Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 22: Đường kính và dây của đường tròn

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 22: Đường kính và dây của đường tròn

A. Mục tiêu: Học xong bài học sinh cần:

1. Về kiến thức:

+Phân biệt được cung và dây cung

+Biết được đường kính là dây cung lớn nhất

+Nắm được hai định lý về đường kính và dây cung

2. Về kỷ năng:

+Vận dụng hai định lý về đường kính và dây cung để giải bài tập

3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

Giáo viên Học sinh

Sgk, thước, compa Sgk, thước, compa

D. Tiến trình lên lớp:

 I.Ổn định lớp:( 1')

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 11 - Tiết 22: Đường kính và dây của đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 10/12/06
Ngày dạy:.
Tiết
22
§2. ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN
A. Mục tiêu: Học xong bài học sinh cần:
1. Về kiến thức: 
+Phân biệt được cung và dây cung
+Biết được đường kính là dây cung lớn nhất 
+Nắm được hai định lý về đường kính và dây cung
2. Về kỷ năng: 
+Vận dụng hai định lý về đường kính và dây cung để giải bài tập 
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Sgk, thước, compa
Sgk, thước, compa
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Khi nào điểm M nằm trên đường tròn tâm O bán kính R? 
Nêu sự xác định đường tròn ?
Đường tròn có trục đối xứng không ?
OM = R
Qua ba điểm không thẳng hàng xác định duy nhất một đường tròn
Bất cứ đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn
	III.Bài mới: (30')
Giáo viên
Học sinh
Cho đường tròn tâm O bán kính R. Hai điểm A, B thuộc (O), mỗi phần đường tròn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là AB gọi là một cung tròn và đoạn thẳng AB được gọi là một dây cung. 
Vấn đề: Các dây cung có quan hệ gì ?
Lắng nghe, suy nghĩ
HĐ1: So sánh độ dài của đường kính và dây (10’)
GV: Vẽ một đường tròn và một dây cung AB bất kỳ của nó ? HS: Thực hiện
GV: Chứng minh AB £ 2R ?
HS: Nếu dây AB là đường kính thì AB=R
Nếu dây AB không phải là đường kính thì 
AB < OA + OB = 2R. Vậy AB £ 2R.
GV: Qua bài toán này ta rút ra kết luận gì?
(Gợi ý: Với đường trong dây cung nào là dây cung lớn nhất) 
HS: Phát biểu định lý sgk/103
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
Định lý 1: Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính
HĐ2: Quan hệ giữa đường kính và dây cung (20’)
GV: Vẽ (O; R), AB là một đường kính, CD là một dây cung và AB vuông góc với CD tại I ? 
HS: Thực hiện
GV: Dự đoán vị trí của I trên CD ?
HS: I là trung điểm của CD
GV: Hãy chứng minh I là trung điểm của CD?
HS: Nếu CD là đường kính thì hiển nhiên I là trung điểm của CD. Còn nếu CD không phải là đường kính thì do OI là đường cao ứng với cạnh đáy của D cân COD nên I phải là trung điểm của CD. 
GV: Qua bài toán này ta rút ra kết luận gì? HS: Phát biểu định lý 2 sgk/103
GV: Vấn đề ngược lại có đúng không ? HS: Đúng
GV: Chứng minh ? 
HS: Chỉ chứng minh trong trường hợp dây cung CD không phải là đường kính và quên trường hợp CD là đường kính
GV: Xét thêm trường hợp CD là đường kính ? HS: Trường hợp này không đúng
GV: Vậy ta có kết luận gì? 
HS: Phát biểu định lý 3 sgk/103
2. Quan hệ giữa đường kính và dây cung
Định lý 2: Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
Định lý 3: Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
	IV. Củng cố: (8')
	Giáo viên
Học sinh
?2
*Yêu cầu học sinh thực hiện 
*Cho CD là một dây cung của nửa đường tròn đường kính AB. Các đường thẳng vuông góc với CD tại C và D cắt AB theo thứ tự tại M và N. Chứng minh AM = BN
Gợi ý: Chứng minh OM=ON
12 cm
Kẻ OK^CD. Suy ra KC=KD và
OK//MC//ND. Do đó: OM=ON 
Suy ra: AM = BN
V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')	
	Thực hiện bài tập: 10, 11 sgk/104 - Tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet22.doc