Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập

A. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố:

+Quan hệ đường kính và dây

2. Về kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:

+Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau dựa vào quan hệ vuông góc của dây và đường kính

+Chứng minh vuông góc dựa vào quan hệ vuông góc của dây và đường kính

3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Luyện tập

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

Giáo viên Học sinh

Hệ thống bài tập, thước, Compa Sgk, thước, Compa

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 12 - Tiết 23: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 10/12/06
Ngày:...
Tiết
23
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố:
+Quan hệ đường kính và dây
2. Về kỷ năng: Rèn luyện cho học sinh kỷ năng:
+Chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau dựa vào quan hệ vuông góc của dây và đường kính
+Chứng minh vuông góc dựa vào quan hệ vuông góc của dây và đường kính
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Luyện tập
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hệ thống bài tập, thước, Compa
Sgk, thước, Compa
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Nêu quan hệ đường kính và dây cung ?
Định lý 2, 3 sgk/103
	III.Luyện tập: (37')
HĐ1: Bài 1 (7')
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình nêu gt, kl
HS: Thực hiện
GV: IO = ?; OD = ?
HS: IO = 3 cm; OD = 6cm
GV: ID = ?
HS: 
GV: CD = ?
HS: CD = 2ID 
Bài 1: Cho (O) đường kính AB = 12 cm
Dây CD vuông góc với AB tại trung điểm I của OA. 
a) Tính CD
HĐ2: Bài 2 (10')
GV: Tứ giác OCDA là hình gì ?
HS: CD và OA vuông góc tại trung điểm của chúng nên CODA là hình thoi
GV: Tính số đo góc OCD ?
HS: OC=CA=AO nên tam giác OCA có góc COA bằng 600. Suy ra:ÐCOD = 1200
b) Tứ giác OCDA là hình gì ?
c) Tính số đo góc OCD
HĐ3: Bài 3 (20')
GV: Yêu cầu học sinh vẽ hình, nêu gt, kl
HS: Thực hiện
GV: Kẻ OM vuông góc với CD. Gọi N là giao của OM với AK. MC như thế nào với MD? ON có phải là đường trung bình của DAKB không ? Vì sao ?
HS: MC=MD (đường kính vuông góc với dây); Do OM vuông góc với CD nên ON//BK mà OA=OB nên ON là đường trung bình của DABK
GV: Suy ra AN như thế nào với NK?
HS: AN = NK
GV: MN có phải là đường trung bình của DAHK không ? Vì sao ?
HS: MN//AH (cùng vuông góc với CD) và AN=KN nên MN là đường trung bính của DAHK
GV: Suy ra HM như thế nào với MK?
HS: HM = MK
GV: Suy ra CK như thế nào với DH?
HS: Do MC=MD; HM=MK mà 
CK=MC-MK; DH=MD–HM nên 
CK=DH
Bài 3: Cho (O), đường kính AB. Dây CD cắt đường kính AB tại I. Gọi H, K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh CK=DH
	IV. Củng cố:(3')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Nêu quan hệ đường kính và dây cung ?
Định lý 2, 3 sgk/103
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')	
Thực hiện bài tập: Cho đường tròn (O) điểm A nằm bên trong đường tròn, điểm B nằm bên ngoài đường tròn sao cho trung điểm I của AB nằm bên trong 
đường tròn. Vẽ dây CD vuông góc với OI tại I. 
Tứ giác ABCD là hình gì? Vì sao?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet23.doc