Thuyết minh đồ dùng dạy học

Thuyết minh đồ dùng dạy học

A. LỜI NểI ĐẦU:

Trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ đất nước hiện nay, yờu cầu của việc đổi mới phương phỏp dạy học ở cỏc cấp học, ngành học là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của ngành Giỏo dục núi chung và mỗi giỏo viờn núi riờng. Việc đổi mới phương phỏp dạy học được thể hiện ngay từ khõu chuẩn bị bài của học sinh và soạn bài của giỏo viờn, đổi mới ở cơ chế hoạt động giữa giỏo viờn và học sinh trong giờ học trờn lớp với việc lấy học sinh làm trung tõm. Ngoài hai yờu cầu cơ bản đú thỡ đổi mới phương phỏp dạy học cũn được nhiều giỏo viờn chỳ trọng trong việc sử dụng cỏc đồ dựng dạy học trong giờ lờn lớp, nhằm tạo ra hiệu quả cao trong giờ học, qua việc tạo ra cho học sinh những biểu tượng và hỡnh thành những khỏi niệm trờn cơ sở trực tiếp quan sỏt và sử dụng hiện vật đang học hay đồ dựng trực quan minh họa sự vật.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh đồ dùng dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Yến
Thuyết minh đồ dùng dạy học
Họ tên người thuyết minh: 	Nguyễn Thị Vân Yến
Đơn vị : 	Trường THCS Thị trấn
Tên đồ dùng: Lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu ( 1939-1941)
Số tiết 	: 01
Tên bài dạy	: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 )
A. Lời nói đầu:
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, ngành học là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của ngành Giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng. Việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị bài của học sinh và soạn bài của giáo viên, đổi mới ở cơ chế hoạt động giữa giáo viên và học sinh trong giờ học trên lớp với việc lấy học sinh làm trung tâm. Ngoài hai yêu cầu cơ bản đó thì đổi mới phương pháp dạy học còn được nhiều giáo viên chú trọng trong việc sử dụng các đồ dùng dạy học trong giờ lên lớp, nhằm tạo ra hiệu quả cao trong giờ học, qua việc tạo ra cho học sinh những biểu tượng và hình thành những khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát và sử dụng hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Là một giáo viên dạy Văn - Sử, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ dạy là hết sức quan trọng , nhất là với bộ môn Lịch sử. Đặc điểm của bộ môn Lịch sử là học sinh không được trực tiếp quan sát các sự kiện lịch sử bởi vì các sự kiện đó đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học Lịch sử là góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hoá Lịch sử của học sinh. Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu sắc bản chất sự kiện của Lịch sử, là phương tiện có hiệu lực để 
Trường trung học cơ sở thị trấn bát xát
Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Yến
hình thành các khái niệm Lịch sử quan trọng . Ngoài ra đồ dùng trực quan còn giúp học sinh phát triển khả năng quan sát trí tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em. Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trên, đồ dùng trực quan góp phần nâng cao chất lượng dạy - học Lịch sử gây hứng thú học tập cho học sinh, nó là chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.
B. Cách sử dụng và tính năng của đồ dùng cụ thể:
1. Tên đồ dùng	: Lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu ( 1939-1941)
- Phục vụ bài dạy	: Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945)
- Dạy phân môn 	: Lịch sử - lớp 8
- Tiết 	: 32
2. Tính năng, tác dụng của đồ dùng trong bài:
Lược đồ giúp cho học sinh nắm được diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai qua các giai đoạn, sự kiện chính và tác động của nó với tiến trình cuộc chiến tranh
Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ chiến sự, hiểu và trình bày được một vài chiến sự đơn giản trên lược đồ.
Qua lược đồ với những diễn biến của chiến tranh, bồi dưỡng cho học sinh có nhận thức đúng đắn về hậu quả của chiến tranh với nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình, bảo vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại.
3. Cách sử dụng: 
Lược đồ được sử dụng trong phần tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh và chủ yếu ở phần diễn biến chính.
* Phần tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh:
 Sau khi học sinh đã tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thông qua những sự 
Trường trung học cơ sở thị trấn bát xát
Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Yến
kiện lớn diễn ra trong khoảng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và minh hoạ chính sách thoả hiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ bằng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa. Giáo viên sử dụng lược đồ để học sinh thấy rõ chiến tranh thế giới đã bùng nổ qua sự kiện Đức tấn công Ba Lan vào ngày 01-9-1939 và sau đó Anh, Pháp tuyên chiến với Đức.
* Phần diễn biến chính:
- Phần giai đoạn 1: Giáo viên sử dụng lược đồ bằng cách:
+ Học sinh quan sát lược đồ và nghiên cứu sách giáo khoa
+ Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày diến biến chính qua lược đồ.
Hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh?
- Phần giai đoạn 2: Vì không có bản đồ" chiến dịch Xta - lin - grát"
Giáo viên sử dụng lược đồ này để minh hoạ một cách ngăn gọn cuộc phản công của Liên Xô và quân Đồng minh Mĩ - Anh trên khắp các mặt trận: Mặt trận Xô - Đức; Mặt trận Bắc Phi; Mặt trận Tây Âu dẫn tới việc chiến tranh kết thúc ở Tây Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít Đức và I-ta-li-a.
C. Hiệu quả của việc sử dụng lược đồ qua tiết dạy:
Học sinh nắm được diến biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai qua hai giai đoạn. Các em được rèn kỹ năng sử dụng lược đồ qua việc trình bày diễn biến chiến sự trên lược đồ. Qua sự kiện đó các em ý thức được tính hiếu chiến và tội ác của phát xít Đức, từ đó giáo viên giáo dục ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình cho học sinh.
D. Kết luận:
Qua kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy. Tôi càng nhận thức rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học 
Trường trung học cơ sở thị trấn bát xát
Giáo viên : Nguyễn Thị Vân Yến
trong môn Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy sau này, tôi sẽ cố gắng thường xuyên sử dụng các đồ dùng dạy học trong giờ dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của giờ học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em thêm yêu thích môn học.
 Bát Xát, ngày 25 tháng 11 năm 2007
 Người thuyết minh
Nguyễn Thị Vân Yến 
Trường trung học cơ sở thị trấn bát xát
Đánh giá về đồ dùng
Ban chỉ đạo hội giảng nhà trường nhận xét, đánh giá về đồ dùng dạy học qua các mặt sau:
- Đồ dùng tự làm có phù hợp với tình hình hiện nay ở trường THCS chưa? 
- Cách sử dụng đồ dùng đó trong bài có phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh không?
- Tác dụng, hiệu quả sử dụng trong bài dạy như thế nào?
- Tính năng, hiệu quả.
- Hình thức 
.............................
.............................
..............................
............................
............................
...........................
Điểm đánh giá của ban chỉ đạo( theo thang điểm 10)
	Hội đồng chấm	 Ngày tháng năm 200
 Ban chỉ đạo	Giáo viên thực hiện
Đánh giá về đồ dùng
Ban chỉ đạo hội giảng cấp huyện nhận xét, đánh giá về đồ dùng dạy học qua các mặt sau:
- Đồ dùng tự làm có phù hợp với tình hình hiện nay ở trường THCS chưa? 
- Cách sử dụng đồ dùng đó trong bài có phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh không?
- Tác dụng, hiệu quả sử dụng trong bài dạy như thế nào?
- Tính năng, hiệu quả.
- Hình thức 
.
Điểm đánh giá của ban chỉ đạo( theo thang điểm 10)
	 Ngày tháng năm 200
 Hội đồng chấm	 T/M Ban chỉ đạo	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTMDD-YEN.doc