Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nước ta thực hiện chính sách mở cửa nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được nhưng cũng có không ít những tác động xấu ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của chúng ta nói chung và một bộ phận thanh thiếu niên lứa tuổi học trò đang ngồi trên ghế nhà trường cũng bị ảnh hưởng nói riêng. Vấn đề đạo đức lối sống là một phạm trù rộng, ở đây tôi chỉ bàn đến khía cạnh giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở.
Ngoài việc truyền đạt kiến thức, việc giáo dục đạo đức học sinh cũng là một vấn đề quan trọng và cấp bách cần có những giải pháp giúp các em ở lứa tuổi trung học cơ sở tránh khỏi những ảnh hưởng xấu, để các em luôn là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và là những bông hoa tươi thắm, xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.
Sáng kiến kinh nghiệm này gồm ba phần cơ bản như sau:
- Phần thứ nhất: Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở hiện nay.
- Phần thứ hai: Một số giải pháp thực hiện.
- Phần thứ ba: Tổng kết sáng kiến.
ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, nước ta thực hiện chính sách mở cửa nhất là khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được nhưng cũng có không ít những tác động xấu ảnh hưởng đến đạo đức lối sống của chúng ta nói chung và một bộ phận thanh thiếu niên lứa tuổi học trò đang ngồi trên ghế nhà trường cũng bị ảnh hưởng nói riêng. Vấn đề đạo đức lối sống là một phạm trù rộng, ở đây tôi chỉ bàn đến khía cạnh giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi trung học cơ sở. Ngoài việc truyền đạt kiến thức, việc giáo dục đạo đức học sinh cũng là một vấn đề quan trọng và cấp bách cần có những giải pháp giúp các em ở lứa tuổi trung học cơ sở tránh khỏi những ảnh hưởng xấu, để các em luôn là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ và là những bông hoa tươi thắm, xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước. Sáng kiến kinh nghiệm này gồm ba phần cơ bản như sau: Phần thứ nhất: Thực trạng về tình hình giáo dục đạo đức của học sinh trung học cơ sở hiện nay. Phần thứ hai: Một số giải pháp thực hiện. Phần thứ ba: Tổng kết sáng kiến. PHẦN THỨ NHẤT THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY Từ thực tế và qua thông tin báo chí tôi thấy rằng cùng độ tuổi như nhau đều là học sinh trong lớp nhưng có em học giỏi, hồn nhiên, vô tư, thích hoạt động tập thể. Ngược lại có những em lại học yếu, nghịch ngợm, có em lại tính tình trầm lặng, thu mình xa lánh mọi người. Thậm chí có em không thèm quan tâm đến việc học tập mà chỉ nghĩ đến việc đua đòi như chơi bi da, hút thuốc lá, uống rượu. Tệ hại hơn có một số em còn vô lễ với thầy cô giáo, đánh nhau, đi xe máy chở ba chở bốn lạng lách trên đường và đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Thật đau lòng khi chúng ta là những nhà giáo dục phải chứng kiến những cảnh đau lòng ấy. Qua tìm hiểu tôi thấy các em vi phạm đạo đức là do nhiều nguyên nhân, nhưng chung qui lại có một số nguyên nhân sau: - Do gia đình gặp khó khăn hoặc bố mẹ mất sớm không đủ điều kiện đi học nên chán nản học hành hay bỏ tiết, ít nói chuyện, ít tiếp xúc với bạn bè trong lớp, không tham gia các phong trào của lớp và của trường.Ví dụ: Em Huỳnh Ngọc Bảo từ năm lớp một đến năm lớp sáu đều là học sinh tiên tiến xuất sắc.Gia đình của em cũng khá giả. Nhưng rồi bố em mắc bệnh và đột ngột qua đời.Từ đó gia đình em bắt đầu gặp nhiều khó khăn vì không có trụ cột gia đình. Mặc dù nỗi mất mát quá lớn, nhưng lời cha dặn trước lúc ra đi “Con phải học cho giỏi” luôn ở trong tâm trí em. Bảo vẫn tiếp tục ra sức học hành để không phụ lòng mong mỏi của cha. Nhưng rồi đến năm lớp tám, đang học giữa chừng thì gia đình em lại có chuyện xảy ra. Mẹ em lăng nhăng với một người đàn ông đã có gia đình, lời ra tiếng vào miệng thế gian đã làm ảnh hưởng tới em. Em mặc cảm mắc cỡ với bạn bè. Từ một cậu bé thông minh, hoạt bát trong mọi phong trào giờ trở nên lầm lì ít nói, thu mình lại, lực học sa sút hẳn. - Có trường hợp bố mẹ ít quan tâm đến việc học hành và giáo dục đạo đức của con cái. Chẳng hạn có một số gia đình khá giả chỉ biết cung cấp tiền cho con em mình mà không biết con em mình học hành như thế nào và kết bạn với những ai. Từ đó các em bỏ bê học hành theo bạn bè ăn chơi, đua đòi quậy phá hư hỏng - Một số gia đình có bố mẹ không hoà thuận dẫn đến làm ảnh hưởng tư tưởng của con cái. Như trường hợp em Hoàng Ngọc Hùng từ một học sinh khá tự nhiên học sa sút, hay bỏ tiết vắng học vô lí do. Qua tìm hiểu bạn bè của em và tâm sự trực tiếp với em, tôi mới biết rằng nhà em có chuyện. Ba mẹ em cãi nhau đòi li dị, em nghe được rất buồn và không còn tâm trí nào tập trung vào học. - Do một số gia đình giáo dục con cái không đúng cách, không nắm được tâm lý của trẻ nên thường áp đăït ý thức chủ quan của mình vào việc giáo dục đạo đức cho con em, làm các em bức xúc và trở nên hư hỏng. - Có nhiều em sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn đã có sự cố gắng vươn lên trong học tập. Nhưng đến lứa tuổi THCS do chơi với bạn xấu nên bỏ bê học tập, ăn chơi đua đòi, sinh ra những thói hư tật xấu. Vậy làm thế nào để giúp các em tránh rơi vào những tình trạng trên và để trở thành một học trò giỏi, một đứa con ngoan, một người thực sự có ích cho xã hội. Thì chúng ta cần phải có những sáng kiến, những biện pháp hữu hiệu để giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. PHẦN THỨ HAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Là giáo viên THCS vừa giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm tôi luôn băn khoăn và trăn trở về tình hình đạo đức của học sinh lứa tuổi THCS hiện nay. Và tôi thấy mình phải có một phần trách nhiệm trong vấn đề này. Do đó tôi xin đề xuất một số biện pháp sau. Hy vọng góp phần vào việc giáo dục đạo đức học sinh lứa tuổi THCS. Học sinh lứa tuổi THCS nói là người lớn thì không đúng, nói là trẻ con thì cũng không phải. Ở lứa tuổi này tâm lí của các em rất phức tạp hay giao động, hay bị ảnh hưởng muốn chứng tỏ mình là người lớn Nếu chúng ta không nắm được tâm lí của các em ở lứa tuổi này nói chung và tâm lí của từng em nói riêng thì khó có thể mà đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp. Ở lứa tuổi này các em rất muốn người khác tôn trọng mình nên khi phát hiện các em vi phạm lần đầu phải từ từ tìm hiểu nguyên nhân, phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em rồi dùng những biện pháp nhẹ giáo dục tư tưởng cho các em, phải tạo cho các em cơ hội sửa đổi. Ví dụ như gặp riêng các em trao đổi, nhắc nhở chẳng hạn, không nên vội vàng kết luận các em là hư hỏng, hay dùng các biện pháp mạnh như mời phụ huynh hoặc dùng những lời lẽ xúc phạm, kỉ luật các em như vậy sẽ dẫn đến các em vi phạm nhiều hơn. Phải thường xuyên quan tâm nhắc nhở, uốn nắn các em kịp thời, phải tạo sự gần gũi giữa thầy và trò như gặp gỡ trò chuyện, tâm sự để biết được tâm tư tình cảm của các em hoặc hàng tuần cho các em viết những tâm tư tình cảm hay nguyện vọng của mình vào giấy để trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. Từ đó GVCN dễ nắm bắt được tình hình của lớp nói chung và của từng em học sinh nói riêng để kịp thời giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em. Gia đình là cái nôi để phát triển nhân cách cho trẻ, gia đình là tế bào của xã hội, là lực lượng giáo dục đầu tiên ảnh hưởng đến thế hệ trẻ.Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh của các em, để biết được hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí của các em. Từ đó nhà trường cũng như gia đình có biện pháp thích hợp để giáo dục đạo đức cho các em. Phải phối hợp việc giáo dục giữa gia đình và nhà trường thì việc giáo dục đạo đức cho con em mới đạt hiệu quả. Ngoài ra hàng tuần giáo viên chủ nhiệm phải gặp gỡ trao đổi với giáo viên bộ môn để năm bắt được tình hình đạo đức của học sinh lớp mình và cùng phối hợp với giáo viên bộ môn để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Có thể thông qua các môn học để giáo dục nhân cách cho các em đặc biệt là môn ngữ văn. Giáo viên chủ nhiệm nên phân công đội ngũ ban cán sự lớp trực tiếp quản lý từng nhóm, từng tổ để giúp đỡ nhau trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức và hàng tuần phải có báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm để đảm bảo thông tin hai chiều, bởi vì chúng ta hiểu rằng khả năng học tập cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn luyện đạo đức của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi phát hiện ghi nhận những tiến bộ của các em. Để kịp thời tuyên dương, khuyến khích, khích lệ các em. Làm cho các em nhanh tiến bộ hơn. Còn đối với những em học sinh giỏi và ngoan, chúng ta cũng không được lơ là mà phải luôn luôn quan tâm nhắc nhở và khuyến khích các em để các em tiến bộ hơn nữa. PHẦN THỨ BA TỔNG KẾT SÁNG KIẾN Quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua, bản thân đã áp dụng những biện pháp nói trên và đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này góp phần nhỏ bé vào việc giáo dục đạo đức học sinh lứa tuổi THCS. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Thật vậy muốn trở thành một người vừa có tài vừa có đức thì phải được học tập và rèn luyện trong môi trường tốt. Đào tạo con người trở thành công dân tốt là nhiệm vụ của toàn xã hội trong đó có nhà trường. Nhà trường bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Là một giáo viên trong trường THCS, tôi mong muốn được góp phần mình cùng với nhà trường, gia đình và xã hội để tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em ở lứa tuổi THCS để các em trở thành con ngoan trò giỏi, chủ nhân tương lai của đất nước, làm cho đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. * * * *
Tài liệu đính kèm: