Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 cả năm – Giáo viên Lê Thị Thanh Hà

Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 cả năm – Giáo viên Lê Thị Thanh Hà

Tiết 1.

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Thấy được trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và viết văn thuyết minh.

 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. Phương pháp:

- Phương pháp phân tích tổng hợp, đọc sáng tạo, vấn đáp, giảng bình.

 III. Tiến hành:

 1. ổn định.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7 hoặc Ngữ văn 8?

 ? Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề gì?

3. Bài mới:

- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.

 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách hồ Chí Minh.

 

doc 471 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Ngữ văn 9 cả năm – Giáo viên Lê Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20 tháng 8 năm 2008 
Tiết 1.
Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS :
- Thấy được trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và viết văn thuyết minh.
 - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Phương pháp:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đọc sáng tạo, vấn đáp, giảng bình...
 III. Tiến hành: 
 1. ổn định. 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7 hoặc Ngữ văn 8?
 ? Văn bản nhật dụng thuộc chủ đề gì?
3. Bài mới:
- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.
 Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách hồ Chí Minh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, hiểu chú thích.
1.- GV hướng dẫn cách đọc và tổ chức đọc.
 - GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp đến hết.
 - Gọi 2 HS đọc lại văn bản.
 - GV nhận xét cách đọc.
2.GV cho HS đọc các chú thích ở SGK.
- GV: Em hiểu từ phong cách, bất giác, đạm bạc ở đây có nghĩa như thế nào? 
- Dựa vào chú thích HS trả lời
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, kiểu loại VB.
 - GV: Hãy cho biết xuất xứ của văn bản?
 - HS nêu xuất xứ.
- GV: VB thuộc kiểu loại VB nào? Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của VB?
- HS: Văn bản nhật dụng.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục VB.
 - GV: Đoạn trích có thể tách thành mấy phần?
- HS: Chia làm 2 phần
3. Hướng dẫn HS phân tích đoạn trích.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
- GV: Tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- GV: Nêu những biểu hiện của sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
- HS phát hiện và nêu.
- GV: Bằng hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch hãy tìm thêm những biểu hiện văn hoá đó ở Bác?
- GV: Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt?
- HS phát hiện.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
- HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
- GV: Tác giả đã có những bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
- HS đọc đoạn bình luận.
- GV: Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác như thế nào?
- HS bộc lộ.
- GV: Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
- HS bộc lộ.
- GV: Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
- HS xác định.
- GV: Theo em, phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho bài viết?
- HS bộc lộ.
- GV: Như vậy điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh?
- HS khái quát.
I. Đọc- Hiểu chú thích.
1. Đọc:
2. Hiểu từ khó:
 - Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử ... tạo nên cái riêng của một người hay một tầng lớp nào đó.
- Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Xuất xứ:
- Năm 1990, nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà
 2. Kiểu loại văn bản:
- VB nhật dụng.
- Chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.
3. Bố cục văn bản:
Văn bản có thể chia làm 2 phần:
 - Từ đầu đến “...rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
 - Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh. 
 4. Phân tích.	
a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá. 
- Trong cuộc đời cách mạng của mình Bác đã:
+ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa.
- Làm thơ chữ Hán ( Nhật kí trong
 tù); Viết văn bằng tiếng Pháp.
- Tiếp xúc văn hoá:
+ Trên đường hoạt động cách mạng: trong cuộc đời, trên con tàu vượt trùng dương.
+ Trong lao động: làm nhiều nghề.
+ Học hỏi nghiêm túc: đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
+ Tiếp thu có định hướng: tiếp nhận cái đẹp cái hay, phê phán cái tiêu cực của CNTB.
+ Diện tiếp xúc: nhiều nước, nhiều vùng.
 - Vẻ đẹp trong phong cách:
+ Có nhu cầu cao về văn hoá.
+ Có năng lực văn hoá.
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận.
+ Có quan diểm rõ ràng về văn hoá.
- “ Nhưng điều kì lạ...rất mới, rất hiện đại”.
- Bác tiếp thu giá trị văn hoá của nhân loại-> mang tính nhân loại.
- Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà-> mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thuyết minh: kể kết hợp với bình luận.
- Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày, đó là văn hoá Hồ Chí Minh; khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
- Sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc văn bản và tìm hiểu kĩ phần 2: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác; tìm đọc sách: Bác Hồ- Con người- Phong cách ( NXB trẻ- TP Hồ Chí Minh)
 ----------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 20 tháng 8 năm 2008 
Tiết 2. 
Phong cách Hồ Chí Minh.
( Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị qua việc tìm hiểu phần 2 của đoạn trích.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích và viết văn thuyết minh.
- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu và tự hào về Bác; rèn luyện ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Phương pháp:
- Phương pháp phân tích tổng hợp, đọc sáng tạo, vấn đáp, giảng bình...
 III. Tiến hành: 
 1. ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào? điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
 3. Bài mới:
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở trong phong cách văn hoá mà còn toả sáng trong phong cách sống và làm việc của Người.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS phân tích phần 2 của đoạn trích.
- GV: Gọi HS đọc phần 2.
- HS đọc
- GV: Tác giả đã thuyết minh về phong cách sinh hoạt của Bác ở những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể ra sao?
- HS nêu chi tiết: nơi ở, trang phục, bữa ăn.
- GV: Hãy nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện: ngôn ngữ, phương pháp thuyết minh?
- HS nhận xét.
- GV: Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác được làm sáng tỏ?
- HS nhận xét.
- GV: Cách sống đó gợi tình cảm gì của chúng ta về Bác?
? Với em niềm cảm phục, thương mến được gợi từ sự việc nào trong lối sống của Người?
? Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống giản dị, trong sáng của Người?
- HS tự bộc lộ.
- Gọi HS đọc lại đoạn cuối “ Tôi dám chắc...tắm ao”
? Trong đoạn cuối này, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ ra biểu hiện của phương pháp đó?
- HS phát hiện và nhận xét.
- GV: Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
- HS nêu hiệu quả.
- GV: Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác? 
- GV: Em hiểu như thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn người?
- HS đọc đoạn “ Nếp sống giản dị...thể xác”
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm?
? Theo tác giả cách sống giản dị của Bác là một quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
- HS cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
- HS thảo luận và trình bày
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của bài học.
- GV: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta?
- GV treo bảng phụ (ghi nhớ); yêu cầu HS đọc.
- GV: Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ?
? Để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh tác giả bài viết đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
? Để có thể học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh chúng ta cần phải làm gì?
- HS bộc lộ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV: Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- HS kể ( đọc).
- GV: Hãy đọc một bài thơ ( hát một bài hát) để thuyết minh thêm cho bài học về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS đọc ( hát)
3. Phân tích ( tiếp)
b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
- Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn gỗ bên cạnh chiếc ao, có vài phòng tiếp khách họp bộ chính trị, làm việc và nghỉ.
- Trang phục của Bác: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va-li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm cuộc đời dài.
- Ngôn ngữ giản dị với những từ chỉ số lượng, cách nói dân dã( chiếc , vài, vẻn vẹn)
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
- Lối sống giản dị mà vô cùng thanh cao.
- Cảm phục, thương mến, quí trọng.
- Phương pháp thuyết minh bằng so sánh:
+ So sánh cách sống của lãnh tụ hồ Chí minh với lãnh tụ của các nước khác “Tôi dám... vậy”.
+ So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa “ Ta nghĩ...tắm ao”
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh;
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác;
- Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
 - Quan niệm thẩm mĩ là quan niệm về cái đẹp.
+ Với Bác sống như thế là đẹp.
+ Mọi người nhận thấy đó là cách sống đẹp.
 - Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi-> tâm hồn được thanh cao hạnh phúc.
+ Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh chịu những ham muốn, bệnh tật-> thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
 III. Tổng kết:
- Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
- Phong cách vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
 - Kính trọng, yêu mến, tự hào, biết ơn, noi gương.
- Kết hợp k ... nắm được yêu cầu đề bài nên đáp ứng được trọn vẹn cả 2 câu: tự luận nhỏ và lớn. Trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu chính xác.
Tồn tại:
- Một số em không chịu khó suy nghĩ nên bài làm chưa đáp ứng yêu cầu của bài:
+ Tự luận nhỏ: một số em kể lại tóm tắt văn bản chứ không xác định được tình huống truyện và tác dụng của nó.
+ Câu tự luận lớn: một số bài sa vào kể lại; nêu được những nét chung, riêng của ba nữ thanh niên- hình ảnh thế hệ trẻ thời chống Mĩ, những lí lẽ sơ sài, nông cạn; dẫn chứng minh hoạ không có. 
III. Chữa bài: 
Câu 1: Điền tên tác giả cho đúng với từng tác phẩm (đoạn trích) trong bảng dưới đây:
Tên tác phẩm (đoạn trích)
Tác giả
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
Câu 2: Chi tiết nào sau đây không nằm trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”?
A. Một vườn hoa trên đỉnh núi Yên Sơn;
B. Người con gái hay ngắm mình trong gương;
C. Cô gái bỏ quê chiếc khăn mùi soa;
D. Anh thanh niên đa cho bác lái xe một gói tam thất.
Câu 3: Tác phẩm nào có ngôi kể là nhân vật xưng “tôi”?
A. Làng;	 B. Bến quê;
C. Chiếc lược ngà;	 D. Lặng lẽ Sa Pa.
Câu 4: Nội dung chính được thể hiện qua truyện “Những ngôi sao xa xôi” là gì?
A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ;
B. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn;
C. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn;
D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trờng Sơn.
II. Phần tự luận.
1. Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của nó trong truyện “Làng” của Kim Lân.
2. Cảm nhận của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Yêu cầu về nội dung (9 điểm)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
Kim Lân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê
B
C
B
II. Phần tự luận:
1. Tình huống truyện: Tin xấu về làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật được sáng tỏ( 2 điểm)
- ý nghĩa: Tình yêu làng và tình yêu nớc của ông Hai được bộc lộ rõ nét và sâu sắc( 2 điểm)
2. Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua ba cô gái TNXP: Phương Định, Thao và Nho.
+ Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ rất nguy hiểm.
+ Tình cảm trong sáng, hồn nhiên lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
-> Yêu mến, cảm phục và tự hào.
( 5 điểm)
 D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 8 tháng 5 năm 2009
Tiết 174
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản về phân môn Tiếng Việt.
- Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra mới.
- Có ý thức rút kinh nghiệm.
B. Tiến hành.
1. ổn định.
2. Giới thiệu bài.
Để giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như rèn luyện thêm kĩ năng làm bài; thấy được những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của mình
 3. Hoạt động dạy học.
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tiến hành trả bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm và kết quả của bài.
Hoạt động 2: Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong bài làm của HS.
Hoạt động 3: Chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại từng câu và chữa bài. 
I. Trả bài.
II. Nhận xét:
Ưu điểm:
- Nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề bài; thực hiện đầy đủ yêu cầu của đề ra; đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Chất lượngbài làm khá tốt:
+ Nắm vững kiến thức về khởi ngữ.
+ Nhận biết được các thành phầnbiệt lập và tác dụng của nó.
+ Xác định được các phép liên kết trong các đoạn văn cụ thể.
+ Vận dụng kiến thức về các phép liên kết để tạo lập một đoạn văn có sử dụng các phép liên kết.
Tồn tại:
- Một số em không chịu khó suy nghĩ nên bài làm chưa đáp ứng yêu cầu của bài:
+ Chưa chỉ rõ thành phần gì trong các thành phần biệt lập.
+ Nhận biết chưa đầy đủ các phép liên kết trong từng đoạn văn.
+ Xây dựng đoạn văn chưa đáp ứng yêu cầu, sử dụng ít phép liên kết; lầm với lỗi lặp; chưa chỉ rõ các phép liên kết mà mình sử dụng.
III. Chữa bài: 
Câu 1: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết thành câu không có khởi ngữ:
 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Có cái gì mà xa xăm”
(Lê Minh Khuê)
Câu 2: Tìm thành phần biệt lập và nêu tác dụng của nó: 
a. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của anh thanh niên.
Câu 3: Xác định phép liên kết câu:
a. Ba không giống cái hình ba chụp với má.
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. à ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng)
b. Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem.
- ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
(Kim Lân)
c. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi bao nhiêu hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiết này
( Nguyễn Thành Long)
4. Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có sử dụng ít nhất hai phép liên kết.
Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: Khởi ngữ trong câu là: mắt tôi
Có thể viết lại: Nhìn mắt tôi, các anh lái bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”! ( 1,5 điểm)
Câu 2: Thành phần biệt lập và tác dụng của nó:
a. Thật đấy: thành phần tình thái; dùng để tỏ thái độ xác nhận, khẳng định điều nói trong trong câu (tình thái)
b. (Cũng) may: thành phần tình thái; dùng để bày tỏ sự đánh giá tốt về điều kiện được nói đến trong câu.
( 1,5 điểm)
Câu 3: Xác định phép liên kết 
a. Phép lặp: giống, ba, ba con, già.
Phép thế: vậy
b. Phép nối: thế là
c. Phép lặp: hoạ sĩ- hoạ sĩ
Phép thế: Sa Pa- đấy
(3 điểm)
Câu 4: - Viết đúng chủ đề.
 - Sử dụng ít nhất 2 phép liên kết (chỉ rõ)
( 4 điểm)
 D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra Tổng hợp.
 Ngày 9 tháng 5 năm 2009
 Tiết 175
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản về cả ba phân môn trogn sách Ngữ Văn 9, chủ yếu là tập II.
- Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra mới.
- Có ý thức rút kinh nghiệm.
B. Tiến hành.
1. ổn định.
2. Giới thiệu bài.
Để giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như rèn luyện thêm kĩ năng làm bài; thấy được những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của minh
3. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tiến hành trả bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm và kết quả của bài.
Hoạt động 2: Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong bài làm của HS.
Hoạt động 3: Chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại và chữa bài.
I. Trả bài.
II. Nhận xét:
Ưu điểm:
- Nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề bài; thực hiện đầy đủ yêu cầu của đề ra; đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Chất lượng hơn hẳn những bài viết trước.
 - Trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu chính xác.
Tồn tại:
- Một số em không chịu khó suy nghĩ nên bài làm chưa đáp ứng yêu cầu của bài, một số bài phân tích sơ sài không kết hợp phân tích nghệ thuật với nội dung.
III. Chữa bài: 
 Câu 1:
HS trình bày được những nét cơ bản về tiểu sử, đặc điểm, phong cách và tác phẩm chính của tác giả Kim Lân:
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920- 2007), quê ở Từ Sơn- Bắc Ninh.
- Là nhà văn có sở trờng viết truyện ngắn, là ngời am hiểu và gắn bó với nông thân và ngời nông dân.
- Đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân là sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của những ngời nông dân sau luỹ tre làng.
- Tác phẩm chính: Vợ nhặt, Làng.
(2,0 điểm)
 Câu 2:
HS trình bày được các yêu cầu cơ bản sau:
- Tạo lập được đoạn văn nghị luận có nội dung về khổ thơ, trong đó có sử dụng phép thế.
- Trình bày cảm nhận về khổ thơ:
+ Từ hình ảnh tả thực những chiếc xe không kính trong hoàn cảnh ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, ý chí quyết chiến quyết thắng vì miền Nam ruột thịt.
+ Những câu thơ tả thực hình ảnh chiếc xe không kính; ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, trẻ trung, nhất là sử dụng hình ảnh hoán dụ đầy ý nghĩa.
( 3,0 điểm)
Câu 3:
HS cần đảm bảo những ý sau:
* Chỉ qua vài trang viết mà tác giả Nguyễn Quang Sáng đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh bé THu trong những ngày tháng bên cha, để lại dấu ấn trong lòng người đọc...
* Bé Thu xuất hiện trong tác phẩm là một cô bé hồn nhiên, trong sáng. Thu lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và trong em hình ảnh của người cha oai nghiêm, đẹp đẽ luôn khắc sâu trong tâm trí cùng với tình yêu thương ngập tràn...
 Với em người cha trở thành thần tượng, luôn đẹp như trong bức ảnh chụp chung với má.
Trong em luôn có một niềm mong ước được gặp người cha yêu quí và đáng kính.
* Là cô bé đầy cá tính và ương ngạnh
Khi gặp ông Sáu, Thu không nhận ông là cha và cũng chẳng nói nguyên do, mọi hành động và lời nói của nó đều thể hiện thái độ ghét con người tự xưng là ba nó.
Không gọi ba
Hất trứng cá ra khỏi bát...
Giận dỗi nhảy xuống xuồng sang nhà bà ngoại...
Nó bướng bỉnh và ương ngạnh, giận người có vết sẹo ở trên mặt không giống ba nó trong bức hình, bởi nó chưa hiểu được những nỗi đau mất mát của chiến tranh...
* Là cô bé yêu thương cha sâu sắc và mãnh liệt.
- Tất cả những hành động của bé Thu càng chứng tỏ tình yêu của nó dành cho cha thật sâu sắc và mãnh liệt. Tình yêu đó bùng lên đốt cháy tâm can nó khi nó được bà giải thích vết sẹo của cha nó là do chiến tranh...
- Cảm động biết bao khi nó day dứt, trăn trở suốt đêm thở dài như người lớn bởi sự hối hận...
- Tình yêu thương của nó đối với người cha của Thu khiến ta xúc động đến nghẹn ngào khi nó từ nhà bà ngoại trở về đứng lặng nhìn ông Sáu, để rồi không gian vỡ oà trogn tiếng thét gọi ba...Tiếng gọi xé tim gan mọi người đó chính là sự dồn nén của tình yêu thương bao năm ấp ủ, phút chốc vỡ oà: Tiếng gọi níu kéo tình cha. Hành động “ôm cổ” hai chân “quặp chặt” thể hiện tình yêu thương muốn giữ chặt người cha, bởi nó ngây thơ những tưởng làm vậy là giữ được ba nó...
Hình ảnh bé Thu với mái tóc thưa, hai tay ôm chặt cổ và đôi chân quặp chặt ba nó đã trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người đọc...
* Tình yêu thương người cha đã tạo nên một sức mạnh lớn lao để em biến đau thương thành hành động cách mạng và trở thành cô giao liên dũng cảm sau này.
( 5,0 điểm)
 D. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ môn Ngữ Văn để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_ngu_van_9_ca_nam_giao_vien_le_thi_thanh_ha.doc