Thư viện đề kiểm tra Ngữ văn

Thư viện đề kiểm tra Ngữ văn

câu 1:Thế nào là trường từ vựng

 A.Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.

 B.Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại

 C.Là tập hợp tất cả các từ có một nét chung về nghĩa

 D.Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc.

câu 2:Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?

 Giá những cổ tục đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hây cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

 A.Hoạt động của miệng B.Hoạt động của răng

 C.Hoạt động của lưỡi D.Cả A,B và C đều sai

câu 3:Những mặt khác biệt trong tiêngs nói của mỗi địa phương thể hiện ở những phương diện nào?

 A.ngữ âm B.Từ vựng C.Ngữ pháp C.Cả Avà B

 

doc 38 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện đề kiểm tra Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiểm tra 15 phút
 môn: tiếng việt 
 họ tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
câu 1:Thế nào là trường từ vựng 
	A.Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
	B.Là tập hợp tất cả các từ có cùng từ loại 
	C.Là tập hợp tất cả các từ có một nét chung về nghĩa 
	D.Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc.
câu 2:Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào ?
 Giá những cổ tục đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hây cục thuỷ tinh,đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
	A.Hoạt động của miệng 	B.Hoạt động của răng 
	C.Hoạt động của lưỡi 	D.Cả A,B và C đều sai 
câu 3:Những mặt khác biệt trong tiêngs nói của mỗi địa phương thể hiện ở những phương diện nào?
	A.ngữ âm 	B.Từ vựng 	C.Ngữ pháp 	C.Cả Avà B
câu 4:Câu nào sau đây chừa thán từ:
A.Ngày mai con chơi với ai	B.Con ngủ với ai 
C.khốn nạn thân con thế này 	D.Trời ơi 
câu 5:Tình thái từ trong câu in đậm thuộc nhóm tình thái từ nào
 U bán con thật đấy ư?
	A.Tình thái từ cầu khiến 	B.tình thái từ nghi vấn 
	C.Tình thái từ cảm thán 	D.Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm 
đáp án và biểu điểm 
mỗi câu đúng 1đ 
1
2
3
4
5
C
B
D
D
B
kiểm tra 15’
 môn:văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm 
câu 1:Em hiểu gì về chú bé hồng qua đoạn trích “trong lòng mẹ”?
	A.Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát 
	B.Là một chú bé nhạy ,xúc động.
	C.Là chú bé có tình thương têu vô bờ bến với mẹ.
	D.cả 3 ý trên.
câu 2:ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích trong lòng mẹ?
	A,Giàu chất chữ tình.	C.Sử dụng nghệ thuật châm biếm 
	B.miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.	D.Có những hình ảnh so sánh độc đáo 
câu 3:Tắt đèn của ngô tất tố được viết theo thể loại nào?
	A.Truyện ngắn 	B.tiểu thuyết 	C.Truyện vừa	D.Bút kí 
câu4:Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích tức nước vỡ bờ 
A.Có giá trị châm biếm sâu sắc 	B.Là đọn trích có kịch tính rất cao.
Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn 	D.Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của tác giả
câu 5:Qua việc miêu tả của nhà văn giữa nhân vật cai lệ và người nhà Lí Trưởng có điểm gì giống nhau về mặt nhân cách?
	A.Cùng bất nhân tàn ác.	B.cùng là nông dân.
	C.Cùng làm tay sai 	D.Cùng ghét vợ chồng chị Dậu.
câu 6:câu văn nào sau đây thể hiện thái độ bắt đầu có sự phản kháng của chị Dậu đối với tên cai Lệ?
	A.Chị Dậu run run.	
B.Chị Dậu vẫn thiết tha.
	C.hình như tức quá không thể chịu lại được,chị Dậu liều mạng cự lại 
	D.Chị Dậu nghiến hai hàm răng.
II.Tự Luận 
 Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa như thế nào?	 
đáp án và biểu điểm
Môn:văn 
I.Trắc nghiệm (6đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án 
D
C
A
A
A
C
II.Tự luận (4đ)
 -Khẳng định nhân cách cao cả của Lão Hạc 
 +Không muốn phiền luỵ đến hàng xóm làng giềng 
 +Hy sinh sự sống của mình vì tương lai của con 
 +Chết trrong hơn sống đục 
 -Tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đã đấy những người nông dân cùng khổ đến bước đường cùng 	
kiểm tra 1 tiết
 môn:văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm ( 3đ)
câu 1:Tác phẩm “ Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
	A.Truyện dài.	C. Truyện vừa.
	B. Truyện ngắn.	 D. Tiểu thuyết.
câu 2:ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện ngắn “ Lão Hạc”?
tác động của cái đói, và miếng ăn tới đời sống con người.
Phẩm chất cao quý của người nông dân.
Số phận đau thương của người nông dân.
Cả ba ý trên. 
câu 3: Trong tác phẩm “ Lão Hạc” hiện lên là một người như thế nào?
	A.Là một người có số phận đau thương, những phẩm chấtcao quý
B.Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C.Là người nông dân có thái độ sống cao thượng.
D.Là người nông dân có sức sống tiềm tàn, mạnh mẽ. 
câu4:ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa trọn cái chết? 
A.Lão Hạc ăn phải bả chó.
 	B.Lão Hạc ôm hận vì trót lừa cậu Vàng.
C.Lão Hạc rất thương con.
D.Lão không muốn làm phiền luỵ tới mọi người.
câu 5:Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
	A.Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngân.	B.Gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến nửa thực dân đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng.
	C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của 1 nông dân
 sai
	D.Cả ba ý trên đều đúng.
câu 6:Nhận xét nào nói đúng nhất về nhân vật ông Giáo trong tác phẩm Lão Hạc?
	A.Là người bíêt đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau khổ của Lão Hạc.	
B.Là người đáng tin cậy để Lão Hạc trao gửi niềm tin.
	C.Là người có cách nhìn khá mới mẻ về Lão Hạc nói chung và người nông dân nói chung. 
	D.Cả A, B, C đều đúng.
II.Tự Luận ( 7đ)
 Câu 1( 2đ) Khi nhớ và trìch lại đoàn trích trong bài tập làm văn của mình. Bạn Nhân đã không thể nhớ nổi hai từ rất quan trọng, rất hay. Em hãy nhớ giúp đồng thời chỉ rõ tính chất quan trọng và hay của chúng như thế nào?	 
... “ Cái đầu của nó ngọeo về một bên và cái miệng ... của Lão mếu như con nít. Lão... khóc”..
Câu 2 (5đ) Phân tích cái chết của cô bé bán diêm. Thái độ của mọi người trước cái chết đó.
đáp án và biểu điểm
Môn:văn 
I.Trắc nghiệm (3đ) môi câu đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án 
A
D
A
D
D
D
II.Tự luận (7đ)
Câu 1( 3đ)
-Từ còn thiếu trong tác phẩm Lão Hạc mà bạn Nhân quyên là: “Móm mém”, “ hu hu”. Điền đúng vào chỗ 1đ
-Goi đúng tên 2 từ loại 0,5đ
+ Móm mém ( tảng hình)
+ Hu hu ( tảng thanh)
Tác dụng của hai từ này miêu tả chân dung, ngoại hình, tâm trạng đau đớn, ân hận của Lão Hạc. Kể chuyện bán chó... một cách cụ thể. Tạo nên giọng điệu và cái hay của đoạn văn. Kết hợp khéo léo giữa kể và tả.
Câu 2 ( 4đ)
Các ý chính cần nêu:
Chết ngày 1 đầu năm quá rét.
Môi nởi nụ cười mãn nguyện.
Số phận người nghèo hoàn toàn bất hạnh.
Xã hội thờ ơ ( chắc nó muốn sưởi cho ấm)
 Cái chết vô tội, sự thật đau lòng.
kiểm tra 15’
 môn:Tập làm văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm ( 4đ)
câu 1: Chủ đề văn bản là gì?
	A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
	B. Là một câu chủ đề của đoạn văn trong văn bản.
	C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
	D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
câu 2: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
Văn bản có đối tượng xác định.
Văn bản có tính mạch lạc.
Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã xác định.
Cả 3 yếu tố trên.
câu 3: Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào ?
	A. Không gian.	B. Thời gian.
C. Sự phân tích sự việc hay của mạch suy luận.	D. Cả 3 hình thức trên. 
câu4: Theo em các đoạn văn trong 1 bài văn nên được triển khai theo cách nào? 
A. Diễn dịch.	 	B.Quy nạp.	C. Song hành.
D. Bổ sung.	E. Liệt kê.	F. Phối hợp các cách trên.
II.Tự Luận ( 6đ)
Đọc kĩ đoạn văn trên:
Tắt đèn là 1 trong những thành tựu đặc sắc của tiểu thuyết Vịêt Nam trước cách mạng. Kết cấu tác phẩm chặt chẽ, rất liền mạch giầu tính kịch. Đặc biệt với số trang ít ỏi, tắt đèn đã dựng lên nhiều tính cách điển hình khá hoàn chỉnh trong một hoàn cảnh điển hình. Khi vừa ra đời tác phẩm đã được dư luận tiến bộ nhiệt liệt hoan nghênh.
 ( Nguyễn Hoàng Khang)
 Xác định câu chủ đề trong đoạn văn trên phân tích tác dụng của câu chủ đề và các câu triển khai trong đoạn văn bản? Đoạn văn được viết theo cách nào?
đáp án và biểu điểm
Môn:văn 
I.Trắc nghiệm (4đ) môi câu đúng 1đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án 
C
Đ
D
F
II.Tự luận (6đ)
Nêu được câu chủ đề trong đoạn văn khái quát nội dung đoạn văn.
Các câu triển khai làm rõ nội dung của câu chủ đề.
Đoạn văn được viết theo cách diễn dịch.
kiểm tra 15’
 môn: văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm ( 4đ)
câu 1: Câu nói nào đúng nhất nội dung , ý nghĩa của 2 câu thơ đầu trong bài thơ “ Quê Hương”?
	A.Giới thiệu về nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.
	B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.
	C. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.
	D.Cả A, B và C đều sai.
câu 2: Trong bài thơ “Quê hương” đoạn thứ 2 ( từ câu 3 đến câu 8) nói đến hoàn cảnh gì?
A. Cảnh đoàn thuyền ra khơi.
B. Cảnh đánh cá ngoài khơi.
C. Cảnh đón thuyền cá trở về.
D. Cảnh đợi thuyền cá của người dân làng chài.
câu 3: Hai câu thơ:
	“ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
	 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
	A.Hoán dụ.	B.ẩn dụ.
C. Điệp từ.	D.So sánh. 
câu4: Hai câu thơ :
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” 
Sử dụng biện pháp tu từ gì?
A.So sánh.	 	B.ẩn dụ.	
C. Nhân hoá	D.Hoán dụ. 
II.Tự Luận ( )
Phân tích ý chí người tù cách mạng trong khổ thơ cuối bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu.
đáp án và biểu điểm
Môn:văn 
I.Trắc nghiệm (4đ) môi câu đúng 1đ
Câu
1
2
3
4
Đáp án 
A
A
D
C
II.Tự luận (6đ)
ý chí cách mạng của người tú cách mạng trong khổ thơ cuối của bài thơ “ Khi con tu hú” của Tố Hữu”:
Cảm nhận mùa hè bằng cảm giác, thính giác nghe, ngột làm sao.
Từ mùa hè nói lên tinh thần đấu tranh:
+ Khao khát tự do để đấu tranh.
+ ý nghĩ dữ dội, táo tợn. Thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ và niềm khát khao mãnh liệt.
+ tiếng tu hú cuối bài thơ gợi cảm xúc u uất, nôn nóng, khắc khoải.
kiểm tra 15’
 môn: Tiếng việt
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm ( )
câu 1: Câu nói nào đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn?
	A.Có các từ nghi vấn.
	B. Có từ “ hay” để nói các vế có quan hệ lựa chọn.
	C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
	D.Cả A, B và C đều đúng.
câu 2: Câu nào nói lên chức năng chính của câu nghi vấn?
Dùng để yêu cầu.
Dùng để hỏi.
Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Dùng để kể lại sự việc.
câu 3: Trong câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?
	A.Mẹ đi chợ không ạ?	B.Ai là tác giả bài thơ này?
C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?	D.Bao giờ bạn đi Hà Nội? 
câu4: Câu cầu kiến sau dùng để làm gì?
	“ Cháu vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”
	( Tạ Duy Anh – Bức tranh của em gái tôi )
A.Đề nghị .	 	B.Yêu cầu.	
C. Khuyên bảo.	D.Sai khiến . 
II.Tự Luận ( )
Nối cụm từ cột A với cụm từ thích hợp ở cột B.
A
B
Bản chức yêu cầu ngài và tài tử của ngài.
Sao anh đã hẹn với ông Lí không đi.
Mày đừng có làm dại.
Đi ngay ra cửa.
5. Chúng ta phải đi nói cho.
Mà bay mất đầu con ạ.
Lão miệng biết để lão tự lo lấy.
Phải nhường, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi.
Để ông ấy chửi địa lên kia kìa.
Nếu không tao sẽ cho người lôi đi.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ... ộn nhịp,với thành quả lao động to lớn “ Cá đầy ghe”
	 Con thuyền gắn với sự sống của người dân chài cũng biết nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt mỏi đó là nghệ thuật nhân hoá
+ Tình cảm của tác giả khi đi xa
	 Nhớ về đặc điểm hình ảnh của làng nghề
	 Nhớ về mùi vị của biển niềm tự hào về quê hương đất nước về những con người lao động
Kết luận
+ Khặng định tình yêu quê hương đất nước của Tế Hanh gần gũi mà sâu sắc, bình dị mà nghĩ tình. Đó là lòng tự hào, tự tôn của dân tộc.
kiểm tra học kì I
 môn:văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm ( 4đ)
	 Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá Thường Xuân đơn độc níu vào các cuống của nó trên tường. Thế rồi, cũng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi cơn mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan.
câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?
	A. Cô bé bán Diêm	B. Chiếc lá cuối cùng
	C. Hai cây Phong	D. Trong lòng mẹ
câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Xec – van – tet	C. O.Hen - ri	
	B. An – dec – xen	 D. Ai – ma – tốp
câu 3: Đoạn văn trên được kể theo lời kể của ai?
	A. Giôn - xi	B. Xiu
	C. Xiu và Giôn	D. Tác giả 
câu4:Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ tượng thanh.
	A. 1 	B. 2	C. 3	D.4 
Câu 5 Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ vựng “ thời gian”.
	A. 1 	B. 2	C. 3	D.4 
Câu 6 Các từ cùng trường từ vựng “ Thời gian” sau đây, từ nào không có ý nghĩa khái quát nhất.
	A. Hoàng hôn.	B. Ngày.
	C. Buổi trưa.	D. Bình binh
Câu 7. Từ nào không phải là từ tượng hình trong số các từ sau đây.
	A. Lênh khênh	C. Nghênh nghênh
	B. Móm mém	D. Rào rào
Câu 8. Câuhay nhóm từ nào dưới đây không có trợ từ.
Ngay cả trong ánh hoàng hôn.
Em thật là con bé hư.
Cứ mỗi năn vào độ rét, cây mận lại trổ hoa.
Muốn chết là một tội.
II.Tự Luận ( 6đ)
Câu1. Em hãy dùng lời văn của mình tóm tắt văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao.
Câu 2. Em hãy viết bài giới thiệu về con Trâu. Một con vật gắn bó với nông dân.
đáp án và biểu điểm
Môn:văn 
I.Trắc nghiệm (4đ) mỗi câu đúng 0,5 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
B
C
D
B
 C
B
D
D
II.Tự luận (6đ)
Câu 1( ) 
Lão Hạc có một con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
Con trai Lão Hạc đi đồn điền cao su, Lão chỉ còn lại “ Cậu Vàng”.
Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, Lão phải bán con chó.
Lão mang tiền dành dụm được gửi ông Giáo và nhờ trông coi mảnh vườn.
Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy.
Một hôm Lão xin Binh Tư ít bả chó.
Ông Giáo buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
Lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.
Cả làng không ai hiểu vì sao Lão chết trừ Binh Tư và ông Giáo.
Câu 2( )
-Mở bài: giới thiệu về con Trâu
+Từ xa xưa đã trở thành người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam.
+ Hình ảnh con Trâu đã đi vào ca dao, tục ngữ.
Gắn với kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.
Thân bài
+ Vai trò của con Trâu trong đời sống hàng ngày.
+Trâu thuộc loại đại gia súc
+ Cách lựa trọn Trâu gắn với duy tâm tín ngưỡng của người dân Việt Nam.
+Đặc điểm hình dáng, cân nặng, đặc tính của con Trâu.
+ Trâu gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ: bơi sông, thả diêu...
Kết luận
Khẳng định tình cảm của người nông dân Việt Nam đối với con Trâu.
kiểm tra tiếng việt
 môn:văn
 họ và tên:
 lớp:
Điểm
Lời thầy ( cô) phê
I.Trắc nghiệm
Câu 1: Đọc đọn văn sau đây
Chừng như lúc này thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó vẫn vững dạ ngồi in. Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi nó lại nhếch nhác khóc mếu:
- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trờ ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?
( Ngô Tất Tố - “Tắt đèn” )
	Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?
Câu 2: Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?
	A. Biểu lộ sự nghi ngờ
B. Biểu lộ sự than thở vì bất lực 
( Không được sử dụng biệt ngữ )
	C. Biểu lộ sự ngạc nhiên
D. Biểu lộ sự chua chát
Câu 3: Khi sử dụng tình thái từ cầ chú ý điều gì?
A. Tính địa phương
B. Phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
C. Không được sử dụng biệt ngữ
D. (Kh) phải kết hợp với các trợ từ.
Câu 4: Nói quá là gì?
A. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật hiện tượng? Có mối liên hệ giống nhau
B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của đối tượng được nói đến.
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô tính chất của sự vật hiện tượng
D. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một sự vật này sang sự vật khác.
Câu 5: ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá?
A. Để gợi ra hình ảnh chân thực và cụ thể về sự vật hiện tượng được nói đến trong câu.
B. Để bộc lộ thái đột ình cảm, cảm xúc của người nói
C. Để cho người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giầu cảm xúc
D. Để nhấn mạnh gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng được nói đến trong câu.
Câu 6: Hai câu sau thể hiện biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Bác ơ! Tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người
( Tố Hữu )
	Câu 7: Cho các ví dụ sau: Chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầu như que củi, long trời lở đất
A. Là các câu có sử dụng biện pháp so sánh
B. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
C. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá
D. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.
Câu 8: Nói giảm , nói tránh là hai biện pháp tu từ ? Đúng hay sai
A. Đúng	B. Sai
II.Tự luận
Câu 1: Câu ghép sau sử dụng loại quan hệ từ chỉ quan hệ nào?
Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.
( Hai cây phong )
Câu 2:Đọc đoạn văn sau:
... “ Roi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức sô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chổng quèo trên mặt đất miệng vẫn nham nhản thét trói kẻ thiếu sưu.”
 ( Trích tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố)
Thống kê các từ cùng trường từ vựng chỉ người.
Thống kê các từ cùng trường từ vựng chỉ hoạt động của người.
Bổ xung cho mỗi trường từ vựng ít nhất 3 từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động của người.
Biểu điểm - đáp án
	1. Biểu điểm	Mỗi câu đúng: 1 điểm
2. Đáp án:
Câu 1	 Trời ơi! 	Câu 2: D
Câu 3: B	Câu 4: D
Câu 5: D	 Câu 6: Nói quá -> nhấn mạnh tình yêu thương của B.Hồ
	Câu 7: D	Câu 8: A
II tự luận
Câu 1: Quan hệ tương phản
Câu 2: 
Cổ, miệng
ấn dúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét.
– Về người: tay, chân, mắt.
_ Hoạt động: nhẩy, đi, đứng.
Trường THCS
Ninh vân
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm
Năm học 2008 – 2009
Môn : Văn 9
Thời gian: 60 phút
I.Trắc nghiệm ( 3đ): Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng và ghi vào bài làm của mình 
Câu 1:Dòng nào dưới đây nói đúng nhất chức năng của thể cáo?
A.Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà Vua hoặc thủ lĩnh một phong trào.
B. Dùng để trình bầy một chủ trương hay công bố kết quả một việc lớn để mọi người cùng biết.
C. Dùng để kêu gọi, thuyết phục mọi người đứng lên chống giặc.
D. Tâu lên Vua những ý kiến đề nghị của bề tôi.
Câu 2: Bình Ngô Đại Cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay:
	A.Đúng	B.Sai
Câu 3: Bình Ngô Đại Cáo được công bố vào năm nào?
	A. 1426	B. 1429	C.1430	D. 1428 
Câu4:Mục đích của viện nhân nghĩa thể hiện trong bại Bình Ngô Đại Cáo?
Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức, giầy tình thương.
Nhân nghĩa là để yêu dân, làm cho đất nước ấm no.
Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ Vua.
Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Câu 5: Bình Ngô Đại Cáo được coi là áng hùng văn muôn thủa bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa tới nay:
	A. Đúng 	B. Sai
Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những yếu tố được nêu ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc trong bài thơ “ Sông núi nước Nam”.
	A. Nền văn hiến.	B. Cương vực lãnh thổ. C. Chủ quyền.	D. Gồm B và C
Câu 7:Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của viếc học là gì ?
	A. Học để làm người có đạo đức 	 B. Học để trở thành người có tri thức 
C. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước D.Gồm cả A, Bvà C
Câu 8: Phương thức biểu đạt chính đước sử dụng trong văn bản “Bàn luận về phép học “?
A. Tự sự 	B. Biểu cảm C. Nghị luận 	 D. Thuyết minh 
Câu 9: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?
	A. Làm cho nước mất nhà tan	 B. Làm cho đạo lí suy vong 
	C. Làm cho nề chính học bị thất truyền 	 D. Làm cho nhân tàI bị thui chột 
Câu 10: Nghĩa của từ “ Thịnh trị” ở đây là gì?
ở trạng thái đang càng ngày càng nhiều người biết đến 
ở trạng thái đang ngày càng nhiều người ưa chuộng 
ở trạng thái đang phát đạt, giàu có 
 D.ở trạng thái thịnh vượng, yên ổn, vững bền
II. Tự luận (7đ)
	Câu 1 (2đ) Phân tích hiệu quả diễn đạt trật tự từ trong các câu sau.
Gió bắt đầu thổi, những đám mây đen ùn ùn kéo tới phủ kín cả bầu trời, những hạt mưa xối xả trút xuống, nước lênh láng khắp nơi trên mặt đất 
Lom khom dưới núi tiều vài chú.
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 ( Chiều hôm nhớ nhà- Bà Huyện Thanh Quan )
Câu 2(5đ): Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.
Trường THCS
Ninh Vân
Hđ chấm. Kiển tra chất lượng đầu năm
Năm học 2008 – 2009
Môn : Văn 9
Thời gian: 60 phút
Trắc nghiệm 
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án 
B
A
D
B
A
D
D
C
A
D
Tự luận 
Câu 1 (2 đ)
Tự tự từ diễn đạt các sự việc xẩy ra theo trật tự trước sau 
Nhấn mạnh hình ảnh thưa thớt , buồn tẻ của cảnh chiều hôm 
Câu 2 (5đ)
Mở bài (0,5đ)
-Sự phát triển của xã hội kéo theo nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao trong đó nhu cầu làm đẹp là một trong những nhu cầu mà giới trẻ quan tâm hàng đầu 
-Làm đẹp là một trong những nét văn hoá của con người nhưng cùng với sự hiện đại của xã hội một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
Thân bài (4đ)
Nguyên nhân dẫn đến việc ăn mặc không lành mạnh (1,5đ)
-Do đua đòi với bạn bè, muốn thể hiện mình là một con người sành điệu, hiện đại 
Do ảnh hưởng quá nhiều của phim ảnh 
Do được cha mẹ nuông chiều 
Tác hại của việc ăn mặc ấy (1,5đ)
-Làm mất thời gian của các bạn 
-ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập 
-Làm suy thoái phẩm chất đạo đức của người học sinh 
- Gây tốn kém cho cha mẹ 
Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu (1đ)
Kết bài(0,5đ)
Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống 

Tài liệu đính kèm:

  • docthu_vien_de_kiem_tra_ngu_van.doc