Thi kiểm tra học kỳ II môn lịch sử 8 – đề 1– thời gian: 45 phút

Thi kiểm tra học kỳ II môn lịch sử 8 – đề 1– thời gian: 45 phút

/ Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống đầu các câu sau (mỗi câu 0,25 điểm)

1) Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản, do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo

2) Phong trào Đông Du do Hội Duy Tân chủ trương, khuynh hướng của Hội là ôn hòa với nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí.

3) Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn ) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

4) Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nghĩa quân đã xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ có lũy tre rất kiên cố và do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi kiểm tra học kỳ II môn lịch sử 8 – đề 1– thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền
Mã số:.........
Thứ ..........ngày ........ tháng....... năm 2007
THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn Lịch sử 8 – Đề 1– Thời gian:45’
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/ Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống đầu các câu sau (mỗi câu 0,25 điểm)
Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản, do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo
Phong trào Đông Du do Hội Duy Tân chủ trương, khuynh hướng của Hội làø ôn hòa với nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí. 
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn ) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nghĩa quân đã xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ có lũy tre rất kiên cố và do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
II / Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25 điểm)
Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại ?
Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ
Pháp có vũ khí , quân lính mạnh ,ưu thế hơn hẳn.
Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế 
Câu a và b đúng 
Câu b và c đúng 
2. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì ?
Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước .
Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước 
Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa
Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến 
3.Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là:
a. Khởi nghĩa Ba Đình	 b. Khởi nghĩa Bãi Sậy
c.Khởi nghĩa Hương Khê 	d. Khởi nghĩa Yên Thế 
4. Vua nào ban Chiếu Cần Vương kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp?
a. Hàm Nghi 	b. Duy Tân	c. Tự Đức	c. Tôn Thất Thuyết 
5.Tại sao gọi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân ?
a. Vì cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân
b.Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra được nông dân tích cực ủng hộ
c. Vì cuộc khởi nghĩa này mục tiêu chủ yếu đòi ruộng đất cho nông dân 	
d. Tất cả các câu trên đều đúng 
6.Chính sách khai thác kinh tế của Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào ? 
Sĩ phu phong kiến tiếp thu tư tưởng mới .
Xuất hiện ba tầng lớp mới : Công nhân , tư sản , tiểu tư sản.
Sĩ phu phong kiến kinh doanh theo kiểu tư bản.
Tất cả các câu trên đều đúng 
7. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt 
Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng 
Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. 
8. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? 
 a.Nước Pháp	b. Nước Nhật 	c. Nước Nga	d.Nước Trung Quốc
III/ Hãy nối sự kiện ở cột A với cột B sao cho đúng (1 điểm )
Cột A	
Cột B
1 Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế
a Phan Bội Châu 
2 Phong trào Đông Du
b Tôn Thất Thuyết
3 Cuộc vận động Duy Tân
c Phan Đình Phùng
4 Khởi nghĩa Hương Khê
d Phan Châu Trinh
1	2..	3.	4..
 B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách ? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ?(3điểm)
Nêu các giai cấp,tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và thái độ của các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?(3 điểm)
Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền
Mã số:.........
Thứ ..........ngày ........ tháng....... năm 2007
THI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn Lịch sử 8 – Đề 2– Thời gian:45’
Điểm
Lời phê của giáo viên
Chữ ký của phụ huynh
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
I/ Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống đầu các câu sau (mỗi câu 0,25 điểm)
Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa xã hội theo lối tư sản, do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lãnh đạo
Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nghĩa quân đã xây dựng ở đây một chiến tuyến phòng thủ có lũy tre rất kiên cố và do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo.
Phong trào Đông Du do Hội Duy Tân chủ trương, khuynh hướng của Hội là ôn hòa với nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao dân trí. 
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn ) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. 
II/ Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (mỗi câu 0,25 điểm)
1. Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra quyết liệt nhưng thất bại ?
Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ
Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế 
Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.
Câu a và b đúng 
Câu a và c đúng 
2. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì ?
Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước .
Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa
Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước 
Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến 
3.Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là:
a. Khởi nghĩa Hương Khê 	 b. Khởi nghĩa Yên Thế 
c. Khởi nghĩa Ba Đình	d. Khởi nghĩa Bãi Sậy
4. Vua nào ban Chiếu Cần Vương kêu gọi mọi người đứng lên chống Pháp?
a. Duy Tân	b. Tự Đức	c. Hàm Nghi 	c. Tôn Thất Thuyết 
5.Tại sao gọi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân ?
Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra được nông dân tích cực ủng hộ
Vì cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia đều là nông dân
Vì cuộc khởi nghĩa này mục tiêu chủ yếu đòi ruộng đất cho nông dân 	
Tất cả các câu trên đều đúng 
6.Chính sách khai thác kinh tế của Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến đổi như thế nào ? 
Sĩ phu phong kiến kinh doanh theo kiểu tư bản
Sĩ phu phong kiến tiếp thu tư tưởng mới .
Xuất hiện ba tầng lớp mới : Công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
Tất cả các câu trên đều đúng 
7. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. 
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt 
Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng 
8. Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập? 
 a.Nước Pháp	b. Nước Trung Quốc	c. Nước Nga	d.Nước Nhật 
III/ Hãy nối sự kiện ở cột A với cột B sao cho đúng (1 điểm )
Cột A	
Cột B
1 Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế
a. Phan Đình Phùng
2 Phong trào Đông Du
b. Phan Châu Trinh 
3 Cuộc vận động Duy Tân
c. Phan Bội Châu 
4 Khởi nghĩa Hương Khê
d. Tôn Thất Thuyết
1	2..	3.	4..
 B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Vì sao các quan lại sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách? Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả và ý nghĩa của các đề nghị cải cách ?(3điểm)
Nêu các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và thái độ của các giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?(3điểm)
ĐÁPÁN
THI HỌC KÌ II
Môn: LỊCH SỬ 8 _ Đề chẵn
A Phần trắc nghiệm
I / 1 Đ ,2 S , 3Đ, 4S( mỗi câu 0.25đ)
II/ 1d, 2b, 3c, 4a, 5a, 6a,7d, 8b( mỗi câu 0.25đ)
III/ 1b, 2a, 3d, 4c( mỗi câu 0.25đ)
B PHẦN TỰ LUẬN
1/ - Đứng trước tình trạng đất nước nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, đòi thay đổi chính sách về chính trị, xã hội,kinh tế, văn hóa của triều đình Huế (1 điểm)
 - Nhận xét:
 + Tích cực : Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó(0.5đ)
 + Hạn chế : Các đề nghị mang tính chất rời rạc..(0.5đ)
 + Kết qủa : Triều Huế không chấp nhận các đề nghị cải cách (0.5đ)
 + Ý nghĩa : Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời(0.5đ)
2/ Mỗi tầng lớp, giai cấp nêu và giải thích vì sao
 _ Địa chủ phong kiến: đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc (0.5đ)
 _ Nông dân: Có í thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia hưởng ứng các cuộc đấu tranh (0.5đ)
 _ Công nhân: Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng (1đ)
 _ Tư sản: Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia cuộc vận động cách mạng (0.5đ)
 _ Tiểu tư sản: Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước(0.5đ)
ĐÁPÁN
THI HỌC KÌ II
Môn: LỊCH SỬ 8 – Đề lẻ
A Phần trắc nghiệm
I / 1 Đ ,2 S , 3S, 4Đ( mỗi câu 0.25điểm)
II/ 1e, 2c, 3a, 4c, 5b, 6c,7a, 8d( mỗi câu 0.25điểm)
III/ 1d, 2c, 3b, 4a( mỗi câu 0.25điểm)
B PHẦN TỰ LUẬN
1/ - Đứng trước tình trạng đất nước nguy nan và xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, đòi thay đổi chính sách về chính trị, xã hội,kinh tế, văn hóa của triều đình Huế (1 điểm)
 - Nhận xét:
 + Tích cực : Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó(0.5đ)
 + Hạn chế : Các đề nghị mang tính chất rời rạc..(0.5đ)
 + Kết qủa : Triều Huế không chấp nhận các đề nghị cải cách (0.5đ)
 + Ý nghĩa : Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời(0.5đ)
2/ Mỗi tầng lớp, giai cấp nêu và giải thích vì sao
 _ Địa chủ phong kiến: đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc (0.5đ)
 _ Nông dân: Có í thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng tham gia hưởng ứng các cuộc đấu tranh (0.5đ)
 _ Công nhân: Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến, họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng (1đ)
 _ Tư sản: Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia cuộc vận động cách mạng (0.5đ)
 _ Tiểu tư sản: Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước(0.5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi KHII Dap an.doc