổ tay chính tả.
	- Học sinh người dân tộc thiểu số sưu tầm các từ ngữ có các cặp phụ âm đầu: l/đ; k/kh; r/s; đ/d và ghi vào sổ tay chính tả.	
c. Những từ ngữ chỉ thời gian - vị trí thì viết "tr", chỉ ý phủ định thì viết "ch":
- Chỉ thời gian - vị trí: trước, trong...
 bài 4- 1 Tiết 
Tiếng Việt
Rèn luyện chính tả ( tiếp)
Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các
 phụ âm đầu ( có quy tắc viết )
Kết quả cần đạt:
- Nắm được quy tắc viết các phụ âm đầu tiếng Việt được thể hiện bằng nhiều con chữ khác nhau: c/k/q; g/gh; ng/ ngh.
- Viết đúng các phụ âm đầu ấy.
I. luyện đọc: 
1. Đọc các từ ngữ có các phụ âm c/k/q; ng/ngh; g/gh dưới đây:
	a. cong queo, cung kính, càn quét, càn quấy, cáu kỉnh, cặp kè, cấm kị, cần kiệm, cần kíp, cập kênh, câu kết, cửa kính, kết cấu, cựa quậy, kém cạnh, kiện cáo, kèn cựa, kém cỏi, kẽo cà kẽo kẹt, kết quả, kiêu căng, kính cẩn...
	b. ngành nghề, ngặt nghèo, ngấp nghé, ngấu nghiến, nghe ngóng, nghẹn ngào, ngạo nghễ, nghêng ngang, nghênh ngáo, nghễnh ngãng, nghệnh ngạng, nghềnh ngàng...
	c. gai góc, ghê gớm, gần gũi, gán ghép, ganh ghét, ghé gẩm, gói ghém, gớm ghiếc, ganh ghẻ, gắng gỏi, gầy gùa, gượng gạo, gan góc, gập ghềnh, gồng gánh, gùn ghè, gửi gắm...
2. Cách đọc các phụ âm:
	Em có nhận xét gì về cách đọc các chữ cái c/ k/ q trong các từ ở phần a; các chữ ng/ ngh trong các từ ở phần b; các chữ cái g/gh trong các từ ở phần c ?
3. Cách viết các phụ âm:
	 Quan sát kĩ các từ ngữ ở phần 1.a, b, c, em có nhận xét gì về cách viết của các phụ âm ( cờ, ngờ và gờ ) ? Cách viết này có theo quy tắc không ? Quy tắc ấy cụ thể như thế nào ?
Ghi nhớ:
1.Phụ âm “ cờ”, phụ âm “ gờ” và phụ âm “ ngờ” được viết bằng các con chữ khác nhau. Phụ âm “ cờ” được viết bằng ba con chữ “ c”, “ k”, “ q”. Phụ âm “ gờ” được viết bằng hai con chữ “ g”, “ gh”. Phụ âm “ ngờ” được viết bằng hai con chữ “ ng”, “ ngh”.
2.Các phụ âm này đều có quy tắc viết:
* Phụ âm “ cờ”:
- Được viết là “ k” khi nó đứng trước các nguyên âm “ i, e, ê, iê”.
- Được viết là “ q” khi nó đứng trước âm đệm được viết là “ u”.
- Được viết là “ c” trong những trường hợp còn lại.
* Phụ âm “ gờ” và “ ngờ”:
- Được viết là “ gh” và “ ngh” khi nó đứng trước các nguyên âm “ i, e, ê, iê”.
- Được viết là “ g” và “ ng” trong những trường hợp còn lại.
II. luyện tập:
1. Điền các phụ âm đầu phù hợp vào chỗ trống trong các từ ngữ sau và lý giải tại sao lại như vậy?
a. Điền c/k/q:
....ồng ....ềnh, ....uống ....uýt, ....ì .... uặc, ....éo bè ....éo ....ánh, ....ái ....ét sắt, ....uanh co, ....uảng ....áo, ....uống ....à ....ê, ....uẩn ....uanh, ....on ....à ....on ....ê, ....ính ....oong, ....uay ....uồng, ....uay ....óp, ....ệch ....ỡm.
b. Điền ng/ngh:
....ả ....iêng, ....ắm ....ía, ....ẫm ....ĩ, ....ẹn ....ào, ....ất ....ểu, ....ặt ....ẽo, ....iêm ....ặt, ....ịch ....ợm, ....úng ....uẩy.
c. Điền g/gh:
...ê ....ớm, ....ắng ....ượng, ....ập ....à ....ập ....ềnh, ....ửi ....ắm, ....ần ....ũi, ....ai ....óc, ....ây ....ổ, ....ật ....à ....ật ....ù.
2. Điền các phụ âm đầu phù hợp vào các câu sau:
a. Điền c/k/q:
- ...ây bút thần là truyện ....ổ tích về nhân vật....ó tài năng ....ì lạ. Truyện thể hiện....uan niệm của nhân dân về ....ông lí xã hội.
- Tiếng ....uang gánh....ẽo ....à....ẽo....ẹt của những người đi chợ nghe rất vui tai.
b. Điền g/ gh:
- Bạn Nam hay thức khuya nên hôm nào đi học cũng ....ật ...à.....ật ....ù. Có lúc chân ....ếch lên ...ế, mặt ...ục xuống bàn, ngáy o o.
- Con đường vào hẻm núi khá ....ê sợ, vừa ....ập....à...ập...ềnh lại lắm ....ai ...óc ở hai bên.
c. Điền ng/ ngh:
- Gió thổi mạnh , cây cối...ả....iêng, mưa xối xả. Nhiều ....ười sợ....ập, không dám ...ủ, đi ra đi vào....ắm....ía trời đất, ....e ....óng xung quanh.
- Bạn ....uyên diễn kịch, đóng ....ười say, cái đầu cứ....ật ....à.....ật ....ưỡng, chân tay cứ....úng ....a...úng....uẩy lúc ....iêng bên này, lúc ....ả bên kia, trông thật buồn cười.
3. Tìm các từ láy có các phụ âm c/k/q; g/gh; ng/ngh:
( Mỗi phụ âm tìm khoảng 4 đến 6 từ).
III. sưu tầm từ ngữ vào sổ tay chính tả:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm các từ ngữ có các phụ âm c/k/q; g/gh; ng/ ngh.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 6 SUA.doc