Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 15 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn

Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 15 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn

A. Mục tiêu:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

+Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn

+Biết tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau

+Biết tính chất của hai đường tròn cắt nhau.

2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:

+Vận dụng các kiến vào việc giải bài tập.

3. Về thái độ: Suy luận

B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:

Giáo viên Học sinh

Đường tròn bằng thép; Compa, thước Sgk, compa, thước

D. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy môn Hình học 9 - Tuần 15 - Tiết 30: Vị trí tương đối của hai đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 24/12/06
Ngày dạy:
Tiết
30
§7. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA HAI ĐƯỜNG TRÒN
A. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn
+Biết tính chất của hai đường tròn tiếp xúc nhau
+Biết tính chất của hai đường tròn cắt nhau.
2. Về kỷ năng: Giúp học sinh có kỷ năng:
+Vận dụng các kiến vào việc giải bài tập.
3. Về thái độ: Suy luận
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Đường tròn bằng thép; Compa, thước
Sgk, compa, thước
D. Tiến trình lên lớp:
	I.Ổn định lớp:( 1')
	II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Vị trí tương đối của đường thẳng (d) và đường tròn (O) trong mặt phẳng như thế nào?
Cắt nhau, tiếp xúc, không giao nhau
	III.Bài mới: (30')
	Vấn đề: Trong mặt phẳng vị trí tương đối của hai đường tròn như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1: Ba vị trí tương đối của hai đường tròn(17’)
GV: Yêu cầu học sinh quan sát mô hình thể hiện vị trí của hai đường tròn có bán kính khác nhau (nếu có máy tính thì dùng máy, còn không thì vẽ một đường tròn lên bảng và cho đường tròn bằng thép di chuyển) HS: Quan sát
GV: Dừng ở vị trí có hai điểm chung và hỏi: Ở vị trí này hai đường tròn có mấy điểm chung?
HS: Có hai điểm chung
GV: Hai đường tròn có thể có ba điểm chung hay không? HS: Nếu chúng có ba điểm chung thì chúng trùng nhau
GV: Trường hợp hai đường tròn có hai điểm chung ta nói hai đường tròn đó như thế nào?
HS: Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau. 
GV: Hai điểm chung được gọi là gì? Đoạn thẳng nối hai điểm đó được gọi là gì?
HS: Hai điểm chung đó được gọi là giao điểm. Đoạn thẳng nối hai giao điểm gọi là dây chung.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tiếp
HS: Quan sát
GV: Dừng ở vị trí hai đường tròn tiếp xúc trong, tiếp xúc ngoài. Ở hai vị trí này hai đường tròn có mấy điểm chung ? HS: Có một điểm chung
GV: Trường hợp này ta nói hai đường như thế nào? HS: Tiếp xúc nhau. Điểm chung đó gọi là tiếp điểm
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tiếp
HS: Quan sát
GV: Dừng ở vị trí hai đường tròn ngoài nhau và đường tròn này chứa đường tròn kia. Ở hai vị trí này hai đường tròn có điểm chung không?
HS: Không có điểm chung
GV: Trường hợp này ta nói hai đường tròn như thế nào? HS: Không giao nhau.
1.Ba vị trí tương đối của hai đường tròn
(O) và (O’) cắt nhau
(O) và (O’) tiếp xúc nhau
(O) và (O’) không có điểm chung
HĐ2: Tính chất đường nối tâm (13’)
GV: Trong trường hợp (O) và (O’) cắt nhau. Gọi A và B là hai giao điểm. Nối O và O’. Đoạn OO’ và đoạn AB có quan hệ gì? HS: Do đường kính là trục đối xứng của đường tròn nên đường thẳng OO’ là trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn. Suy ra A, B đối xứng nhau qua OO’ hay OO’ là trung trực của AB. (hoặc OA = OB và O’A = O’B nên OO’ là trung trực của AB.
GV: Trong trường hợp tiếp xúc. Gọi A là điểm chung. Nối O với O’. Điểm A có thuộc OO’ không ? HS: Do A là điểm chung duy nhất của hai đường tròn nên nó phải nằm trên trục đối xứng của hình tạo bởi hai đường tròn hay A nằm trên OO’.
GV: Tổng quát hãy phát biểu kết quả trên thành một định lý? 
HS: Phát biểu định lý sgk/119
2.Tính chất đường nối tâm
*(O) và (O’) cắt nhau tại A và B 
OO’^ AB (tại M)
MA=MB
Þ
*(O) và (O’) tiếp xúc nhau tại A Þ ba điểm O, O’, A thẳng hàng 
IV. Củng cố: (8')
	Giáo viên
Học sinh
Yêu cầu học sinh thực hiện ?3 sgk/119
Gọi M là giao của AB và OO’. Ta có:
MA=MB và OA=OB nên OM là đường trung bình của DCAB nên AM//CB hay OO’//BC (1). Tương tự: OO’//BD (2). Từ (1) và (2) suy ra C, B, D thẳng hàng.
	V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(1')
	Thực hiện bài tập: 33, 34 sgk/119

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet30.doc