Tiết 15: Ôn tập văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

Tiết 15: Ôn tập văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)

Tiết 15

ÔN TẬP VĂN BẢN: BẾP LỬA (Bằng Việt)

A. Mục tiêu bài học:

- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.

- Thực hành một số bài tập.

B. Phương pháp: động não, thuyết trình.

C. Chuẩn bị:giáo án, bảng phụ.

D. các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định lớp.

2. bài dạy:

I. Những kiến thức cơ bản:

1. Tác giả.

- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Tây.

- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.

- Là một luật sư

- Đề tài: thường viết về những kỷ niệm, ước mơ của tuổi trẻ, gần gũi với người đọc trẻ tuổi, bạn đọc trong nhà trường.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời:

- Sáng tác năm 1963, khi t/g đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa năm 1968, là tập thơ đầu tay của tác giả và Lưu Quang

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1125Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 15: Ôn tập văn bản: Bếp lửa (Bằng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 6/12/2012
NG:.../12/2012
Tiết 15
ÔN TẬP VĂN BẢN: BẾP LỬA (Bằng Việt)
A. Mục tiêu bài học: 
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.
- Thực hành một số bài tập.
B. Phương pháp: động não, thuyết trình.
C. Chuẩn bị:giáo án, bảng phụ.
D. các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. bài dạy:
I. Những kiến thức cơ bản:
1. Tác giả.
- Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất - Hà Tây.
- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
- Là một luật sư
- Đề tài: thường viết về những kỷ niệm, ước mơ của tuổi trẻ, gần gũi với người đọc trẻ tuổi, bạn đọc trong nhà trường. 
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Sáng tác năm 1963, khi t/g đang là sinh viên học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa năm 1968, là tập thơ đầu tay của tác giả và Lưu Quang Vũ.
b. Nội dung
a) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
- Sự hồi tưởng bắt đầu với h/ả bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm..nắng mưa.
-> gợi nhớ đến người bà vất vả, tần tảo và ấm nồng tình bà cháu. 
- Thế là dòng hồi tưởng trào dâng, những kỉ niệm sống dậy theo từng thời điểm:
+ Kỉ niệm khi cháu mới lên 4 tuổi: nạn đói năm 1945, năm mà 2 triệu người dân ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã bị chết đói. Đoạn thơ gợi nhớ đến c/s thê thảm như thân trâu ngựa của nd ta dưới ách cai trị của TD Pháp trước CCMT8 1945. Cảm xúc của cháu: nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay là cảm xúc chung của bất cứ người VN nào khi nhớ lại nạn đói năm Ất Dậu. 
+ Kỉ niệm về 8 năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa: là kỉ niệm về hoàn cảnh sống của hai bà cháu trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Cha mẹ tham gia công tác kháng chiến ở xa, những cháu nhỏ thường sống với bà nội hoặc ngoại. Mỗi khi tiếng chim tu hú kêu gọi hè về là lại làm trỗi dậy trong lòng hai bà cháu những mong ngóng, đợi chờ da diết. Bây giờ trưởng thành, cháu luôn trào dâng lòng biết ơn vô hạn:
Tu hú kêu trên...thương bà khó nhọc.
+ H/ả người bà hiện lên thật đẹp: nuôi nấng, dạy bảo, chăm sóc cháu với cả tình yêu thương trìu mến. Bao nhiêu vất vả lo toan bà chịu đựng hết, bà còn không muốn cho những đứa con ở xa biết đến những khó khăn, thiếu thốn của bà cháu ở nhà mà ảnh hưởng đến công tác kháng chiến. Vẫn vững lòng...được bình yên.
- Kỉ niệm về tội ác của giặc và tinh thần tương thân tương ái của nhân dân ta thời kì kháng chiến chống Pháp. 
+ Giặc Pháp đánh lấn ra vùng tự do của ta, chúng đánh phá rát dã man: đốt nhà, giết người, cướp của...nhiều nơi nd ta phải rời làng đi tản cư; giặc rút lại về làng cũ sinh sống, làm ăn: Năm giặc đốt làng...túp lều tranh.
=> Những kỉ niệm đó không chỉ của riêng nhà thơ mà là cảm xúc của bao người khi nhớ lại hai thời điểm lịch sử không thể nào quên: nạn đói 1945 và những năm tháng gian nan mà ấm tình người thời kháng chiến chống Pháp. 
b) Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa :
- những suy ngẫm: Rồi sớm rồi chiều...niềm tin dai dẳng.
Từ bếp lửa cụ thể, nhà thơ đã liên tưởng đến ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng, khái quát. Đó là ngọn lửa của lòng yêu thương, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng đã ấp ủ sẵn trong tâm hồn bà. 
Do vậy khi trưởng thành, người cháu càng thấy yêu thương, kính phục và biết ơn bà sâu sắc.
- Đến thời bình ấm no hơn, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa: 4 lần từ nhóm để nói rõ điều kì lạ và thiêng liêng mà bây giờ cháu mới nhận ra: dù c/đ có thay đổi, nhưng ngọn lửa tình bà cháu thì lúc nào cũng ấp iu nồng đượm, nó luôn nâng bước cháu trên suốt chặng dường dài của c/đ. 
c) Niềm thương nhớ của cháu
- Vì vậy, mặc dù: Giờ cháu đã đi xa...bếp lên chưa?
Nỗi nhớ bà ở người cháu càng da diết khôn nguôi. Càng ở xa, người cháu càng nhớ đến người bà tần tảo, nhẫn nại, đầy lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả. Đối với người cháu nhớ bà cũng là nhớ quê hương đất nước; c/đ bà là hiện thân của c/đ dt; những nét phẩm chất ở bà là những nét đẹp của con người VN.
c.Về nghệ thuật
- Sáng tạo: hình ảnh thơ vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
- Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỷ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu.
- Giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng suy ngẫm.
d. Chủ đề: Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu đất nước.
B. Luyện tập:
 Cho câu thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
 .....
 a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
 b. Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
c. Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép có những ý nghĩa nào?
d. Giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: 
 Gợi ý:
 b. 
 - Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh của người bà. Nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến người bà thân yêu (bà là người nhóm lửa) và cuộc sống gian khổ.
 + Bếp lửa bàn tay bà nhóm lên mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 + Bếp lửa là tình bà ấm nóng, tình cảm bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng.
 - Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
 + Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt chặng đường dài.
 + Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
c. Nghĩa đen: nhóm là làm cho lửa và chất đốt bén vào nhau cho cháy lên.
Nghĩa bóng: khơi dậy, gợi lên trong tâm hồn con người những tình cảm tốt đẹp.
d. Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kì lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kì lạ. Từ “nhóm” đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: 
+ Khơi dậy tình cảm nồng ấm
+ Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương
+ Khơi dậy những kỉ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.
=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thiện bài tập.
- Học thuộc lòng bài thơ.
NS: 6/12/2012
NG:.../12/2012
Tiết 16
ÔN TẬP VĂN BẢN: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy)
A. Mục tiêu bài học: 
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của bài thơ.
- Thực hành một số bài tập.
B. Phương pháp: động não, thuyết trình.
C. Chuẩn bị:giáo án, bảng phụ.
D. các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp.
2. bài dạy:
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả :
 - Nhà thơ Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948 tại phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá.
- Là nhà thơ - chiến sĩ, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Phong cách thơ độc đáo - nhất là ở thể thơ lục bát (uyển chuyển mượt mà, hiện đại ở thi liệu, cấu tứ).
- 1966: Nhập ngũ; 1975: Làm báo văn nghệ.
- Hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973; Giải A Hội Nhà văn Việt Nam (1984).
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ta đời: 
Năm 1978 – 3 năm sau ngày giaiar phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất đất nước. Con người đã ra khỏi thời bom đạn,sống trong hòa bình,c/s vật chất và tinh thần đầy đủ hơn, người ta có thể vô tình lãng quên quá khứ gian khổ, nghĩa tình. 
b. Nội dung : 
* Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ:
 - Trước hết là hình ảnh vầng trăng tình nghĩa, hiền hậu, bình dị gắn liền với kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê. 
- Trăng thành người bạn tri kỉ, gắn với những kỉ niệm không thể nào quên của người lính trong những năm tháng gian lao nơi chiến trường, 
-> Lời thơ kể không tả mà có sức gợi nhớ, âm điệu của lời thơ như trùng xuống trong mạch cảm xúc bồi hồi.
 * Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
- Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt, cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá của điện gương đã làm át đi sức sống của ánh trăng trong tâm hồn con người...
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ, => Một sự thay đổi phũ phàng khiến người ta không khỏi nhói đau. Tình cảm xưa kia nay chia lìa. 
* Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. ..
- Bất ngờ đối diện với vầng trăng, con người đã có cử chỉ "ngẩng mặt", tâm trạng “rưng rưng” 
- Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào. 
- Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ.
c. Nghệ thuật:
- Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện qua một câu chuyện riêng, bằng sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình, nhịp thơ khi thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì thầm lặng suy tư.
- Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi cảm.
d. Chñ ®Ò: Suy ngÉm vÒ cuéc ®êi
B. Luyện tập:
Bài 1: Suy nghĩ của em về h/ả vầng trăng trong bài thơ? So sánh với những bài thơ khác để chỉ rõ nét độc đáo của h/ả thơ này. 
Gợi ý:
a/ - Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên..., là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ, thời chiến tranh ở rừng.
- Vầng trăng trong quá khứ là người bạn bình dị, hiền hậu, nghĩa tình, trong sáng và thủy chung, là quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Vầng trăng là thiên nhiên, đất nước, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống...
- Là nhân chứng nghĩa tình, hiền hậu, bao dung và cũng rất nghiêm khắc để con người phải "giật mình" thức tỉnh lương tâm. 
- Người bạn tri kỉ trong quá khứ là vầng trăng đã có lúc bị lãng quên...
- Hoàn cảnh, tình huống bất ngờ " Thình lình đèn vụt tắt" làm con người chợt nhận ra sự vô tình vô nghĩa.
- Cảm xúc rưng rưng là một sự thức tỉnh chân thành... con người rút ra bài học về cách sống ân nghĩa thủy chung.
 Bài thơ đánh thức lương tâm con người bằng một câu chuyện nhỏ với hình tượng thơ độc đáo: Ánh trăng.
b/ So sánh với các bài thơ khác: vầng trăng trở thành người bạn tri kỉ trong chiến đấu, trong lao động....(Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ngắm trăng, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng...)Nhưng trong bài thơ này vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị và vĩnh hằng của c/s.
Bài 2: Bài thơ kết thúc bằng h/ả: Ánh trăng im phăng phắc; đủ cho ta giật mình. Theo em, cái giật mình ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Gợi ý:
Khổ cuối bài thơ có tính chất triết lí nhẹ nhàng mà sâu sắc, làm nơi cô đọng ý nghĩa và vẻ đẹp của h/ả vầng trăng và chủ đề của tác phẩm: từ sự đối lập: Trăng cứ tròn vành vạnh; kể chi người vô tình, ND kết thúc: Ánh trăng im phăng phắc; đủ cho ta giật mình.
- Tâm trạng nhà thơ: giật mình vì Sù thøc tØnh vÒ lÏ sèng thñy chung, t×nh nghÜa. Có lẽ tác giả lúc này đang ân hận vì sự vô tình, lãng quên của mình trước ánh trăng-đại diện cho quá khứ đẹp đẽ ngời sáng. Thấy mình cần phải thay đổi về cách sống, biết trân trong hơn trước quá khứ đẹp đẽ của dân tộc. Mặc dù thái độ lãng quên đó là đáng trách nhưng sự â hận, tự nhận thức được của nhà thơ lại là một điều đáng trân trọng. 
+ Từ 1 câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm, đối với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Đó không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, của 1 người mà còn có ý nghĩa đối với cả 1 thế hệ.
+ Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời điểm. Bởi nó đặt ra vấn đề: Thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và ngay cả chính mình. 
Bài 3: Tại sao trong suốt bài thơ "Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy đều dùng từ "vầng trăng" nhưng đến cuối bài lại dùng từ "ánh trăng".
Trong suốt bài thơ "Ánh trăng", nhà thơ Nguyễn Duy đều dùng từ "vầng trăng" nhưng đến cuối bài lại dùng từ "ánh trăng" vì : 
+ " vầng trăng " là hình ảnh được nhân hóa, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc sống...
+ " ánh trăng" là hình ảng ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho những vấn đề mang tính triết lí, là ánh sáng của lương tâm, lương tri, của đạo đức, cái ánh sáng ấy có khả năng soi rọi, thức tỉnh, xua đi những khuất tối trong tâm hồn, làm bừng sáng tâm hồn con người...
4. Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thiện bài tập.
- Học thuộc lòng bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTang thoi luong Bep lua Anh trang ba con tham khao.doc