Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn 9

Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn 9

PHẦN I: TIẾNG VIỆT:

I. Từ:

1. Từ loại: (Chủ yếu khai thác nội dung)

a. *Danh từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.

 * Cụm danh từ: - Cấu tạo;

b. * Động từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.

 * Cụm động từ: - Cấu tạo;

c. * Tính từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.

 * Cụm tính từ: - Cấu tạo;

Gợi ý: * Danh từ: Loại từ chỉ người, vật, hiện tượng, sự kiện

 Danh từ có hai bộ phận chính: danh từ riêng và danh từ chung.

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm CN trong câu. DT làm VN khi kết hợp với từ là. Nhóm từ bổ nghĩa cho DT gọi là định ngữ

 * Cụm danh từ: tổ hợp nhiiều từ có danh từ làm thành tố chính

 VD: Những học sinh lớp 9

 Lom khom dưới núi tiều vài chú

 * Động từ: Từ chỉ hành động, trạng thái nói chung

 ĐT thường kết hợp với: hãy, đừng, chớ ở phía trước

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu

 Nhóm từ bổ nghĩa cho ĐT gọi là bổ ngữ

 * Cụm động từ: Tổ hợp từ có động từ làm thành tố chính

 VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

 * Tính từ: Từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái

 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu

 Nhóm từ bổ nghĩa cho TT gọi là bổ ngữ

 * Cụm tính từ: Tổ hợp từ có tính từ làm thành tố chính

 

doc 25 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN.
PHẦN I: TIẾNG VIỆT:
I. Từ:
1. Từ loại: (Chủ yếu khai thác nội dung)
a. *Danh từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.
 * Cụm danh từ: - Cấu tạo;	
b. * Động từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.
 * Cụm động từ: - Cấu tạo;
c. * Tính từ: - Khái niệm; Cấu tạo; Chức vụ ngữ pháp cơ bản.
 * Cụm tính từ: - Cấu tạo;
Gợi ý: * Danh từ: Loại từ chỉ người, vật, hiện tượng, sự kiện
	 Danh từ có hai bộ phận chính: danh từ riêng và danh từ chung.
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm CN trong câu. DT làm VN khi kết hợp với từ là. Nhóm từ bổ nghĩa cho DT gọi là định ngữ
	 * Cụm danh từ: tổ hợp nhiiều từ có danh từ làm thành tố chính
	 VD: Những học sinh lớp 9
	 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 	 * Động từ: Từ chỉ hành động, trạng thái nói chung
	 ĐT thường kết hợp với: hãy, đừng, chớ ở phía trước
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
	 Nhóm từ bổ nghĩa cho ĐT gọi là bổ ngữ
	 * Cụm động từ: Tổ hợp từ có động từ làm thành tố chính
	VD: Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
 * Tính từ: Từ chỉ tính chất của sự vật, của hoạt động, trạng thái
	 Chức vụ ngữ pháp quan trọng nhất: làm VN trong câu
	Nhóm từ bổ nghĩa cho TT gọi là bổ ngữ
	 * Cụm tính từ: Tổ hợp từ có tính từ làm thành tố chính
2. Các phép tu từ phổ biến: 
a. So sánh: - Khái niệm; Cấu tạo; Dấu hiệu nhận biết; Tác dụng.
	- Nêu 4 bộ phận thực hiện phép so sánh (vế được so sánh; vế so sánh; cơ sở so sánh; từ dùng để so sánh) có thể 1 trong bốn yếu tố trên bị ẩn (Lấy VD)
	- Dấu hiệu nhận biết: thông qua từ so sánh: như, là, bằng
	- Tác dụng: làm hình ảnh sự vật giàu giá trị biểu cảm, trở nên cụ thể, gần gũi
b. Nhân hóa: - Khái niệm; Cấu tạo; Dấu hiệu nhận biết; Tác dụng.
c. Ẩn dụ, hoán dụ: - Khái niệm; Cấu tạo; Dấu hiệu nhận biết; Tác dụng.
vế được so sánh ẩn đi, chỉ còn vế so sánh
	 Muốn hiểu ẩn dụ phải đặt trong văn cảnh và suy ngẫm để tìm sự liên quan
	VD: Phân tích hình ảnh mặt trời ẩn dụ (Bác Hồ, em Akay, mặt trời chân lý=> điểm tương đồng với mặt trời: ánh sáng niềm tin, hi vọng)
d. Tương phản, chơi chữ: - Khái niệm; Cấu tạo; Dấu hiệu nhận biết; Tác dụng.
đ. Điệp ngữ: - Khái niệm; Cấu tạo; Dấu hiệu nhận biết; Tác dụng.
3. Sự phát triển từ vựng:
II. Câu
1. Các thành phần chính của câu; 
2. Biện pháp tu từ về câu
3. Các phương châm hội thoại
4. Thuật ngữ
5. Khởi ngữ
6. Các thành phần biệt lập
7. Nghĩa tường minh, hàm ý.
8. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
III. Luyện tập:
1. Phân tích giá trị biểu đạt của ngôn từ trong đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 .Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê hương – Tế Hanh)
2. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được dùng trong đoạn trích:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy đâu
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai”
 (Chinh phụ ngâm khúc)
3. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Người về chiếc bóng năm canh
 Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
 ( Nguyễn Du – Truyện Kiều”
4. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau ?
“ Nhà ai mới nhỉ, tường vôi mới
Thơm phức mùi tôm, nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi, khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong”
(Tố Hữu)
5. Chỉ và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“Cơm ngày hai bữa dọn bên hè
Mâm gỗ, muôi dừa, đũa mộc tre
Gạo đỏ, cà thâm, vừng giã mặn
chè xanh hãm đặc nướ vàng hoe”
(Bữa cơm quê - Đoàn Văn Cừ)
 Hướng dẫn
1. 	- Hình ảnh so sánh, nhân hóa: Chiếc thuyền/tuấn mã; cánh buồm/ mảnh hồn làng=> phù hợp có sức gợi hình, gợi cảm, biểu tượng.
	- Sử dụng hệ thống từ ngữ giàu giá trị gợi cảm, tạo thành trường nghĩa làm rõ hình ảnh trung tâm: chiếc thuyền dũng mãnh đầy sức sống(hăng, phăng, vượt, rướn)
	- Trình bày thành bài văn rõ ràng, đủ nội dung, bố cục
2.	- Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ: Thấy – thấy; ngàn dâu – ngàn dâu
	- Phân tích giá trị biểu đạt: nhấn mạnh, gây ấn tượng, gợi cảm xúc về trùng điệp, kéo dài, mênh mông: nhấn mạnh sự xa cách buồn nhớ. 
3.	- Chỉ ra biện pháp tu từ tương phản:
Trong hai câu: Người về/kẻ đi
Trong từng câu: Chiếc bóng/năm canh; Muôn dặm/ một mình
- Giá trị: chia đều thương nhớ, xa cách, cô quạnh giữa hai con người đáng thương trongcảnh biệt li.
4. 	- Chỉ ra biện pháp tu từ đảo trật tự cú pháp: Thơm phức mùi tôm (VN trước CN) nặng mấy nong (VN trước CN) ; ngồn ngộn sân phơi(VN lên trước CN)
	- Nhấn mạnh sự trù phú, đầy đủ, hạnh phúc ấm no của cuộc sống mới ở một vùng quê biển 
5. 	- Chỉ ra biện pháp tu từ liệt kê được sử dung đắc địa trong đoạn thơ
	- Dùng phép liệt kê, tác giả xếp liên tiếp các đồ dùng, món ăn trong bữa cơm của gia đình nông thôn Việt nam => Thể hiện nếp sống bình di, mộc mạc từ ngàn đời nay của dân quê, sự đạm bạc, ấm cúng của người lao động vất vả cùng sự chắt chiu, chịu thương, chịu khó của họ để trân trọng, cảm thông
PHẦN II:VĂN BẢN:
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả, tác phẩm chính từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
TT
Tác giả
Tác phẩm
Thế kỉ (năm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Lý Thường Kiệt
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi
Nguyễn Dữ
Phạm Đình Hổ
Ngô gia văn phái
Nguyễn Du
Nguyễn Khuyến
Nguyễn Đình Chiểu
Sông núi nước Nam
Hịch tướng sĩ
Như nước đại Việt (Bình Ngô...)
Truyền kì mạn lục
Vũ trung tùy bút
Hoàng Lê nhất thống chí
Truyện Kiều
Thu điếu
Truyện Lục Vân Tiên
XI
XIII (1285)
XIV (1428)
XVI
đầu XIX
CuốiXVIII- XIX
Đầu XIX
Cuối XIX
Nửa sau XIX
2. Tác phẩm truyện ngắn, kịch từ sau 1945 đến nay
TT
Tác giả
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
7
Nguyễn Huy Tưởng
Kim Lân
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Quang Sáng
Lưu Quang Vũ
Lê Minh Khuê
(1912 – 1960)
1920
(1925 – 1991)
(1930 – 1989)
1932
(1948 – 1988)
1949
Bắc Sơn (kịch)
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Bến quê
Chiếc lược Ngà
Tôi và chúng ta (kịch)
Những ngôi sao xa xôi
1946
1948
1970
1985
1966
Đầu thập niên 80
1971
3. Thơ Việt Nam từ sau 1945 đến nay
TT
Tác giả
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Huy Cận
Chính Hữu
Chế Lan Viên
Viễn Phương
Thanh Hải
Bằng Việt
Phạm Tiến Duật
Nguyễn Khoa Điềm
Hữu Thỉnh
Nguyễn Duy
Y Phương
1919 – 2005
1926
1920 -1989
1930 – 1980
1928
1941
1941 – 2007
1942
1943
1948
1948
Đoàn thuyền đánh cá
Đồng chí
Con cò
Viếng lăng Bác
Mùa xuân nho nhỏ
Bếp lửa
Bài thơ về TĐXKK
Khúc hát ru những
Sang thu
ánh trăng
Nói với con
1958
1948
1962
1976
1980
1963
1969
1971
1977
1978
(1945 – 1985)
4. Văn học nước ngoài
TT
Tác giả (nước)
Năm sinh(mất)
Tác phẩm
Năm 
s. tác
Thể loại
1
2
3
4
5
6
7
Đe-ni-ơn Đi- phô (Anh)
H – Ten (Pháp)
Guyđơ Mô-pa-xăng (Pháp)
R. Ta –go (ấn Độ)
Mác-xim Go-rơ-ki (Nga)
Giắc lân-đơn (Mỹ)
Lỗ Tấn (Trung Quốc)
1660 – 1731
1828 - 1893
1850 - 1893
1861 - 1941
1868 – 1936
1876 - 1916
1881 – 1936
Rô-bin-xơn
 ngoài đảo hoang
Chó sói và cừu
Bố của Xi-mông
Mây và sóng
Những đứa trẻ
Con chó Bấc
Cố hương
1719
1853
Thế kỉ 
XX
1909
1913– 1914
1903
1923
Tiểu thuyết
Nghị luận
Truyện ngắn
Thơ
Tiểu thuyết
Tiểu thuyết
Truyện ngắn
5. Văn bản nhật dụng ( Tác phẩm, năm sáng tác, tác giả) HS tự lập bảng thống kê.
6. Tóm tắt các truyện trong chương trình lớp 9 (8 tác phẩm). Mỗi tác phẩm bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu văn (Người con gái Nam Xương, Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên và 5 truyện ngắn hiện đại)
7. Viết bài giới thiệu về tác giả.
- Tên tác giả, tên thật, năm sinh(mất), quê quán
Hoàn cảnh lịch sử (thời đại, giai đoạn trưởng thành)
Phong cách và đề tài sáng tác, tác phẩm chính
Danh hiệu (giải thưởng)
* Phụ lục: - Các tác giả Việt Nam được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Trãi (1980) Nguyễn Du (1965) Hồ Chí Minh (1990)
 - Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996: Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Huy Tưởng (Truy tặng). Năm 2000: Chính Hữu, Nguyễn Minh Châu (truy tặng), Lưu Quang Vũ (Truy tặng)
8. Gợi ý tóm tắt đặc điểm một số nhân vật văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
1/ Vũ Nương: ( Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
- Đẹp người, đẹp nết;
- Xinh đẹp, nết na, đức hạnh;
+ Thương yêu chồng, con;
- Hiếu thảo với mẹ chồng;
- Cuộc đời bất hạnh;
- Tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Luôn giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
+ Khi tiễn chồng, nàng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình an. Luôn thủy chung trong thời gian chồng xa vắng
+ Nuôi dạy con chu đáo
- Chăm sóc mẹ chồng chu đáo: lo thuốc thang, lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, lo ma chay tế lễ
+ Chỉ vì một lời nói ngây thơ của con mà phải chịu nỗi oan khiên. Cái chết cũng không minh oan được cho nàng
2/ Thúy Kiều: (Truyện Kiều - Nguyễn Du) 
- Phẩm chất tốt đẹp. 
- Tài sắc vẹn toàn;
+ Hiếu thảo
- Thủy chung
+ Luôn ý thức vươn lên khỏi chốn bùn nhơ để giữ gìn nhân cách
- Cuộc đời bất hạnh
- Kiều càng sắc sảo mặn mà
Hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh
+ Bán mình chuộc cha; Ở lầu Ngưng Bích, nàng luôn lo nghĩ đến cha mẹ già yếu không người chăm sóc
- Luôn nhớ lời hẹn ước với Kim Trọng.
+ Toan tự sát khi biết mình rơi vào chốn thanh lâu; luôn tìm cách trốn khỏi lầu xanh, trốn khỏi nhà Hoạn Thư; nhảy xuống sông Tiền Đường khi bị đem cống cho viên Thổ quan.
- Đau khổ, tủi nhục khi bị đem ra mặc cả mua bán như một món hàng. Cuộc đời đau khổ 15 năm lưu lạc “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”
3/ Lục Vân Tiên: (Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) 
+ Dũng cảm, hào hiệp, sẵn sàng hành động vì nhân nghĩa
- Hiếu thảo
+ Cuộc đời đau khổ, bất hạnh
+ Dũng cảm đánh bọn cướp đường Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga.
+ Hành động vô vị lợi vì nhân nghĩa (Nhớ câu kiến ngãi bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng).
- Nghe tin mẹ mất, bỏ thi trở về chịu tang, khóc thương mẹ đến mù lòa
+ Bị cha con Võ Công bội ước bỏ vào hang núi, bị Trịnh Hâm hãm hại, bị bọn lang băm lừa gạt
4/ Kiều Nguyệt Nga: ( Truyện Lục Vân Tiên - Ng Đình Chiểu) 
+ Hiếu nghĩa (trọng ân nghĩa)
- Thủy chung
+ Khi được LVT cứu khỏi tay bọn cướp đường, KNN luôn muốn đền đáp công ơn. Nàng nguyện gắn bó suốt đời với LVT và tự tay vẽ bức hình chàng
- Ôm bức hình LVT nhảy xuống sông tự tử khi bị đem cống giặc Ô Qua.
- Nghe tin LVT đã chết, KNN thề thủ tiết suốt đời.
5/ Ông Hai: ( Làng - Kim Lân) 
+Yêu làng
- Yêu nước, yêu kháng chiến
+ Luôn tự hào về làng Chợ Dầu (khoe làng ). 
+ Rất buồn khi phải bỏ làng đi tản cư.
- Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Vui mừng khi nghe nhà mình bị giặc đốt, khi biết làng Chợ Dầu vẫn một lòng trung thành với kháng chiến
6/ Anh thanh niên: ( Lặng lẽ Sa Pa - Ng Thành Long) 
- Nhân hậu, tốt bụng, cởi mở, chân thành
+ Say mê lao động (có tinh thần trách nhiệm)
- Lạc quan
+ Khiêm tốn
- Có lẽ sống cao đẹp
- “Thèm người”. Anh đã tặng củ tam thất cho bác lái xe, tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ, ... g thơ thể hiện sự suy ngẫm, triết lí mang tính phát hiện mới mẻ từ những giá trị truyền thống.
PHẦN IV: MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO:
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: 
Chép lại chính xác bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và phân tích ý nghĩa của các cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ.
Câu 2: (5 điểm)
Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Chép lại chính xác 4 dòng thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Viết khoảng 5 câu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 2: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều.
Câu 2: 
Cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: 
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ sau:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo".
Câu 2:  
Suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ đó.
Câu 2: Viết bài thuyết minh giới thiệu về Nguyễn Du và giá trị của tác phẩm Truyện Kiều.
ĐỀ SỐ 6
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều (Ngữ văn 9 -Tập một).
Câu 2: Suy nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Phần cuối của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được tác giả xây dựng bằng hàng loạt những chi tiết hư cấu. Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết đó.
Câu 2. Phân tích 8 câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du).
ĐỀ SỐ 8
Câu 1: Chép lại bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thuý Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và nhận xét về cách dùng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ.
Câu 2: Suy nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
ĐỀ SỐ 9
 Câu 1: 
Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ :
"Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nắm đất bên đường,
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh."
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 2: 
Nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
ĐỀ SỐ 10
Câu 1: Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý nghĩa của hình ảnh kết thúc bài thơ. 
Câu 2: 
Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
ĐỀ SỐ 11
Câu 1. Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Câu 2: 
Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
 ĐỀ SỐ 12
Câu 1: Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 2: 
Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
*Gợi ý: 
Câu 1: Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng liêng với Tổ quốc bắt nguồn từ tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: 
a. Mở bài : Giới thiệu bài thơ Ánh trăng ra đời năm 1978, sau khi đất nước thống nhất, người lính trở về với cuộc sống đời thường. Hình ảnh ánh trăng là biểu tượng của thiên nhiên đất nước và con người Việt Nam một thuở gian lao anh dũng ; trăng trong hiện tại nhắc nhở người lính về lối sống ân tình thuỷ chung. 
b. Thân bài : 
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi lên trong bài thơ mang những nét hồn hậu, đáng yêu qua các hình ảnh : sông, đồng, bể, rừng Đó vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh tượng trưng về đất nước, thiên nhiên một thời quá khứ của người lính mà con người với thiên nhiên "tri kỉ", hoà đồng, gần gũi, thân thiết, gắn bó.
- Hình tượng ánh trăng hiện ra là hình tượng trung tâm với nhiều nghĩa ẩn dụ tượng trưng : là thiên nhiên thơ mộng, hiền hoà, đồng thời là đồng chí đồng đội, gần gũi sẻ chia, là nhân dân tình nghĩa thuỷ chung, là đất nước gian lao mà anh dũng
- Trong hiện tại, ánh trăng hiện về đẹp đẽ như người bạn nhắc nhở nhà thơ, người lính khi anh tự thú nhận đã có những giây phút lãng quên bạn và quá khứ. Trăng hiện về lặng lẽ, bao dung như tấm lòng của nhân dân, đất nước. Sự im lặng gợi nhiều suy tư, để người lính tự thức tỉnh.
c. Kết bài : Khẳng định cái hay của bài thơ chính là gợi lên chân dung con người rất thực, con người với những trăn trở, suy tư, với sự thú nhận của lương tri chớm lãng quên quá khứ, từ đó nhắc nhở mọi người lối sống ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
ĐỀ SỐ 13
Câu 1: Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
 Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó.
Câu 2: Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kì chống Pháp và chống Mĩ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ vừa có những nét cá tính riêng khá độc đáo... Qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, em hãy làm sáng tỏ nội dung vấn đề trên.
*Gợi ý: 
Câu 1: 
Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
Câu 2: 
Yêu cầu : Biết làm bài văn nghị luận, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí.
Nội dung :
Mở bài : Giới thiệu về người lính trong hai bài thơ.
Thân bài : Cần làm rõ hai nội dung :
- Những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ.
- Những nét riêng độc đáo trong tính cách, tâm hồn của người lính.
Nội dung1 :
- Người lính chiến đấu cho một lí tưởng cao đẹp.
- Những con người dũng cảm bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy.
- Những con người thắm thiết tình đồng đội.
- Những con người lạc quan yêu đời, tâm hồn bay bổng lãng mạn.
Nội dung 2 :
- Nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính (bài thơ Đồng chí).
- Nét ngang tàng, trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới (Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
3. Kết bài : Cảm nghĩ của người viết về hình ảnh người lính.
ĐỀ SỐ 14
Câu 1: Chép lại những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều (Ngữ văn 9, tập một).
Cho biết đối tượng của miêu tả nội tâm là những gì ?
*Gợi ý:
Câu 1: 
a."Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng !
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày".
(Mã Giám Sinh mua Kiều_Ngữ văn 9, tập một).
b. Đối tượng của miêu tả nội tâm : ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm nhân vật, Cũng có thể là: cảnh vật, nét mặt, trang phục, của nhân vật.
ĐỀ SỐ 15
Câu 1: Nhà thơ Tố Hữu khi miêu tả căn nhà Bác ở nơi làng Sen ban đầu đã viết :
"Ba gian nhà trống không hương khói
Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành.
Một thời gian sau nhà thơ sửa lại :
Ba gian nhà trống nồm đưa võng
Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh." 
Hãy cho biết sự thay đổi từ ngữ có ảnh hưởng như thế nào đến ý nghĩa của hai câu thơ ? 
Câu 2: Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.
* Gợi ý:
Câu 1: Cách thay đổi từ ngữ làm câu thơ hay hơn, gợi dư âm về không khí ấm áp và sự sinh động của cảnh vật như còn phảng phất bàn tay và hơi ấm con người trong đó, không lạnh lẽo hoang tàn như hai câu thơ ban đầu. 
Câu 2: 
a. Mở bài : Giới thiệu chung về Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc, nêu nội dung chủ đề là tác phẩm viết về người nông dân, về cái đói và nhân cách cao đẹp của con người với cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
b. Thân bài : Phân tích các đặc điểm sau của nhân vật :
* Lão Hạc điển hình cho cuộc sống nghèo khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
- Cuộc sống cày thuê, cuốc mướn, vợ lão vì làm nhiều, lao lực mà chết.
- Lão nghèo không có tiền cưới vợ cho con khiến con lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão bị ốm đồng thời làng mất nghề ve sợi nên không kiếm được việc làm, sống tạm bợ ăn củ chuối quả sung qua ngày, cuối cùng phải bán con chó vàng là người bạn duy nhất của lão.
- Bán chó xong, với những day dứt lương tâm cùng những tính toán của người lương thiện, lúc tuổi già lão đã tìm đến cái chết bằng liều bả chó.Cái chết của lão phản ánh sự cùng quẫn bế tắc của người nông dân trong xã hội đương thời, việc làm, cái đói, miếng ăn đè nặng lên vai người nông dân.
* Tấm lòng lương thiện của một người cha thương con và giàu lòng tự trọng.
- Lão yêu con với nỗi niềm day dứt của người cha chưa làm tròn bổn phận, chưa lo cưới vợ được cho con nên trong các câu chuyện với ông giáo hay cậu Vàng lão đều nhắc tới con với nỗi nhớ nhung cùng những tính toán cho con khi nó trở về.
- Lão bòn vườn, bán chó, gửi tiền và vườn nhờ hàng xóm trông nom cho con rồi ra đi chứ quyết không tiêu của con lấy một hào. Sự hi sinh của lão âm thầm mà cao thượng.
- Lão tìm đến cái chết để khẳng định nhân cách cao thượng của mình bởi lão đã từ chối sự giúp đỡ của mọi người, lão sợ sống nữa sẽ không giữ mình mà đi theo gót Binh Tư chăng ?
- Cảnh lão âu yếm con chó vàng cùng những cách chăm sóc, tâm sự của lão với nó, cảnh lão khóc như con nít khi bán nó khiến người đọc cảm động và thương cảm ngậm ngùi cho số phận của lão.
c. Kết luận : Nam Cao đã gạn đục khơi trong, phát hiện trong những cuộc đời đen tối ấy thứ ánh sáng của lương tri, của tình thương làm người ta thấy tin yêu cuộc đời hơn.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ GIO LINH
----------o0o----------
TÀI LIỆU ÔN TẬP
 MÔN NGỮ VĂN.
Tháng 4/2011.

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_ngu_van_9.doc