Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn

Kim Lân sáng tác không nhiều, duy có ‘Vợ nhặt’ cùng ‘Con chó xấu xí’ đã ghi tên tuổi ông vào nền văn học cách mạng như một cây đại thụ. Ông vừa qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi. Nhắc đến Kim Lân, là nhớ lại những trang viết về cái đói và số phận “lẻ”.

Nếu như nhà văn Nam Cao miêu tả cái đói làm tha hoá dần cho con người qua Chí Phèo, Lão Hạc hay Đời Thừa, Trăng Sáng thì Kim Lân dựng nên những hình ảnh trong cái đói - nhất là nạn đói lịch sử làm gần hai triệu người chết năm Ất Dậu (1945). Kim Lân đã nêu cao vẻ đẹp về tình yêu gia đình qua Vợ Nhặt – tác phẩm không những làm nên tên tuổi ông trong văn học mà còn là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn lúc bấy giờ - nền văn học hiện thực phê phán.

 

doc 9 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kim Lân - nhà văn của làng quê và những số phận 'lẻ' đã ra đi
Kim Lân - nhà văn của làng quê và những số phận 'lẻ' đã ra đi
Nhà văn Kim Lân qua khắc hoạ của con gái, hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền
Kim Lân sáng tác không nhiều, duy có ‘Vợ nhặt’ cùng ‘Con chó xấu xí’ đã ghi tên tuổi ông vào nền văn học cách mạng như một cây đại thụ. Ông vừa qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi. Nhắc đến Kim Lân, là nhớ lại những trang viết về cái đói và số phận “lẻ”.
Nếu như nhà văn Nam Cao miêu tả cái đói làm tha hoá dần cho con người qua Chí Phèo, Lão Hạc hay Đời Thừa, Trăng Sáng thì Kim Lân dựng nên những hình ảnh trong cái đói - nhất là nạn đói lịch sử làm gần hai triệu người chết năm Ất Dậu (1945). Kim Lân đã nêu cao vẻ đẹp về tình yêu gia đình qua Vợ Nhặt – tác phẩm không những làm nên tên tuổi ông trong văn học mà còn là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho nền văn học giai đoạn lúc bấy giờ - nền văn học hiện thực phê phán.
Vài nét về nhà văn Kim Lân 
Nhà văn Kim Lân (1920-2007)
Tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 01.8.1921, quê làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh được biết đến là một nhà văn sống và viết gần một thế kỷ và trải qua ba giai đoạn từ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thống nhất đất nước. Ông là nhà văn viết cùng thời với các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyên Hồng trong kháng chiến chống Pháp và gần gũi với nhà văn Ngô Tất Tố. Ông vốn đam mê hội hoạ và đã sản sinh ra 5 người con là những họa sĩ tài năng như Nguyễn Thị Hiền, Thành Chương, Mạnh Đức 
Năm 2001, nhà văn được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. 
Những truyện ngắn tiêu biểu về một Kim Lân với cái đói và số phận “lẻ” qua: Đứa Con Người Vợ Lẻ, Đứa Con Cô Đầu, Vợ Nhặt, Làng, Nên Vợ Nên Chồng, Ông Lão Hàng Xóm, Con Chó Xấu Xí sở dĩ ông miêu tả cái đói và số phận “lẽ” là vì ông lấy thân phận và cuộc đời mình chuyển tải vào trang viết. Hãy nghe nhà văn tự sự về chính những nhân vật mà ông đã xây dựng thành hình tượng văn học: “trong gia đình, tôi lại rất bị coi thường. Vì mẹ tôi là vợ ba của bố tôi, lại là dân ngụ cưTôi không được học đến nơi, đến chốn. Đang học dở lớp Nhất trường huyện thì bố tôi mất; tôi bỏ nhà xuống Hải Phòng tìm việc làm, không được, lại phải quay về làng. Tôi học nghề sơn guốc. 
Trong sự rẻ rúng của gia đình, nhiều bạn bè đồng học vẫn đi, về, đèn sách nhởn nhơ, tôi buồn khổ vô cùng. Đúng ra, là tự ái. “Ta cũng chẳng kém gì các người” – cái ý nghĩ kiên quyết, ngây thơ đó đã khiến tôi cầm bút Như vậy, tôi viết khi còn là anh thợ sơn guốc. Tôi viết chuyện về mình, về thân phận mìnhTruyện đầu tiên của tôi có cái tên là Đứa Con Người Vợ Lẻ, in ở tờ Trung Bắc Chủ Nhật, khoảng năm 40-41. Đúng là truyện của mình, với tất cả nỗi hờn tủi của mẹ con tôi" (Trích: Chặng Đầu Đi Tới, Tạp chí Văn nghệ số 1).
Nhà văn Kim Lân giữa đời thường (Ảnh Nguyễn Đình Toán)
Về truyện ngắn Vợ Nhặt, nhà văn cho biết: “Nhân vật Tràng tôi lấy ở tôi nhiều hơn, nhưng tôi không phải kéo xe bò và cũng không có những cuộc gặp gỡ như thế. Hoàn cảnh trong truyện cũng giống như hoàn cảnh của tôi lúc đó. Tôi mới lấy vợ, chưa có con, khi lấy vợ đã gặp cái đói và bà mẹ tôi là hình ảnh của bà cụ Tứ trong truyện. 
Nhà tôi không phải là nhà tranh vách đất, nhưng nghèo nên phải buôn cám và xe từ làng ra chợ phố Mới (Hà Nội) để bán, tôi phải đi theo để canh không sợ bị cướp cám, hoàn cảnh không ăn nhập gì với truyện nhưng nó gẩn với cảnh đói tháng ba. Ngày ấy gia đình tôi phảI ăn cháo cám và phải ăn độn thêm rau chuối sống thái nhỏ. Mẹ tôi là vợ ba trong một gia đình. 
Và hình ảnh bà cụ Tứ là hình ảnh mẹ tôi, vợ anh Tràng cũng là hình ảnh của vợ tôi. Hồi đó đi xe bò cũng có một cô gái xinh đẹp tên là Úng – con một ông coi lăng cùng đi bán cám với vợ tôi. Vợ tôi đẩy xe và cô ấy cầm càng, tôi cầm đòn gánh theo sau để canh chừng”. (Nhà Văn Nói Về Tác Phẩm – Hà Minh Đức chủ biên, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr.32).
Bìa sách “Kim Lân tác phẩm chọn lọc” của NXB Hội Nhà văn
Những tác phẩm đầu tay của Kim Lân là những truyện ngắn, xuất hiện khá đều đặn trên các báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Trung Bắc Chủ Nhật trong những năm 1941-1944. Các tác phẩm chính: Nên Vợ Nên Chồng (tập truyện ngắn, 1955); Con Chó Xấu Xí (tập truyện ngắn, 1962); Hiệp Sĩ Gỗ; Ông Cản Ngũ... 
Ngoài hoạt động sáng tác, nhà văn Kim Lân còn tham gia sân khấu và điện ảnh rất yêu thích hội họa (5 trong số 7 người con - 2 gái, 5 trai - của ông trở thành họa sĩ, họ đã làm nên chuyện từ mơ ước theo đuổi nghiệp vẽ của cha không thành). 
Ông diễn kịch, đóng phim. Nhân vật Lão Hạc trong bộ phim Làng Vũ Ðại ngày ấy do Kim Lân thủ vai đã để lại ấn tượng đặc biệt sâu sắc trong người xem, khẳng định tài năng và tấm lòng nhà văn đối với cuộc đời và với nghệ thuật.
Nhà văn Kim Lân đã gọi các nhân vật của mình là “những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp các xó xỉnh của cuộc sống”. Nhà thơ Hoài Anh gọi ông là “nhà tiểu thuyết phong tục, sở trường về miêu tả “trạng thái nhân thế””. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn trong “Nhà văn Kim Lân - chân dung văn học” nhận xét: “hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc một cách đàng hoàng chững chạc”. Nhà phê bình Lại Nguyên Ân qua bài viết “Văn xuôi Kim Lân” đã thích thú rằng: “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta học được cái thích thú lắng nghe. Lắng nghe người đời nói chuyện và qua đó ta hiểu dần ra những chuyện đời”.
Vì thế nhà văn Nguyễn Khải trong cuốn “Nghề văn cũng lắm công phu” đã khẳng định: “Trước sau tôi thần phục có ba người”, ngoài Nguyễn Tuân, Nam Cao nhà văn thứ ba là Kim Lân!
Nguyễn T
Nét đặc sắc nhất trong thành công nghệ thuật của Kim Lân là ở chỗ ông đi sâu vào tâm lí nhân vật, miêu tả được diễn biến tâm trạng nhân vật một cách tự nhiên, hợp lí sâu sắc. Len lỏi vào, đốt phá qua lớp vỏ bề ngoài với con mắt ti hí, cái đầu trọc, thân hình thô kệch của Tràng, tác giả thấu hiểu và dẫn giải nhân vật với những diễn biến tâm lí lôgích, rất người. Dưới ngòi bút Kim Lân, một mơ ước thầm kín về một hạnh phúc đơn sơ, nhỏ nhoi; sự chuyển biến từ một kẻ tồn tại, thiếu tình cảm thành một người đàn ông biết yêu thương , có trách nhiệm, khiến ta cảm động. Cả người " Vợ nhặt" lẫn bà mẹ già nghèo khổ cũng biến chuyển, họ trở nên tốt hơn, hiền hậu hơn và phần nào tin ngày mai sẽ khác.
"Mỗi khi nhắc đến dòng sông, ta thường nhắc đến những gợn sóng, nhắc đến ánh trăng là nhớ đến những vì sao tinh tú trên bầu trời và nhắc đến Kim Lân, chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Vợ nhặt". 
Nguüen quang s¸ng 
Phân tích tình cảm cha con trong truyện Chiếc lược ngà
Thứ ba, 18/11/2008 - 09:29:am
Có câu nói:”Những tình cảm đẹp sẽ là động lực mạnh mẽ trong tâm hồn mỗi người!”Vì lòng yêu cha,một cô bé nhỏ mới tám tuổi nhưng nhất quyết không nhận người khác làm bố,cho dù bị đánh.Vì lòng thương con,một người chiến sỹ dù ở sa trường vẫn luôn cặm cụi làm một chiếc lược để tặng đứa con gái bé bỏng.Có người nhận xét rằng “tình phụ tử không thể ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử”.Song nếu đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng ,có thể bạn sẽ phải có cái nhìn khác mới mẻ và chân thực hơn.Câu chuyện khắc họa hình ảnh một nhân vật bé Thu đầy ấn tượng và tinh tế, hơn thế lại ca ngợi tình cha con thiêng liêng,vĩnh cửu dù trong chiến tranh.
Nguyễn Quáng Sáng sinh năm 1933 ở An Giang.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.Sau năm 1945, ông tập kết ra Bắc và bắt đầu viết vănn.Có lẽ vì sinh ra va hoạt động chủ yếu ở miền Nam nên các tác phẩm của ông hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.Các tác phẩm chính là Chiếc lược ngà(1968),Mùa gió chướng(1975),Dòng sông thơ ấu(1985),Nguyễn Quang Sáng có lỗi viết văn giản dị,mộc mạc nhưng sâu sắc,xoay quanh những câu truyện đời thường nhưng ý nghĩa.Chiếc lược ngà viết năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ chống Mỹ ,là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Sáng, khẳng định nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc,xây dựng tình huống bất ngờ và ca ngợi tình cha con thắm thiết.Vẫn viết về một đề tài dường như đã cũ song truyện mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Câu truyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiên chống Pháp,lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi.Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má.Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng “Ba”. Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ông hứa sẽ mang về tặng con một cái lược ngà.Những ngày chiến đầu trong rứng, ông cặm cụi làm chiếc lược cho con gái.Chiếc lược làm xong chưa kịp trao cho con gái thì ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con mình.
Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.
Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào ch ... đây.Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm,kỳ diệu,là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu;và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con.Có thể chiếc lược ấy chưa chải đượcmais tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện,và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con. (Nhan đề của chuyện cũng là “Chiếc lược ngà”!)
Cái mất mát lớn nhất mà thiên truyện ngắn đề cập là những người đã khuất,là tổ ấm gia đình không còn trọn vẹn.(Người đọc có thể bắt gặp tình huống này một lần nữa ở truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”). Đó thật sự là tội ác,những đau thương mất mát mà chiến tranh tàn bạo đã gây ra.Chính chiến tranh đã làm cho con người phải xa nhau,chiến tranh làm khuôn mặt ông Sáu biến dạng,chiến tranh khiến cuộc gặp gỡ của hai cha con vô cùng éo le,bị thử thác,rồi một lần nữa chiến tranh lại khắc nghiệt để ông Sáu chưa kịp trao chiếc lược ngà đến tận tay cho con mà đã phải hi sinh trên chiến trường.Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích,làm nhà nhà li tán,người người xa nhau vĩnh viễn.Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng,
“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại,thành công trong việc xây dựng hình thượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con.Nhân vật ông Ba-người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng,phải là người từng trải,sống hết minh vì cách mạng kháng chiến của quê hương,gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu,nhân hậu mà rất kiên cường,bất khuất,nha văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật,sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động,bất ngờ,hơn nữa lại có giọng văn dung di,cảm động!
Chiến tranh là hiện thực đau xót của nhân loại,nhưng từ chính trong gian khổ khốc liệt,có những thứ tình cảm đẹp vẫn nảy nở: tình đồng chí,tình yêu đôi lứa,tình cảm gia đình,và cả tình của một người cha với con gái.Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng,với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu.
Một cách tiếp nhận đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
13:46', 5/7/ 2005 (GMT+7) 
Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng trước đây được trích học trong chương trình lớp 7 (trước khi thay sách) nay được trích học trong chương trình lớp 9. Chứng tỏ tác phẩm mang tính nghệ thuật và tính nhân văn khá sâu sắc.
Chi tiết "mở nút" làm cho đoạn trích "Chiếc lược ngà" trở nên hay nhất và cảm động nhất là cảnh anh Sáu từ giã bé Thu, con gái của mình để ra chiến trường.
Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau hơn 8 năm xa cách chắc sẽ dạt dào xúc động. Nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra anh Sáu là cha của mình, chỉ vì vết sẹo trên gương mặt của anh khác với bức ảnh anh chụp trước đây. Đến lúc em nhận ra đó là cha của mình và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì cũng là lúc anh Sáu phải ra đi.
Nói sao hết tâm trạng hụt hẫng, đáng thương của anh Sáu trước thái độ ứng xử đầy ngờ vực, lạnh nhạt có phần bướng bỉnh, ương ngạnh của bé Thu, khi anh Sáu từ chiến trường trở về thăm con, cũng là lần cuối cùng anh gặp con.
Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: "Thì má cứ kêu đi!". Má nó dọa đánh thì nó lại nói trổng: "Vô ăn cơm! Cơm chín rồi", "Con kêu rồi mà người ta không nghe". Một lần nó đang luýnh quýnh với nồi cơm đang sôi. Trước mặt anh Sáu bé Thu cũng chỉ nói: "Cơm sôi rồi, chắc nước dùm cái!". Rồi trong một bữa cơm có đông đủ mọi người, anh Sáu gắp cái trứng cá to vàng để vào chén của bé Thu. Nó lấy đũi soi vào chén rồi sau đó hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm... Anh càng muốn gần con, được vỗ về con thì bé Thu càng xa lánh, càng lạnh nhạt. Anh Sáu càng khao khát nghe một tiếng ba của bé Thu. Nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Những cử chỉ ấy của bé Thu chẳng khác gì như muối xát vào lòng anh Sáu.
Khi anh Sáu chuẩn bị lên đường, kết thúc những ngày về thăm nhà ngắn ngủi, bé Thu bỗng kêu thét lên: "Ba ...a ...a ...ba". Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ trong đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
Bé Thu hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài bên má của ba nó mà trước đây nó vốn sợ sệt.
Tiếng gọi và cử chỉ của bé Thu đối với anh Sáu lúc chia tay là biểu hiện của sự hối tiếc, mong được tha thứ, là nỗi vui mừng, là tình cảm dạt dào của tình phụ tử.
Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt... Anh Sáu thực sự đang sống trong buồn vui lẫn lộn. Anh buồn vì trong những ngày về thăm nhà, bé Thu không gọi anh bằng ba, buồn vì anh lỡ đánh vào mông nó, buồn vì sắp phải xa con... Nhưng không có gì vui và hạnh phúc hơn khi bé Thu gọi anh bằng tiếng "ba" thắm thiết đầy xúc động. Những giọt nước mắt của anh Sáu cũng có thể giải thích nguyên nhân vì sao khi các hoa hậu, nghệ sĩ, vận động viên... đăng quang, chúng ta thường thấy những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má của họ.
Những giọt nước mắt của hai cha con lúc chia tay đã nói lên tất cả. Phải chăng đó là niềm hạnh phúc, là tình phụ tử thiêng liêng và cũng là bi kịch thường thấy trong những năm tháng chiến tranh?
Nhưng trước sau bé Thu vẫn là một đứa bé rất Nam Bộ với tất cả những nét hồn nhiên thơ ngây, có cá tính mạnh mẽ, biết xúc động, giàu lòng thương yêu... Điều này cũng có thể lý giải vì sao sau này lớn lên Thu đã nhanh chóng trở thành một cô gái giao liên gan dạ, dũng cảm, mưu trí trước kẻ thù.
Đoạn trích tuy ngắn gọn nhưng thể hiện diễn biến nội tâm của hai cha con hết sức kịch tính. Điều đó phải chăng một phần là nhờ nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật tuyệt vời của nhà văn, khắc họa qua hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật !
Viết văn có thể hư cấu nhưng không nên hoàn toàn bịa đặt, việc định hướng cho TS trở lại với thói quen đọc sách là một việc mang tính chất cộng đồng...
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã dành cho TS Online những lời trao đổi chân tình như thế...
+ Trong cuộc đời sáng tác của nhà văn, những tác phẩm nào của nhà văn đã được đông đảo độc giả đón nhận nhất?
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Thời chiến tranh, đất nước chia cắt, miền Bắc biết đến tôi nhiều nhất bởi tiểu thuyết Đất lửa, là tác phẩm bác tâm đắc nhất vì đó là tác phẩm đầu tay khi còn trong Nam, và mình đã gửi gắm hết cuộc đời của mình. Đến năm 1966, tôi trở về miền Nam, viết truyện ngắn Chiếc lược ngà. Đây là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi. Mùa nước lũ, tôi phải kê ván lên sát ngọn cây mà ở, sống như trên một chiếc xuồng, không có bàn, tôi lấy giấy cac-tông chồng lên làm bàn viết, máy bay trên trời rầm rộ...
Lúc này ở đài phát thanh miền Bắc có chương trình “Câu chuyện đêm khuya” và đã phát sóng khắp cả nước truyện ngắn của tôi, mọi người lắng nghe radio và rất xúc động vì câu chuyện phản ánh thực tế cuộc sống thời chiến tranh. Thêm nữa là Chiếc lược ngà được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Sau này hoà bình lập lại, thì tiểu thuyết Mùa gió chướng và Cánh đồng hoang được dựng thành phim, đã đạt được một số giải thưởng của Liên hoan phim nên cũng được khá nhiều người biết đến.
+ Trong tác phẩm Người bạn lính, khi viết báo cáo thành tích cho anh Tấn Trọc, nhà văn đã hơn một lần tự trách mình là viết không đúng sự thật. Sau này trong truyện ngắn Bài học tuổi thơ, nhà văn đã tâm đắc: “Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt. Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết”. Vậy đây có phải là tiêu chí hàng đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn?
- Đúng, đó là tiêu chí hàng đầu. Viết văn có thể hư cấu, sáng tạo nhưng hoàn toàn không nên bịa đặt. Về truyện “người bạn lính”, tôi viết là để phê phán cái cũ của thời đại đó. Mình biết tự phê bình, tự trách mình, cũng tức là mình trung thực. Điều này không hề mâu thuẫn.
+ Như vậy, bên cạnh sự trung thực, điều gì là quan trọng đối với người sáng tạo nghệ thuật?
- Yếu tố đầu tiên, là phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Không nên nghĩ là mình sẽ làm giàu hay được nổi tiếng. Đôi khi chúng ta phải hy sinh vì nghệ thuật. Yếu tố tiếp theo chính là vốn sống, vốn kiến thức nhất định để quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. Quan trọng nhất là phải có một niềm say mê, nó sẽ là động lực giúp ta không ngừng học hỏi và sáng tạo.
+ Hiện nay, nhu cầu thị hiếu của thanh niên VN thường hướng theo những phong cách nước ngoài, trong nhiều lĩnh vực như ca nhạc, thời trang, điện ảnh... và từ bỏ dần thói quen đọc sách. Nhà văn có thể lý giải nguyên nhân này? Theo suy nghĩ của người cầm bút như bác phải làm gì để hướng TS VN trở lại gần gũi hơn với văn học nước nhà?
- Điều này cũng dễ hiểu là vì hiện nay trình độ phát triển khoa học quá nhanh, người ta thích đi xem phim để giải trí hơn là bỏ hàng giờ ra để đọc một cuốn sách. Nhưng vẫn có một bộ phận đông đảo (nhất là những người trí thức, có nội tâm sâu sắc, thích tư duy...) là độc giả trung thành của lĩnh vực văn hoá đọc.
Nhiều khi ta nhìn nhận dưới một góc độ nhất định thì nền văn học đương đại nước nhà dậm chân tại chỗ, không có những tác phẩm nổi tiếng “để đời”, nhưng thế giới bên ngoài lại có cảm nhận khác đối với văn chương VN. Vừa qua rất nhiều tác phẩm văn học của chúng ta đã được dịch, xuất bản và được đón nhận từ nhiều nước trên thế giới.
Việc định hướng cho TS trở lại với thói quen đọc sách là một việc mang tính chất cộng đồng, ngoài nghĩa vụ của người cầm bút là phải sáng tác những tác phẩm phản ánh thực tế cuộc sống, cuốn hút giới trẻ về với mình còn là trách nhiệm của nhiều ban ngành chính quyền cũng như của toàn xã hội.
+ Tất yếu là những tác phẩm nổi tiếng từ trong nước đến nước ngoài cần được đưa vào chương trình giảng dạy ở các cấp phổ thông. Nhưng những tác phẩm văn học Việt Nam thời kì chống giặc ngoại xâm và đấu tranh giành độc lập lại chiếm tỉ lệ khá cao trong các bài trích giảng. Trong khi đó, những tác phẩm mang hơi thở của thời đại mới thì hầu như vắng bóng. Nhà văn nhận xét ra sao về hiện tượng này?
- Văn chương có đặc thù riêng của nó, giá trị văn học không thể tính theo chu kì năm tháng, nó có thể vĩnh cửu nếu đó là tuyệt tác được liệt vào hàng kinh điển và không nhất thiết sống ở thời đại nào thì ta học văn chương thời đại đó. Bản thân các sáng tác văn học thời kì này cũng chưa có nhiều tác phẩm đủ sức thuyết phục Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình giảng dạy các cấp.
+ Xin cảm ơn nhà văn!

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_vao_lop_10_mon_van.doc