Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 14 - Tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 14 - Tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

A. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

+Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau

+Nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn

+Hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.

 2. Về kỷ năng: Giúp cho học sinh có kỷ năng:

+Vẽ đường tròn nội tiếp 1 tam giác cho trước

+Vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau giải bài tập

 3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 772Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 14 - Tiết 28: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 19/12/06
Ngày dạy:
Tiết
28
§6. TÍNH CHẤT CỦA HAI TIẾP TUYẾN CẮT NHAU
A. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được các tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
+Nắm được thế nào là đường tròn nội tiếp tam giác, tam giác ngoại tiếp đường tròn
+Hiểu được đường tròn bàng tiếp tam giác.
	2. Về kỷ năng: Giúp cho học sinh có kỷ năng:
+Vẽ đường tròn nội tiếp 1 tam giác cho trước
+Vận dụng các tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau giải bài tập
	3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Compa, hình 80, 81 sgk/114, 115
Sgk, Compa, thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Nêu dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn ?
Dấu hiệu sgk/110
	III.Bài mới: (30')
Giáo viên
Học sinh
Tiết trước ta đã biết rằng qua một điểm nằm ngoài (O) luôn dựng được hai tiếp tuyến của (O). Hai tiếp tuyến này có tính chất gì?
Suy nghĩ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Định lý (15’)
GV: Vẽ đường tròn (O), A là một điểm nằm ngoài (O). Kẻ hai tia tiếp tuyến AM và AN của (O), M và N là hai tiếp điểm.
HS: Thực hiện
GV: DAMO có bằng DANO không? 
HS: DAMO và DANO là hai tam giác vuông chung cạnh huyền và có hai cạnh góc vuông bằng nhau nên chúng bằng nhau.
GV: Suy ra: AM?AN HS: AM = AN
GV: Góc MAO và góc NAO như thế nào? HS: Góc MAO và góc NAO có số đo bằng nhau
GV: Góc AMO và góc ANO như thế nào? HS: Góc AMO và góc ANO có số đo bằng nhau
GV: Tổng quát, hãy phát biểu kết quả của bài toán trên thành một định lý?
HS: Phát biểu định lý sgk/113
GV: Hãy nêu cách xác định tâm của một hình tròn đường tròn ? 
HS: Lấy ba điểm và dựng đường trung trực của hai đoạn tọa từ ba điểm đó.
GV: Có cách nào khác ?
HS: Dùng “thước phân giác”
GV: Hãy giải thích cơ sở xác định tâm đường tròn bẳng “thước phân giác”?
HS: Do tâm đường tròn nằm trên phân giác của góc tạo bởi hai tia tiếp tuyến cắt nhau nên chỉ cần giao điểm của hai tia là ta có tâm.
1.Định lý
Định lý: 
AM = AN
AO là phân giác của góc MAN
OA là phân giác của góc MON
HĐ2: Đường tròn nội tiếp tam giác (10’)
GV: Vẽ tam giác ABC. Gọi I là giao điểm của ba đường phân giác. HS: Thực hiện
GV: Gọi D, E, F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ I đến AB, AC, BC. HS: Thực hiện
GV: Ba đoạn thẳng ID, IE, IF có bằng nhau không ? 
HS: Do I nằm trên phân giác của góc A nên ID = IE. Mặt khác I cũng nằm trên phân giác của góc B nên ID = IF. Suy ra ID=IE=IF.
GV: Như vậy, D, E, F nằm trên đường tròn (I). Vì trí các cạnh của tam giác như thế nào với (I) ?
HS: Tiếp xúc
GV: Đường tròn (I) được gọi là đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tổng quát: Định nghĩa đường tròn nội tiếp tam giác?
HS: Phát biểu định nghĩa sgk/114
GV: Lúc đó, người ta còn gọi tam giác ABC ngoại tiếp (I). 
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là điểm nào ? 
HS: Giao điểm của ba đường phân giác
2.Đường tròn nội tiếp tam giác
Định nghĩa: Sgk/114
HĐ3: Đường tròn bàng tiếp (5’)
GV: Cho tam giác ABC, K là giao điểm của các đường phân giác ngoài tại B và C.
HS: Thực hiện
GV: Gọi D, E, F là chân các đường vuông góc kẻ từ K đến các đường thẳng BC, AC, AB
HS: Thực hiện
GV: Ba điểm D, E, F có nằm trên (K) không?
HS: Do KF=KD và KD=KE nên KF=KD=KE. Suy ra D, E, F nằm trên (K)
GV: (K) được gọi là đường tròn bàng tiếp trong góc A của tam giác ABC.
HS: Lắng nghe, ghi nhớ
GV: Tâm đường tròn bàng tiếp trong góc C của tam giác ABC là điểm nào ?
HS: Giao điểm của phân giác trong của góc C và đường phân giác ngoài tại A hoặc B. Hoặc giao điểm của hai phân giác ngoài tại B và A. 
3. Đường tròn bàng tiếp
Định nghĩa: sgk/115
	IV. Củng cố: (8')
	Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 26 sgk/115
Thực hiện 
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
1.Ghi nhớ tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau	
	2.Thực hiện bài tập: 27, 28, 29 – Tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet28.doc