Tài liệu ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9

Tài liệu ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9

TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9/2

A .NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9.

 I. Phần văn bản.

1.Văn bản nghị luận hiện đại:

- Đọc kỹ 3 bài văn bản: Bàn về đọc sách – Chu Quang tiềm ; Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Nêu được nội dung nghệ thuật.

2. Văn học hiện đại Việt Nam:

a. Thơ hiện đại:

- Học thuộc phần tác giả: Chế Lan Viên, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương,

- Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên.

b. Truyện hiện đại:

Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi.

 II. Phần Tiếng Việt:

1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Cho ví dụ

2.Thành phần biệt lập là gì ? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại

3.Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn

4.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? viết đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì

5.Nắm khái niệm các từ loại, vận dụng để nhận biết

6. Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần

III.Phần tập làm văn:

- Nắm được một số phép lập luận trong văn nghị luận như: phân tích, tổng hợp. Học ghi nhớ.

- Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học ( Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.)

- Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có liên kết .

 

doc 22 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn học Ngữ văn khối lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP NGỮ VĂN 9/2
A .NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9. 
 I. Phần văn bản.
1.Văn bản nghị luận hiện đại: 
- Đọc kỹ 3 bài văn bản: Bàn về đọc sách – Chu Quang tiềm ; Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi; Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan. Nêu được nội dung nghệ thuật. 
2. Văn học hiện đại Việt Nam:
a. Thơ hiện đại: 
- Học thuộc phần tác giả: Chế Lan Viên, Thanh Hải, Viễn Phương, Hữu Thỉnh, Y Phương, 
- Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các bài thơ Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu, Nói với con của các tác giả trên. 
b. Truyện hiện đại: 
Học thuộc lòng và nắm được nội dung, nghệ thuật các, Bến quê, Những ngôi sao xa xôi. 
 II. Phần Tiếng Việt:
1.Thế nào là thành phần khởi ngữ ? Cho ví dụ
2.Thành phần biệt lập là gì ? Có mấy thành phần biệt lập, nêu khái niệm? Cho ví dụ mỗi loại
3.Nêu các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
4.Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? viết đoạn văn có sử dụng hàm ý và cho biết đó là hàm ý gì
5.Nắm khái niệm các từ loại, vận dụng để nhận biết
6. Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần
III.Phần tập làm văn:
- Nắm được một số phép lập luận trong văn nghị luận như: phân tích, tổng hợp. Học ghi nhớ.
- Phân biệt các kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tưởng đạo lí, nghị luận văn học ( Nghị luận thơ và nghị luận về tác phẩm truyện.) 
- Biết liên kết câu, liên kết đoạn văn trong văn bản đê viết được đoạn văn, bài văn mạch lạc có liên kết . 
HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM.
Tác phẩm - Tác giả
Thể loại và PTBĐ
HCST (xuất xứ)
Nội dung
Nghệ thuật
Những ngôi sao xa xôi
 Lê Minh Khuê
- Truyện ngắn.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Sáng tác năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt trên tuyến dường TS. 
- Tác phẩm được in trong tập truyện ngắn của Lê Minh Khuê, NXB Kim Đồng, Hà Nội 2001.
Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mĩ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của họ.
Sử dụng vai kể là nhân vật chính; cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung; nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc tinh tế, sắc sảo.
Bến quê- Nguyễn Minh Châu
- Truyện ngắn.
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Truyện ngắn thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương.
- Tác phẩm được in trong tập “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu năm 1985
Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gầngũi của cuộc sống của quê hương.
- Tạo tình huống nghịch lí; trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật; miêu tả tâm lí tinh tế; hình ảnh giàu tính biểu tượng; ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất suy tư.
BẢNG HỆ THỐNG HOÁ CÁC TÁC PHẨM THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Tác phẩm Tác giả
Thể thơ PTBĐ
 Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung cơ bản
Nghệ thuật
Con cò- Chế Lan viên
Thể thơ tự do - Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
- Được sáng tác 1962, in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967)
Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của mỗi con người.
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
- Hình ảnh biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí.
Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải
- Thơ 5 chữ
- Biểu cảm, miêu tả.
- Được viết vào tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Tác phẩm được in trong tập thơ “Thơ Việt Nam 1945- 1985” NXB-GD Hà Nội.
Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên và đất nước, thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời và ước nguyện chân thành góp mùa xuân nho nhỏ của đời mình vào cuộc đời chung, cho đất nước.
-Thể thơ 5 chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu chất nhạc và gắn với các làn điệu dân ca.
- Hình ảnh tiêu biểu, sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác và thay đổi cách xưng hô hợp lí.
Viếng lăng Bác - Viễn Phương
Thơ 8 chữ - Biểu cảm, miêu tả
- Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)
Niềm xúc động thành kính, thiêng liêng, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn đau xót của tác giả khi vào lăng viếng Bác
- Giọng điệu trang trọng, tha thiết, sâu lắng.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, giàu tính biểu tượng vừa gần gũi thân quen, vừa sâu sắc.
Sang thu- Hữu Thỉnh
Thơ 5 chữ - Biểu cảm, miêu tả.
-Viết vào năm 1977, được in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”
Cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ hạ sang thu, qua đó bộc lộ lòng yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương đất nước của tác giả.
- Dùng những từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc.
- Từ ngữ, hình ảnh gợi nhiều nét đẹp về cảnh về tình.
Nói với con- Y Phương
Tự do - Biểu cảm, miêu tả
- Sau 1975.
- In trong tập thơ “Việt Nam 1945- 1985”
Là lời tâm tình của người cha dặn con thể hiện tình yêu thương con của người miền núi, về tình cảm tốt đẹp và truyền thống của người đồng mình và mong ước con xứng đáng với truyền thống đó.
- Thể thơ tự do thể hiện cách nói của người miền núi, hình ảnh phóng khoáng vừa cụ thể vừa giàu sức khái quát vừa mộc mạc nhưng cũng giàu chất thơ.
- Giọng điều thiết tha trìu mến, lời dẫn dắt tự nhiên.
 I. Văn bản
Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
Văn bản 1: MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI
 - Nhan đề bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung.
Văn bản 2: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI - LÊ MINH KHUÊ
- Nhan đề Những ngôi sao xa xôi mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn hôn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của những nữ thanh niên xung phng trẻ tuổi chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Những nữ thanh niên xung phong như những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời. Phần cuối truyện ngắn, hình ảnh Những ngôi sao xuất hiện trong cảm xúc hồn nhiên mơ mộng của Phương Định - Ngôi sao trên bầu trời thành phố, ánh điện như những ngôi sao trong xứ sở thần tiên của những câu chuyện cổ tích.
Văn bản 3. “Bến quê”
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. Bởi vì, đây là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Nó vừa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc lại vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các hình ảnh trong truyện làm nổi bật chủ đề .
Nhan đề “Bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc được cô đúc qua nhan đề của tác phẩm.
NÓI VỚI CON
 	(Y Phương)
2. Dạng đề 5 hoặc7 điểm: 
* Đề 1 : Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương
* Gợi ý:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận xét sơ bộ về tác phẩm.
 b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật những ý cơ bản sau: - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương .
 + Cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. 
+ Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. 
=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. 
 - Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha.
 	+ Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương. 
 	+ Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. 
C. Kết luận: Khảng định tình cảm cha con vô cùng lớn lao trong tình yêu thương của quê hương.
. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm: 
*Đề 1 : Cảm nhận về bài thơ " Nói với con"của Y Phương.
 *Gợi ý:
 a. Mở bài: 
 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.
b. Thân bài: 
 - Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương
 - > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình. 
-> Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. 
 - Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình” và mong ước của người cha:
 + Đức tính cao đẹp của người đồng mình: 
 + Mong ước của người cha qua lời tâm tình.
 -> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.
 c. Kết bài:
 - Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước.
 - Suy nghĩ, liên hệ .
CON CÒ
Chế Lan Viên
2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
 * Đề 1: Cảm nhận của em về bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.
a. Mở bài: 
- Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. 
- Bài thơ “Con Cò” thể hiện khá rõ nét trong phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên. Hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.
b. Thân bài: 
- Cảm nhận chung về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh con cò (nguồn gốc và sáng tạo)
 + Thể tự do, các câu thơ có độ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu luôn biến đổi. 
 + Hình tượng ... , hở, hả,  Chúng thuộc loại tình thái từ.
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
T2 từ
Thán từ
Ba
Một
Năm
Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
Những
ấy, đâu
Đã, mới, đang
Của, nhưng, như, ở
Chỉ, cả ngay
Hả
Trời ơi
BT1/133. Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ. Chỉ ra các dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
b/ Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
->Trước nó có lượng từ: những
c/ Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.
-> Có thể thêm trước phần trung tâm lượng từ hoặc số từ.
BT2/133. Tìm phần trung tâm của các cụm từ, Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
a/ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
->Trước nó có phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ.
b/ Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính 
-> Trước nó có phó từ chỉ mức độ: vừa
BT3/133. Tìm phần trung tâm của các cụm từ , Chỉ ra những phụ đi kèm với nó.
	a/ Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
	->Trước nó có phó từ chỉ mức độ: rất
	b/ Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực.
	->Yếu tố phụ có thể thêm vào. Chẳng hạn : rất
I/. THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ THÀNH PHẦN PHỤ
 1. Lý thuyết 
* Thành phần chính: Là thành phần bất buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn.
- Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động đặc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? 
- Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
* Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết:
- Trạng ngữ: 
+ Vị trí: thường đứng ở đầu câu, nhưng có thể đứng ở giữa hoặc cuối câu.
+ Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân mục đích được diễn đạt ở nòng cốt câu.
+ Dấu hiệu hình thức đặc trưng: được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
- Khởi ngữ:
+ Vị trí: Thường đứng trước chủ ngữ.
+ Tác dụng: Nêu lên đề tài của câu.
+ Dấu hiệu: Có thể thêm quan hệ từ: về, đối với vào trước khởi ngữ. 
2. Bài tập: Phân tích thành phần của các câu sau:
a) Đôi càng tôi mẫm bóng 
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Sau một trống thúc vang đội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
(Băng Sơn, U tôi)
Chủ ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ 
Khởi ngữ
a 
Đôi càng tôi
mẫm bóng
b
Mấy người học trò cũ
nến sếp hàng dưới hiên, đi vào lớp
Sau một một hồi trống thúc vang cả lòng tôi 
c
Nó 
vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nói dối và độc ác
Còn tấm gương thủy tinh tráng bạc
CÂU ĐẶC BIỆT
- Câu đơn đặc biệt là gì ? (Câu không phân biệt được CN-VN-> câu đặc biệt) .
Tìm câu đặc biệt: 
 - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
	- Tiếng mụ chủ
b) Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi!
c) 
 Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về xứ xở thần tiên.
- Hoa trong công viên.
- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ trong một góc phố.
- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
Trả lời: câu đặc biệt
a, Tiếng mụ chủ
b, Một anh ..... 27 tuổi .
c, Những buổi tập quân sự .
CÂU GHÉP
1. Xác định câu ghép trong các câu sau.
a) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không phải ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một diều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b) Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. vết thương không sâu lắm, vào phần mền. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt đễ chịu.
c) Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. Ông thấy cái lăng ấy một phần như có ông.
d) Những nét hớn hở trên mặt người lái xechowtj duổi ra rồi bẳng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây.
e)- Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này! 
Anh thanh niên vừa vào, kéo lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách trả cho cô gái.
Bài 2: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép tìm được ở bài tập 1 là : 
a, Quan hệ bổ sung ,
b, Quan hệ nguyên nhân,
c, Quan hệ bổ sung ,
d, Quan hệ nguyên nhân,
TỪ TƯỢNG HÌNH TỪ TƯỢNG THANH
 Cho các từ sau: lộp bộp, róc rách, lênh khênh, thánh thót, khệnh khạng, ào ạt, chiếm chệ, đồ sộ, lao xao, um tùm, ngoằn ngoèo, rì rầm, nghêng ngang, nhấp nhô, chan chát, gập ghềnh, loắt choắt, vèo vèo, khùng khục, hổn hển.
 Em hãy xếp các từ trên vào 2 cột tương ứng trong bảng sau:
Từ tượng thanh
Từ tượng hình
- Lộp bộp, róc rách, thánh thót, ào ào, lao xao, rì rầm, chan chát, vèo vèo, khùng khục, hổn hển
- Lênh khênh, khệnh khạng, chếm chệ, đồ sộ, um tùm, ngoằn ngoèo, nghêng ngang, nhấp nhô, gập ghềnh, loắt choắt.
TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Từ ngữ địa phương: 
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
Biệt ngữ xã hội:
 - Biệt ngữ xã hội lµ nh÷ng tõ ng÷ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 * Ví dụ:
 - Ch¸n qu¸, h«m nay m×nh ph¶i nhËn con ngçng cho bµi kiÓm tra to¸n.
 - Tróng tñ, h¾n nghiÔm nhiªn ®¹t ®iÓm cao nhÊt líp.
 + Ngỗng: điểm 2
 + trúng tủ: đúng vào bài mình đã chuẩn bị tốt
 ( Được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên )
 *Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
 - ViÖc sö dông từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp .
- Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc 2 lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương đương để sử dụng khi cần thiết.
Tõ xÐt vÒ nghÜa vµ hiÖn t­îng chuyÓn nghÜa cña tõ
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. NghÜa cña tõ: Lµ néi dung mµ tõ biÓu thÞ.
 	VÝ dô: Bµn, ghÕ, s¸ch
2. Tõ nhiÒu nghÜa: Lµ tõ mang s¾c th¸i ý nghÜa kh¸c nhau do hiÖn t­îng chuyÓn nghÜa. 
 	VÝ dô:
3. HiÖn t­îng chuyÓn nghÜa cña tõ:
a. C¸c tõ xÐt vÒ nghÜa: Tõ ®ång nghÜa, tõ tr¸i nghÜa, tõ ®ång ©m.
* Tõ ®ång nghÜa: lµ nh÷ng tõ cïng n»m trong mét tr­êng nghÜa vµ ý nghÜa gièng nhau hoÆc gÇn gièng nhau.
VD: xinh- ®Ñp, ¨n- x¬i
- Tõ ®ång nghÜa cã thÓ chia thµnh hai lo¹i chÝnh:
+ Tõ ®ång nghÜa hoµn toµn
VD: qu¶- tr¸i, mÑ- m¸
+ §ång nghÜa kh«ng hoµn toµn:
VD: khuÊt nói- qua ®êi, chÕt- hi sinh
* Tõ tr¸i nghÜa: Lµ nh÷ng tõ cã nghÜa tr¸i ng­îc nhau
VD: cao- thÊp, bÐo- gÇy, xÊu- tèt
* Tõ ®ång ©m: Lµ nh÷ng từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
VD: 
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
b, CÊp ®é kh¸i qu¸t nghÜa cña tõ: 
- NghÜa cña mét tõ ng÷ cã thÓ réng h¬n hoÆc hÑp h¬n nghÜa cña tõ ng÷ kh¸c.
- Mét tõ ng÷ ®­îc coi lµ cã nghÜa réng khi ph¹m vi nghÜa cña tõ ng÷ ®ã bao hµm ph¹m vi nghÜa cña mét sè tõ ng÷ kh¸c.
- Mét tõ ng÷ ®­îc coi lµ cã nghÜa hÑp khi ph¹m vi nghÜa cña tõ ng÷ ®ã ®­îc bao hµm trong ph¹m vi nghÜa cña mét tõ ng÷ kh¸c.
- Mét tõ ng÷ cã nghÜa réng ®èi víi nh÷ng tõ ng÷ nµy, ®ång thêi cã thÓ cã nghÜa hÑp ®èi víi mét tõ ng÷ kh¸c.
VD: §éng vËt: thó, chim, c¸
+ Thó: voi, h­¬u
+ Chim: tu hó, s¸o.
+ C¸: c¸ r«, c¸ thu
c, Tr­êng tõ vùng: Lµ tËp hîp cña nh÷ng tõ cã Ýt nhÊt mét nÐt chung vÒ nghÜa.
CÁC KIỂU CÂU
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
I. Câu đơn
II.Câu ghép
1. Đặc điểm của câu ghép
	- Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
	VD:	Gió càng thổi mạnh thì biển càng nổi sóng
	 C V C V
2. Cách nối các vế câu ghép.
* Có hai cách nối các vế câu:
	- Dùng các từ có tác dụng nối:
	+ Nối bằng một quan hệ từ: và, rồi, nhưng, còn, vì, bởi vì, do, bởi, tại .
	+ Nối bằng một cặp quan hệ từ: vì  nên (cho nên) ., nếu  thì ; tuy ... nhưng 
	+ Nối bằng một cặp phó từ (vừa  vừa ..; càng  càng ; không những  mà còn ; chưa  đã ; vừa mới  đã ), đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng) ( ai nấy, gì  ấy, đâu  đấy, nào. ấy, sao  vậy, bao nhiêu .bấy nhiêu)
	- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
3. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
	- Những quan hệ thường gặp: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
	- Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
III. Câu đặc biệt 
* Khái niệm: Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ, câu đặc biệt có cấu tạo là một từ hoặc cụm từ làm trung tâm cú pháp của câu.
	VD: Gió. Mưa. Não nùng.III. Biến đổi câu.
IV. Rút gọn câu.
	- Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn.
	- Câu rút gọn còn được dùng để ngụ ý rằng hành động, tính chất được nêu trong câu là của chung mọi người.
	-VD: Học, học nữa, học mãi. (Lê-nin)
V. Tách câu.
	- Khi sử dụng câu, để nhấn mạnh người ta có thể tách một thành phần nào đó của câu (hoặc một vế câu) thành một câu riêng.
	- VD: Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm. 
	(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
VI. Câu bị động.
	- Là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng bị hành động nêu ở vị ngữ hướng tới.
	- VD: Thầy giáo khen Nam. (Câu chủ động)
	Nam được thầy giáo khen. (Câu bị động)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAPLOP HOC KI IIHAY VA CHUAN.doc