A. Mục tiêu:
Chỉ ra các suy luận sai lầm của học sinh.
Chỉ ra cách trình bày chưa chính xác của học sinh.
B. Phương pháp: Diễn giải
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên Học sinh
Đề bài Đề bài, bài làm
D. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp:( 1')
II.Trả bài: (42')
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Ngày Soạn: 09/1/07 Ngày dạy:............... Tiết 36 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ A. Mục tiêu: Chỉ ra các suy luận sai lầm của học sinh. Chỉ ra cách trình bày chưa chính xác của học sinh. B. Phương pháp: Diễn giải C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: Giáo viên Học sinh Đề bài Đề bài, bài làm D. Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp:( 1') II.Trả bài: (42') Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Phần trắc nghiệm (10') GV: Câu 4 chọn câu trả lời nào? Vì sao? HS: D vì “sin bằng đối trên kề” GV: Câu 5 chọn câu trả lời nào? Vì sao? HS: B vì GV: Câu 6 chọn câu trả lời nào? HS: A, D đúng; B, C sai 1) Trắc nghiệm HĐ2: Phần tự luận (32') GV: Vẽ hình, ghi gt, kl HS: Thực hiện GV: Tứ giác ABCD là hình gì? HS: AD, BC cùng vuông góc với xy nên AD//BC. Suy ra ABCD là hình thang GV: OM là đường gì tứ giác của ABCD? HS: OM vuông góc với xy nên OM//AD, OM//BC. Mặt khác OA=OB=R. Do đó OM là đường trung bình của hình thang ABCD. GV: OM là đường trung bình của hình thang ABCD nên MD ? MC HS: MD = MC GV: OM là đường trung bình của hình thang ABCD nên ngoài song song ra, OM?AD và BC HS: 2OM = AD + BC GV: Từ đẳng thức này ta có nhận xét gì? HS: AD + BC = 2R hay AD + BC không đổi khi M di chuyển GV: Để chứng minh E thuộc đường tròn đường kính CD, ta cần chứng minh điều gì? HS: ME = MD = MC hoặc góc DEC là góc vuông GV: Để chứng minh ME = MC ta cần chứng minh điều gì? HS: BM là tia phân giác của góc EBC GV: Để chứng minh BM là tia phân giác của góc EBC ta cần chứng minh điều gì? HS: Góc OBM bằng góc CBM GV: Khai thác giả thiết, ta có góc OMB như thế nào với góc OBM? HS: Tam giác OMB cân tại O. Do đó, góc OMB bằng góc OBM GV: Góc OMB như thế nào với góc OBC? HS: Do OM và BC cùng vuông góc với xy nên góc MBC bằng góc OBM GV: Suy ra góc OBM như thế nào với góc CBM? HS: Góc OBM bằng góc CBM GV: Nếu góc OBM bằng góc CBM thì BM là đường gì của góc OBC? HS: Là đường phân giác GV: BM là phân giác của góc OBC suy ra ME?MC HS: ME=MC GV: Suy ra E, D, C có quan hệ gì? HS: Cách đều điểm M hay E thuộc đường tròn đường kính CD 2) Tự luận Cho nửa đường tròn tâm (O) đường kính AB=2R từ một điểm M trên nửa đường tròn ta kẻ tiếp tuyến xy, vẽ AD và BC vuông góc với xy. a) Chứng minh MC=MD b) Chứng minh AD+BC có giá trị không đổi khi M chuyển động trên nửa đường tròn c) Vẽ ME vuông góc với AB (E thuộc AB). Chứng minh E thuộc đường tròn đường kính CD Chứng minh: a) AD, BC cùng vuông góc với xy nên AD//BC. Suy ra ABCD là hình thang OM vuông góc với xy nên OM//AD, OM//BC. Mặt khác OA=OB=R. Do đó OM là đường trung bình của hình thang ABCD. Suy ra: MD = MC b) Do OM là đường trung bình của hình thang ABCD nên 2OM=AD + BC Hay AD + BC = 2R Suy ra: AD + BC không đổi khi M di chuyển c) Tam giác OMB cân tại O. Do đó, góc OMB bằng góc OBM Do OM // BC nên góc MBC bằng góc OBM Suy ra góc OBM bằng góc CBM Do đó BM là đường phân giác góc OBC mà ME vuông góc BO và MC vuông góc với BC nên ME=MC Suy ra E, D, C cách đều điểm M hay E thuộc đường tròn đường kính CD III. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà: (1') Xem trước bài "Góc ở tâm. Số đo cung"
Tài liệu đính kèm: