Thiết kế bài dạy môn học Hình học 9 - Tiết 40 đến tiết 46

Thiết kế bài dạy môn học Hình học 9 - Tiết 40 đến tiết 46

A. MỤC TIÊU

* HS nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp.

* Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp.

* Nhận biết (bằng cách vẽ hình) và chứng minh được các hệ quả của định lý góc nội tiếp.

* Biết cách phân chia các trường hợp.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

* GV: - Bảng phụ hoặc giấy trong (đèn chiếu) vẽ sẵn hình 13, 14, 15, 19, 20 SGK, ghi sẵn định nghĩa, định lý, hệ quả (hình vẽ minh hoạ các hệ quả) và một số câu hỏi, bài tập.

- Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu, bút dạ.

* HS: - Ôn tập về góc ở tâm, tính chất góc ngoài của tam giác.

- Thước kẻ, compa, thước đo góc.

 

doc 45 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy môn học Hình học 9 - Tiết 40 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
§3GÓC NỘI TIẾP
A. MỤC TIÊU
* HS nhận biết được những góc nội tiếp trên một đường tròn và phát biểu được định nghĩa về góc nội tiếp.
* Phát biểu và chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp.
* Nhận biết (bằng cách vẽ hình) và chứng minh được các hệ quả của định lý góc nội tiếp.
* Biết cách phân chia các trường hợp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* GV: - Bảng phụ hoặc giấy trong (đèn chiếu) vẽ sẵn hình 13, 14, 15, 19, 20 SGK, ghi sẵn định nghĩa, định lý, hệ quả (hình vẽ minh hoạ các hệ quả) và một số câu hỏi, bài tập.
- Thước thẳng, compa, thước đo góc, phấn màu, bút dạ.
* HS: - Ôn tập về góc ở tâm, tính chất góc ngoài của tam giác.
- Thước kẻ, compa, thước đo góc.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
1. ĐỊNH NGHĨA (10 phút)
GV nói: Ở bài trước ta đã được biết góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.
GV đưa hình 13 Tr 73 SGK lên màn hình và giới thiệu:
Trên hình có góc BAC là góc nội tiếp. Hãy nhận xét về đỉnh và cạnh của góc nội tiếp.
GV khẳng định: Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn và hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
GV giới thiệu: cung nằm bên trong góc được gọi là cung bị chắn.
Ví dụ ở hình 13a. Cung bị chắn là cung nhỏ BC; ở hình 13b. cung bị chắn là cung lớn BC. Đây là điều góc nội tiếp khác góc ở tâm vì góc ở tâm chỉ chắn cung nhỏ hoặc nửa đường tròn.
- GV yêu cầu HS làm ?1 SGK. Vì sao các góc ở hình 14 và hình 15 không phải là góc nội tiếp?
GV đưa hình 14 và 15 SGK lên màn hình.
O
O
B
	a.	b.
O
O
G
E
	Hình 15
GV. Ta đã biết góc ở âm có số đo của cung bị chắn (£ 180oC). Còn số đo góc nội tiếp có quan hệ gì với số đo của cung bị chắn? Ta hãy thực hiện ?2.
HS. Góc nội tiếp có:
- Đỉnh nằm trên đường tròn.
- Hai cạnh chứa hai dây cung của đường tròn đó.
Một HS đọc to lại định nghĩa góc nội tiếp.
O
O
D
C
HS quan sát, trả lời.
- Các góc ở hình 14 có đỉnh không nằm trên đường tròn nên không phải là góc nội tiếp.
- Các góc ở hình 15 có đỉnh nằm trên đường tròn nhưng góc E ở 15 a. cả hai cạnh không chứa dây cung của đường tròn. Góc G ở hình 15 b. một cạnh không chứa dây cung của đường tròn.
Hoạt động 2
2. ĐỊNH LÝ (18 phút)
GV yêu cầu S thực hành đo trong SGK.
- Dãy 1 đo ở hình 16 SGK.
- Dãy 2 và 3 đo ở hình 17 SGK.
- Dãy 4 đo ở hình 18 SGK.
GV ghi lại kết quả các dãy thông báo rồi yêu cầu HS so sánh số đo của góc nội tiếp với số đo của cung bị chắn.
GV yêu cầu HS đọc định lý Tr 73 SGK và nêu giả thiết và kết luận của định lý.
GV: Ta sẽ chứng minh định lý trong 3 trường hợp:
- Tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc.
- Tâm đường tròn nằm bên trong góc.
- Tâm đường tròn nằm bên ngoài góc.
a. Tâm O nằm trên một cạnh của góc.
GV vẽ hình
Hãy chứng minh định lý
- GV. Nếu cung BC = 70o thì góc BAC có số đo bằng bao nhiêu?
b. Tâm O nằm bên trong góc.
- GV vẽ hình.
GV. Để áp dụng được trường hợp a, ta vẽ đường kính AD. Hãy chứng minh góc BAC = sđ cung BC trong trường hợp này (có thể tham khảo cách chứng minh SGK).
HS thực hành đo góc nội tiếp và đo cung (thông qua các góc ở tâm) theo dãy, rồi thông báo kết quả và rút ra nhận xét.
HS: số đo của góc nội tiếp bằng nửa số đo của cung bị chắn.
Một HS đọc to định lí SGK.
GT
Góc BAC: góc nội tiếp (O)
KL
Góc BAC = sđ cung BC
HS vẽ hình; ghi giả thiết, kết luận vào vở.
HS nêu: DOAC cân do OA = OC = R
Þ Â = CÂ
Có góc BOC = Â + CÂ (tính chất góc ngoài của D).
Þ góc BAC = góc BOC
Mà góc BOC = sđ cung BC ( có AB là đường kính Þ cung BC là cung nhỏ).
Þ góc BAC = sđ cung BC
- Cung BC = 70o thì góc BAC = 35o
b. 
HS vẽ hình vào vở.
HS nêu chứng minh.
- Vì O nằm trong góc BAC nên tia AD nằm giữa hai tia AB và AC:
Góc BAC = góc BAD + góc DAC
Mà góc BAD = sđ cung BD (theo c/m a)
Góc DAC = sđ cung DC (theo c/m a)
c) Tâm O nằm bên ngoài góc.
GV vẽ hình, gợi ý chứng minh (vẽ đường kính AD, trừ từng vế hai đẳng thức) và giao về nhà hoàn thành. 
góc = sđ (góc + góc )
= sđ góc (vì D nằm trên góc)
c) HS vẽ hình, nghe GV gợi ý để về nhà chứng minh.
Hoạt động 3
3. HỆ QUẢ (10 phút)
GV đưa lên màn hình bài tập
Cho hình vẽ sau :
Có AB là đường kính, cung AC = cung CD
Chứng minh
Góc ABC = góc CBD = góc AEC
b) So sánh góc AEC và góc AOC
c) Tính góc ACB
GV yêu cầu HS suy nghĩ trong 2 phút rồi chứng minh
Như vậy từ chứng minh a ta có tính chất : trong một đường tròn các góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc chắn các cung bằng nhua thì bằng nhau.
Ngược lại, trong một đường tròn, nếu các góc nội tiếp bằng nhau thì các cung bị chắn như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc hệ quả a và b Tr 74, 75 SGK.
- Chứng minh b rút ra mối liên hệ gì giữa góc nội tiếp và góc ở tâm nếu góc nội tiếp £ 900 ?
GV đưa lên màn hình hình vẽ
Cho góc . Tính goc.
Vậy với góc nội tiếp lớn hơn 900, tính chất trên không còn đúng.
- Còn góc nội tiếp chắn nửa đường tròn thì sao ?
GV yêu cầu một HS đọc to các hệ quả của góc nội tiếp.
HS nêu cách chứng minh
Có góc = sđ góc AC
Góc CBD = sđ góc 
Góc AEC = sđ góc AC
(theo định lí góc nội tiếp)
Mà cung AC = cung CD (giả thiết)
 góc ABC = góc CBD = góc AEC
b) 
 (số đo góc ở tâm)
Þ 
c) 
- Trong một đường tròn, nếu các góc nội tiếp bằng nhau thì các cung bị chắn bằng nhau.
- Một HS đọc to hai hệ quả a và b SGK.
- Từ chứng minh b ta rút ra : góc nội tiếp £ 900 có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
- 
Þ 
- Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
Hoạt động 4
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ (5 phút)
Bài tập 15 Tr 75 SGK
( Đề bài đưa lên màn hình )
Bài tập 16 Tr 75 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình )
a)Biết góc , tính góc 
b) gócthì góc có số đo là bao nhiêu?
- Phát biểu định nghĩa góc nội tiếp.
- Phát biểu định lí góc nội tiếp.
HS trả lời:
Đúng
Sai
a) 
b)
HS phát biểu như SGK.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Học thuộc định nghĩa, định lí, hệ quả của góc nội tiếp. Chứng minh được định lí trong trường hợp tâm đường tròn nằm trên một cạnh của góc và tâm đường tròn nằm bên trong góc.
- Bài tập về nhà số 17, 18, 19, 20, 21 Tr 75, 76 SGK.
Chứng minh lại bài tập 13 Tr 72 bằng cách dùng định lí góc nội tiếp
Tiết 41
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Củng cố định nghĩa, định lí và các hệ quả của góc nội tiếp.
Rèn kĩ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng các tính chất của góc nội tiếp vào chứng minh hình.
Rèn tư duy lôgíc, chính xác cho HS.
B. CHẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV : - Bảng phụ hoặc giấy trong ( đèn chiếu) hgi đề bài, vẽ sẵn một số hình.
- Thước thẳng, compa, êke, bút dạ, phấn màu.
HS : - Thước kẻ, compa, êke.
 - Bảng phụ nhóm, bút dạ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA (8 phút)
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
- HS1 : a) Phát biểu định nghiã và định lí góc nội tiếp.
Vẽ một góc nội tiếp 300.
b) Trong các câu sau, câu nào sai.
A. Các góc nội tiếp chắn các cung bằng nhau thì bằng nhau.
B. Góc nội tiếp bao giờ cũng có số đo bằng nửa số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung.
C. Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn là góc vuông.
D. Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đường tròn.
- HS 2 : Chữa bài tập 19 Tr 75 SGK ( Đề bài đưa lên màn hình)
Nếu HS vẽ trường hợp DSAB nhọn, thì GV đưa thâm trường hợp tam giác tù (hoặc ngược lại).
GV nhận xét, cho điểm.
Hai HS lên kiểm tra.
- HS1 : a) Phát biểu định nghĩa, định lí góc nội tiếp như SGK.
+ Vẽ góc nội tiếp 300 bằng cách vẽ cung 600
b) Chọn B 
Thiếu điều kiện góc nội tiếp nhỏ hơn hặc bằng 900
- HS2 : Chữa bài 19 SGK
DSAB có 
(góc nội tiếp chắn đường tròn)
Þ AN ^ SB, BM ^ SA.
Vậy An và BM là hai đường cao của tam giác Þ H là trực tâm
ÞSH thuộc đường cao thứ ba
(vì trong một tam giác, ba đường cao đồng quy) Þ SH ^ AB
HS lớp nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP (30 phút)
Bài 20 Tr 76 SGK
GV đưa đề bài lên màn hình yêu cầu một HS lên vẽ hình.
Chứng minh C, B, D thẳng hàng
Bài 21 Tr 76 SGK
( Đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình)
- GV : DMBN là tam giác gì ?
- Hãy chứng minh.
HS vẽ hình
Nối BA, BC, BD ta có
 (góc nội tiếp chắn đường tròn)
Þ 
Þ C, B, D thẳng hàng.
HS vẽ hình vào vở
HS nhận xét : DMBN là tam giác cân
- Đường tròn (O) và (O’) là hai đường tròn bằng nhau, vì cùng căng dây AB
Bài 22 Tr 76 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình)
Hãy chứng minh MA2 = MB.MC
Bài 23 Tr76 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm.
Nửa lớp xét trường hợp điểm M nằm bên trong đường tròn.
Nửa lớp xét trường hợp điểm M nằm bên ngoài đường tròn.
(chú ý HS có thể xét cặp tam giác đồng dạng khác là DMCBR D MAD)
HS có thể chứng minh
D MAC R D MDB vì có 
chung
Goc MAC = góc MBD (tính chất của tứ giác nội tiếp ABDC)
Các nhóm hoạt động khoảng 3 ® 4 phút thì đại diện nhóm lên trình bày bài.
Bài 13 Tr 72 SGK.
Chứng minh định lí : Hai cung chắn giữa hai dây song song bằng cách dùng góc nội tiếp.
GV lưu ý HS vận dụng định lí trên để về nhà chứng minh bài 26 SGK.
Bài 20 Tr76 SBT
(đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình)
a) D MBD là D gì ?
b) So sánh D BDA và D BMC.
c) Chứng minh MA = MB + MC
Þ 
Có 
Theo định lí góc nội tiếp
Þ . Vậy DMBN cân tại B.
HS vẽ hình
- HS chứng minh
Có góc (góc nội tiếp chắn đường tròn).
Þ Am là đường cao của tam giác vuông ABC.
Þ MA2 = MB.MC (hệ thức lượng trong tam giác vuông h2 = b’c’).
HS hoạt động theo nhóm.
Trường hợp M nằm bên trong đường tròn
Xét D MAC và D MDB có
đối đỉnh
 (hai góc nội tiếp cùng chắn cung CB)
Þ D MAC R D MDB (g-g)
Þ = Þ MA.MB = MC.MD
b) Trường hợp M nằm ngoài đường tròn
HS chứng minh D MADR DMCB
Þ=ÞMA.MB= MC.MD
Đại diện hai nhóm trình bày bài.
HS lớp nhận xét.
HS nêu cách chứng minh
Có AB// CD (gt)
Þ góc BAD = góc ADC (so le tro ... SGK
( Đề bài đưa lên màn hình).
Một HS lên bảng kiểm tra
Phát biểu các định lí như SGK
HS vẽ hình
2.
GV nhận xét, cho điểm.
Chứng minh góc ASC = góc MCA
Hoạt động 2
CHỮA BÀI TẬP (8 phút)
Chữa bài 40 tr 83 SGK
GV: gọi một HS lên vẽ hình bài tập 40 SGK
- GV yêu cầu HS khác trình bày bài giải
GV và HS dưới lớp đánh giá nhận xét HS chữa bài.
GV: còn cách nào khác không?
Một HS lên vẽ hình
Bài giải
Có Cách khác
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP (27 phút)
Bài 1 (bài 41 tr 83 SGK)
- GV để HS toàn lớp độc lập làm bài trong 3 phút, sau đó gọi một HS lên bảng trình bày.
GV bổ sung thêm câu hỏi:
Cho 
Hãy tính sđCN và sđ BM
GV: tìm cách tính mà không phụ thuộc kết quả bài 41 SGK
Bài 2 ( bài 42 tr 83 SGK)
GV vẽ sẵn hai hình trên bảng phụ, sau 1 phút cho HS thi giải bài nhanh, đúng , gọn.
GV thu bài của năm HS làm nhanh nhất và một HS làm chưa xong chấm điểm, sau đó cùng HS đánh giá nhận xét hai HS trên bảng.
Bài 3: Từ một điểm M ở bên ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến MB; MC. Vẽ đường kính BOD. Hai đường thẳng CD và MB cắt nhau tại A. Chứng minh M là trung điểm của AB.
(GV đưa đầu bài trên bảng phụ).
Một HS đọc to đề bài, sau đó vẽ hình viết giả thiết, kết luận lên bảng
Đường tròn (O)
Cát tuyến ABC; AMN
A+ BSM = 2.CMN
Giải
HS nêu cách làm:
Aùp dụng kết quả trên, ta có:
HS có thể nêu: gọi sđ CN là x và sđ BM là y:
Ta có:
Một HS đọc to đề bài.
HS vẽ hình vào vở.
Hai HS lên bảng thi giải bài trên bảng phụ.
Giải
a. Gọi giao điểm của AP và RQ là K
Ta có:
GV: cho HS làm bài theo cặp 
(Hai HS cùng bàn là một cặp)
Hướng dẫn chứng minh (nếu cần thiết).
MA 	= 	MB
	Ý
MA 	= 	MC (vì MB = MC)
	Ý 
DAMC cân tại M
	Ý 
 	= 	CÂ1
	Ý
 	= 	CÂ2 (vì CÂ1 = CÂ2 đối đỉnh)
GV: Qua các bài tập vừa làm, chúng ta cần lưu ý: để tính tổng (hoặc tính hiệu) số đo hai cung nào đó, ta thường dùng phương pháp thay thế một cung bởi một cung khác bằng nó, để được hai cung liền kề nhau (nếu tính tổng) hoặc hai cung có phần chung (nếu tính hiệu).
GV: Có thể đặt thêm câu hỏi cho bài tập này không?
Nếu được, hãy nêu thêm một vài câu hỏi nữa, rồi trả lời.
Một HS đọc to đề bài, sau đó vẽ hình trên bảng.
Giải:
Theo đầu bài: Â là góc có đỉnh ngoài đường tròn nên:
(vì sđ cung BCD = sđ cung BmD = 180o)
Mà CÂ2 = sđ cung CD (góc tạo bởi hai tia tiếp tuyến và dây)
CÂ1 = CÂ2 (do đối đỉnh)
Vậy  = CÂ1 Þ DAMC cân tại M.
Þ AM = MC
Mà MC = MB (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau).
Þ AM = MB.
HS: có thể đặt thêm câu hỏi bài tập này.
Chẳng hạn: Chứng minh MO // AD
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Về nhà cần nắm vững các định lý về số đo các loại góc, làm bài tập cần nhận biết đúng các góc với đường tròn.
- Làm các bài tập: 43 Tr 83 SGK
31; 32 Tr 78 SBT
- Đọc trước bài số §6. Cung chứa góc. Mang đầy đủ dụng cụ (thước kẻ, compa, thước đo góc) để thực hành dựng cung chứa góc).
Tiết 46
§6. CUNG CHỨA GÓC
A. MỤC TIÊU
* HS hiểu cách chứng minh thuận, chứng minh đảo và kết luận quỹ tích cung chứa góc.
Đặc biệt là quỹ tích cung chứa góc 90o.
* HS biết sử dụng thuật ngữ cung chứa góc dựng trên một đoạn thẳng.
* Biết vẽ cung chứa góc a trên đoạn thẳng cho trước.
* Biết các bước giải một bài toán quỹ tích gồm phần thuận, phần đảo và kết luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
* GV: - Bảng phụ có vẽ sẵn hình của ?1, đồ dùng dạy học để thực hiện ?2 (đóng đinh, góc bằng bìa cứng).
- Thước thẳng, compa, êke, phấn màu.
- Bảng phụ hoặc giấy trong (đèn chiếu) ghi kết luận, chú ý, cách vẽ cung chứa góc, cách giải bài toán quỹ tích, hình vẽ bài 44 SGK.
* HS: - Ôn tập tính chất trung tuyến trong tam giác vuông, quỹ tích đường tròn, định lý góc nội tiếp, góc tạo bởi 1 tia tiếp tuyến và 1 dây.
- Thước kẻ, compa, êke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
1. BÀI TOÁN QUỸ TÍCH “CUNG CHỨA GÓC” (32 phút)
1. Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc a (0o < a <180o). Tìm quỹ tích (tập hợp) các điểm M thoả mãn góc AMB = a.
(hay: Tìm quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc a).
- GV đưa bảng phụ đã vẽ sẵn ?1 SGK (ban đầu chưa vẽ đường tròn).
GV hỏi: Có góc CN1D = CN2D = CN3D = 90o. Gọi O là trung điểm của CD. Nêu nhận xét về các đoạn thẳng N1O, N2O, N3O. Từ đó chứng minh câu b.
GV vẽ đường tròn đường kính CD trên hình vẽ.
Đó là trường hợp góc a = 90o.
Nếu a ¹ 90o thì sao
- GV hướng dẫn HS thực hiện ?2 trên bảng phụ đã đóng sẵn hai đinh A, B; vẽ đoạn thẳng AB. Có một góc bằng bìa cứng đã chuẩn bị sẵn.
GV yêu cầu HS dịch chuyển tấm bìa như hướng dẫn của SGK, đánh dấu vị trí của đỉnh góc.
- Hãy dự đoán quỹ đạo chuyển động của điểm M.
GV: Ta sẽ chứng minh quỹ tích cần tìm là hai cung tròn.
a. Phần thuận.
Ta xét điểm M thuộc một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB.
Giả sử M là điểm thoả mãn góc AMB = a. Vẽ cung AmB đi qua ba điểm A, M, B. Ta hãy xét xem tâm O của đường tròn chứa cung AmB có phụ thuộc vào vị trí điểm M hay không?
GV vẽ hình dần theo quá trình chứng minh.
- Vẽ tia tiếp tuyến Ax của đường tròn chứa cung AmB. Hỏi góc BAx có độ lớn bằng bao nhiêu?
Vì sao?
- Có góc a cho trước Þ tia Ax cố định O phải nằm trên tia Ay ^ Ax Þ tia Ay cố định.
HS vẽ các tam giác vuông CN1D, CN2D, CN3D.
HS: DCN1D, DCN2D, DCN3D là các tam giác vuông có chung cạnh huyền CD.
Þ N1O = N2O = N3O = 
(theo tính chất tam giác vuông)
Þ N1, N2, N3 cùng nằm trên đường tròn (O; ) hay đường tròn đường kính CD.
HS đọc ?2 để thực hiện như yêu cầu của SGK
Một HS lên dịch chuyển tấm bìa và đánh dấu vị trí các đỉnh góc (ở cả hai nửa mặt phẳng bờ AB).
HS: Điểm M chuyển động trên hai cung tròn có hai đầu mút là A và B.
HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi.
- HS: góc BAx = góc AMB = a
(góc tạo bởi 1 tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn góc AnB).
- O có quan hệ gì với A và B.
- O phải cách đều A và B Þ O nằm trên đường trung trực của AB.
- Vậy O là giao điểm của tia Ay cố định và đường trung trực của đoạn thẳng AB Þ O là một điểm cố định, không phụ thuộc vị trí điểm M.
(Vì 0o < a < 180o nên Ay không thể vuông góc với AB và bao giờ cũng cắt trung trực của AB). Vậy M thuộc cung tròn AmB cố định tâm O, bán kính OA.
HS nghe GV trình bày.
GV giới thiệu hình 40a ứng với góc a nhọn, hình 40b ứng với góc a tù.
b. Phần đảo
GV đưa hình 41 tr 85 SGK lên màn hình.
O
m
M'
A
B
x
n
a
HS quan sát hình 41 và trả lời cao hỏi.
Lấy điểm M' bất kỳ thuộc cung AmB, ta cần chứng minh góc AM'B = a.
Hãy chứng minh điều đó.
GV đưa tiếp hình 42 SGK lên và giới thiệu: Tương tự, trên nửa mặt phẳng đối của nửa mặt phẳng chứa điểm M đang xét còn có cung Am'B đối xứng với cung AmB qua AB cũng có tính chất như cung AmB.
Mỗi cung trên được gọi là một cung chứa góc a dựng trên đoạn thẳng AB, tức là cung mà với mọi điểm M thuộc cung đó, ta đều có góc AMB = a.
c. Kết luận
HS: góc AM'B = góc Baz = a (vì đó là góc nội tiếp và góc tạo bởi một tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn cung AnB).
- GV đưa kết luận tr 85 SGK lên màn hình và nhấn mạnh để HS ghi nhớ.
- GV giới thiệu các chú ý tr 85, 86 SGK.
GV vẽ đường tròn đường kính AB và giới thiệu cung chứa góc 90o dựng trên đoạn AB.
2. Cách vẽ cung chứa góc a
HS vẽ quỹ tích cung chứa góc 90o dựng trên đoạn AB.
- Qua chứng minh phần thuận, hãy cho biết muốn vẽ một cung chứa góc a trên đoạn thẳng AB cho trước, ta phải tiến hành như thế nào?
HS: ta cần tiến hành.
- Dựng đường trung trực d của đoạn thẳng AB.
- Vẽ tia Ax sao cho góc BAx = a.
- Vẽ tia Ay vuông góc với Ax, O là giao điểm của Ay với d.
- Vẽ cung AmB, tâm O, bán kính OA, cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.
GV vẽ hình trên bảng và hướng dẫn HS vẽ hình.
- Vẽ cung Am'B đối xứng với cung AmB qua AB.
HS vẽ cung chứa góc a AmB và Am'B trên đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2
2. CÁCH GIẢI BÀI TOÁN QUỸ TÍCH (4 phút)
GV: qua bài toán vừa học trên, muốn chứng minh quỹ tích các điểm M thỏa mãn tính chất t là một hình H nào đó, ta cần tiến hành những phần nào?
- HS: Ta cần chứng minh
Phần thuận: mọi điểm có tính chất t đều thuộc hình H.
Phần đảo: mọi điểm thuộc hình H đều có tính chất t.
Kết luận: Quỹ tích các điểm M có tính chất t là hình H. 
GV: Xét bài toán quỹ tích cung chứa góc vừa chứng minh thì các điểm M có tính chất t là tính chất gì?
- HS: Trong bài toán quỹ tích cung chứa góc, tính chất t của các điểm M là tính chất nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc bằng a (hay góc AMB = a không đổi).
- Hình H trong bài toán này là gì?
GV lưu ý: Có những trường hợp phải giới hạn, loại điểm nếu hình không tồn tại.
- Hình H trong bài toán này là 2 cung chứa góc a dựng trên đoạn AB. 
Hoạt động 3
LUYỆN TẬP (7 phút)
Bài 45 tr 86 SGK.
(GV đưa hình vẽ lên bảng phụ hoặc màn hình).
Một HS đọc to đề bài. 
GV: Hình thoi ABCD có cạnh AB cố định, vậy những điểm nào di động?
- O di động nhưng luôn quan hệ với đoạn thẳng AB cố định thế nào?
HS: Điểm C, D, O di động.
- Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau Þ góc AOB = 90o hay O luôn nhìn AB cố định dưới góc 90o.
- Vậy quỹ tích của điểm O là gì?
- O có thể nhận mọi giá trị trên đường tròn đường kính AB được hay không? Vì sao?
GV: Vậy quỹ tích của O là đường tròn đường kính AB trừ hai điểm A và B.
- Quỹ tích của điểm O là đường tròn đường kính AB.
- O không thể trùng với A và B vì nếu O trùng A hoặc B thì hình thoi ABCD không tồn tại.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Học bài: nắm vững quỹ tích cung chứa góc, cách vẽ cung chứa góc a, cách giải bài toán quỹ tích.
- Bài tập số 44, 46, 47, 48 tr 86, 87 SGK.
- Ôn tập cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp, các bước của bài toán dựng hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4046.doc