Tiết 19: Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tà Long - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Tiết 19: Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tà Long - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

1. Kiến thức:

- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ:

Gen -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng

2. Kỹ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và tư duy lí thuyết

- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ:

 

doc 14 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1082Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 19: Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Trường THCS Tà Long - Mối quan hệ giữa gen và tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19	Ngày soạn: ......./..... /.
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ:
Gen	 ->	mARN -> Prôtêin ->	Tính trạng	
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và tư duy lí thuyết
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Thái độ nghiêm túc, tích cực hoạt động trong giờ học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến rước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tường, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử tí thông tin để tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và prôtêin, về mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
C. Phương pháp giảng dạy: 
- Hoạt động nhóm.
- Trực quan.
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình 19 SGK
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài mới.
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Prôtêin đa dạng và đặc thù bởi những yếu tố nào? 
- Nêu chức năng của Prôtêin. Chức năng của prôtêin được thể hiện qua loại cấu trúc nào của nó?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (1’)Prôtêin hình thành nên tính trạng của sinh vật. Vậy prôtêin có cấu tạo như thế nào? Nó thực hiện những chức năng gì? Đó cũng là nội dung mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa ARN và prôtêin (18’)
GV: Gen ở trong nhân lại quy định tổng hợp Prôtêin ở tế bào chất. Vậy phải có một nhân tố trung gian giữa Gen và prôtêin. Đó là nhân nhân tố nào?
HS: Nêu được đó là mARN 
GV: Cho học sinh xem một đoạn phim
HS: Quan sát, tìm ra nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành phần hoạt động sgk
HS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả
GV: Nhận xét, dựa vào kết quả thảo luận để đưa ra nội dung cần ghi nhớ
HS: Ghi chép 
I.Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin:
-mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa Gen và prôtêin
-mARN là khuôn tổng hợp prôtêin, cứ 3 Nu trên mARN quy định hình thành 1 axit amin trên Prôtêin(Chứng tỏ trình tự Nu trên ARN quy định trình tự các aa trên prôtêin)
-tARN mang axit amin tiến vào ribôxôm và khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung(A-U, G-X). Cứ 1 ARN 1 dầu mang mang 1 axit amin và 1 đầu mang bộ ba đối mã.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa gen và tính trạng.(12’)
GV:Dùng sơ đồ phần II sgk, yêu cầu học sinh nêu từng mối quan hệ 1
HS: Dựa vào nội dung đã hoc để nêu ý kiến của riêng mình
GV: Hỗ trợ học sinh nêu các mối quan hệ (1),(2),(3)
HS: cùng hoạt động và ghi nhớ
GV: Dùng hai sơ đồ 19.2 và 19.3 để cùng với học sinh nêu rỏ hơn mối quan hệ giữa gen và tính trạng
HS: Lắng nghe, cùng trình bày suy nghĩ của mình và ghi nhớ
GV: Gen quy định được tính trạng phải nhờ vào những nguyên tắc chính nào?
HS: Phải nêu được hai nguyên tắc: Nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu
II.Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
-Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Gen (1) mARN (2) Prôtêin (3) Tính trạng
-Gen là khuôn mẫu tổng hợp mARN,mARN là khuôn mẫu tổng hợp prôtêin, prôtêin chịu tác động của môi trường để hình thành tính trạng.
-Bản chất của sơ đồ là: Trình tự các Nu trên gen quy định trình tự các Nu trên ARN, thông qua ARN, gen quy định trình tự các aa cấu tạo nên prôtêin để biểu hiện các tính trạng của cơ thể.
-Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được bảo đảm nhờ hai nguyên tắc: Bổ sung và khuôn mẫu. 
4. Củng cố: (5’)
- GV dùng sơ đồ để nêu tóm tắt mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Làm bài tập 2 sgk trang 59	
5. Dặn dò: (3’)
- Học bài cũ, làm bài tập 1, 3 sgk trang 56
- Xem lại bài 15(Bài ADN) để tiết sau thực hành được tốt hơn (Nội dung thực hành chủ yếu là xem băng và lắp ráp 1 đoạn ADN đơn giãn)
Tiết 20	Ngày soạn: ......./..... /.
THỰC HÀNH - QUAN SÁT VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH ADN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về lắp ráp mô hình ADN
2. Kỹ năng: 
- Biết quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo.
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp trong nhóm.
- Kĩ năng thu thập và xử tí thông tin khi quan sát để lập được từng đơn phân nuclêôtit trong mô hình phân tử ADN.
 - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Thực hành - tái hiện
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Các dụng cụ lắp ráp mô hình ADN và băng đĩa
2. Học sinh: Ôn trước nội dung bài ADN ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Chúng ta đã nắm được cấu trúc phân tử ADN ở tiết trước. Để hiện thực hóa mô hình ADN, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau lắp ráp mô hình ADN.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan sát mô hình không gian của AND (15’)
GV: Yêu cầu học sinh liên hệ kiến thức cũ để nêu lại mô hình cấu trúc không gian của ADN
HS: liên hệ kiến thức bài 15 để trả lời
GV: Nhấn mạnh lại một số điểm chính về mô hình không gian của ADN
HS: Lắng nghe, khắc sâu kiến thức
GV: Cho học sinh xem băng về mô hình không gian của ADN
HS: Quan sát, khắc sâu kiến thức
1.Quan sát mô hình không gian của ADN
a)Nhắc lại cấu trúc không gian của phân tử ADN:
Học sinh liên hệ kiến thức cũ để trình bày
b)Xem băng hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN:(20’)
GV: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tạo ADN. Yêu cầu một số em lắp ráp mạch còn lại khi biết một mạch
HS: Thảo luận, lắp ráp mạch còn lại, nhận xét nhau
GV: Quan sát, chỉnh sửa cho học sinh
HS: Ghi nhớ nội dung vừa thực hành
GV:Nâng cao kiến thức cho học sinh bằng việc cho học sinh biết 1 đoạn cấu trúc ARN yêu cầu tìm cấu trúc gen 
HS: Liên hệ bài mqh giữa gen và ARN để thực hiện yêu cầu của giáo viên
GV: Giúp học sinh để hoàn thành nội dung kiến thức 
HS: Hoàn thiện công việc của mình
2.Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- Biết một mạch ADN, lắp ráp mạch còn lại
-Từ cấu trúc của ARN tìm cấu trúc của 
gen(1đoạn của ADN) tạo nên ARN đó
4. Củng cố: (5’)
- Giáo viên nhận xét quá trình làm thực hành của học sinh và hướng dẫn học sinh làm báo cáo
- Củng cố thêm một số nội dung liên quan đến ADN, mối quan hệ giữa gen và ARN và nhắc qua mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin.
5. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị bài báo cáo thực hành để tiết 22 nộp
- Ôn tập nội dung từ đầu năm để tiết sau kiểm tra một tiết.	
Tiết 21	Ngày soạn: ......./..... /.
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức đã học từ chương I đến chương III.
2. Kỹ năng: 
- Vận dụng được lí thuyết để giải bài tập
- Rèn luyện được kĩ năng làm bài tập khách quan
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng phân tích. suy đoán kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng, dùng sơ đồ lai để giải thích phép lai.
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử, lắng nghe tích cực. 
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 
C. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp - tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập và bài tập
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết hôm sau thì hôm nay chúng ta cùng nhau hệ thống lại các kiến thức đã được học
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức.(35’)
Câu 1: Lai phân tích là gì?
Câu 2: Ý nghĩa của đinh luật phân ly độc lập
Câu 3: Tính đặc trưng và cấu trúc của NST.
Câu 4: Những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.
Câu 5: So sánh AND và ARN
Câu 6: Trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Câu 1: - Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. 
Câu 2: Là cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
Câu 3: * Tính đặc trưng của NST
 - Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n
 - Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n
 - Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng
* Cấu trúc của NST:
- Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit và tâm động
- Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn.
Câu 4: 
Kú
Nh÷ng diÔn biÕn c¬ b¶n cña NST
§Çu 
- NST b¾t ®Çu ®ãng xo¾n vµ co ng¾n, cã h×nh th¸i râ rÖt.
- C¸c NST kÐp ®Ýnh víi nhau vµ víi c¸c sîi t¬ cña thoi ph©n bµo t¹i t©m ®éng.
Gi÷a
- C¸c NST ®ãng xo¾n cùc ®¹i, cã h×nh th¸i ®Æc tr­ng cho loµi.
- C¸c NST kÐp tËp trung ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o cña thoi v« s¾c.
Sau 
- Tõng NST kÐp chÎ däc ë t©m ®éng thµnh 2 NST ®¬n ph©n li vÒ mçi cùc cña TB.
Cuèi
- C¸c NST ®¬n d·n xo¾n, dµi ra ë d¹ng sîi m¶nh dÇn thµnh chÊt nhiÔm s¾c.
Câu 5: * Giống nhau:
- Đều là các axit nuclêic
- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
* Khác nhau:
ADN
ARN
Số mạch đơn: 2
Kích thước lớn.
Các đơn phân: A, T, G, X
Số mạch đơn: 1
Kích thước nhỏ
Các đơn phân: A, U, G, X
Câu 6: 
Gen ->mARN-> Prôtêin ->Tính trạng	
4. Củng cố: (5’)
- Củng cố thêm một số nội dung liên quan đến ADN, mối quan hệ giữa gen và ARN và nhắc qua mối quan hệ giữa ARN và Prôtêin.
5. Dặn dò: (2’)
- Ôn tập nội dung từ đầu năm để tiết sau kiểm tra một tiết.	
Tiết: 22	Ngày soạn: ... / ... / ...
	Ngày kiểm tra:/./..
	KIỂM TRA 1 TIẾT.
Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu kiểm tra
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc kiến thức đã học.
- GV nắm được thông tin từ học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy.
2. Kỹ năng: 
Làm bài thi tự luận, vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập 
3. Thái độ: Tự giác tích cực 
II. Nội dung kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra
Kiến thức:
Chủ đề 1: Thế nào là phép lai phân tích
Chủ đề 2: Trình bày tính đặc trưng và cấu trúc của NST; Giải thích cơ chế xác định giới tính.
Chủ đề 3: So sánh ADN và ARN; Bài tập về mối quan hệ giữa gen và tính trạng
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác
III. Hình thức kiểm tra: Tự luận
IV. Lập ma trận đề kiểm tra.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 9
( HS trung bình, khá)
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
1. Các thí nghiệm của Menđen
7 tiết
Thế nào là phép lai phân tích
35% = 40 điểm
100% hàng = 40 điểm
1câu
2. Nhiễm sắc thể
7 tiế ... g
30% = 80 điểm
50% hàng = 40 điểm
1câu
50% hàng = 40 điểm
1câu
100% = 200 điểm
5 câu
40% tổng số điểm = 80 điểm
2 câu
40% tổng số điểm = 80 điểm
2 câu
20% tổng số điểm = 40 điểm
1 câu
0% tổng số điểm = 0 điểm
0 câu
V. Đề kiểm tra và hướng dẫn chấm
1. Đề kiểm tra
Đề chẵn
Câu 1: Thế nào là phép lai phân tích?
Câu 2: Trình bày tính đặc trưng và cấu trúc của NST.
Câu 3: Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1?
Câu 4: So sánh ADN và ARN
Câu 5: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-T-G-X-T-X-G-
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch 2 của gen.
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch tARN liên kết với mARN.
Đề lẽ
Câu 1: Thế nào là phép lai phân tích?
Câu 2: Trình bày tính đặc trưng và cấu trúc của NST.
Câu 3: Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Giải thích.
Câu 4: So sánh ADN và ARN
Câu 5: Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A-T-G-X-T-X-G-
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch 2 của gen.
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch mARN được tổng hợp từ mạch 2
Hãy xác định trình tự các đơn phân ở mạch tARN liên kết với mARN.
Hướng dẫn chấm:
Đáp án – Thang điểm:
Đề chẳn
Câu
HDC
Thang điểm
Câu 1 
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. 
2đ
Câu 2
* Tính đặc trưng của NST
 - Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n
 - Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n
 - Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng
* Cấu trúc của NST:
- Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit và tâm động
- Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn.
2đ
Câu 3
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Tỉ lệ con trai : con gái xấp xỉ 1 : 1 vì hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau và tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau.
2đ
Câu 4
* Giống nhau:
- Đều là các axit nuclêic
- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
* Khác nhau:
ADN
ARN
Số mạch đơn: 2
Kích thước lớn.
Các đơn phân: A, T, G, X
Số mạch đơn: 1
Kích thước nhỏ
Các đơn phân: A, U, G, X
2đ
Câu 5
Mạch 1: -A-T-G-X-T-X-G-
Mạch 2: -T-A-X-G-A-G-X-
mARN: -A-U-G-X-U-X-G-
tARN: -U-A-X-G-A-G-X-
2đ
Đề lẻ
Câu
HDC
Thang điểm
Câu 1 
- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mạng tính trạng trôi. 
2đ
Câu 2
* Tính đặc trưng của NST
 - Nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng(1/2có nguồn gốc từ bố, 1/2 có nguồn gốc từ mẹ), kí hiệu là 2n
 - Nhiễm sắc thể trong giao tử chiếm 1/2 bộ NST trong tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n
 - Mỗi loài có số lượng và hình dạng đặc trưng
* Cấu trúc của NST:
- Ở kì giữa, nhiễm sắc thể gồm hai Crômatit và tâm động
- Một Crômatit gồm một phân tử ADN và 8 h phân tử prôtêin loại Histôn.
2đ
Câu 3
- Qua giảm phân người mẹ cho một loại trứng chứa NST X, còn người bố cho hai loại tinh trùng là X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
- Sự thụ tinh giữa tinh trùng chứa NST X với trứng tạo thành hợp tử XX phát triển thành con gái. Còn tinh trùng chứa NST Y thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử XY phát triển thành con trai.
2đ
Câu 4
* Giống nhau:
- Đều là các axit nuclêic
- Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
* Khác nhau:
ADN
ARN
Số mạch đơn: 2
Kích thước lớn.
Các đơn phân: A, T, G, X
Số mạch đơn: 1
Kích thước nhỏ
Các đơn phân: A, U, G, X
2đ
Câu 5
Mạch 1: -A-T-G-X-T-X-G-
Mạch 2: -T-A-X-G-A-G-X-
mARN: -A-U-G-X-U-X-G-
tARN: -U-A-X-G-A-G-X-
2đ
VI. Kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm.
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
9A
2. Rút kinh nghiệm
 (Căn cứ vào kết quả kiểm tra của các lớp và thông tin phản hồi từ đồng nghiệp, HS để GV điều chỉnh ma trận đề phù hợp cho lần kiểm tra sau). 
	Ngày soạn: ......./..... /.
CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
Tiết 23	ĐỘT BIẾN GEN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được khái niệm biến di.
- Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử /giao tiếp, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử tí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh. phim, internet... để tìm hiểu khái niệm, vai trò của đột biến trên. 
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Thực hành - tái hiện
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình minh họa
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (0’)
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) GV sử dụng trò chơi ô chữ để vào bài
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến gen là gì?(15’)
GV: Giới thiệu khái niệm biến dị
HS: Lắng nghe.
GV: Giới thiệu các loại biến dị.
GV: Khai thác hình 21.1sgk, yêu cầu học sinh quan sát và hoạt động nhóm để hoàn thiện phần tam giác sgk
HS: Hoạt động nhóm, trình bày kết quả, nhận xét nhau
GV: Chuẩn hóa nội dung
GV: Các trường hợp quan sát là những dạng đột biến gen. Vậy Đb gen là gì?
HS: Cử đại diện trả lời
GV: Đính chính và chốt nội dung chính
HS: Ghi nhớ nội dung
Biến dị : là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
- Biến dị di truyền – Thường biến
- Biến dị không di truyền :
+ Biến dị tổ hợp
+ Đột biến : Đột biến NST
 Đột biến gen.
I.Đột biến gen là gì?
- Gen có thể bị đột biến do:
+Mất một hoặc một vài cặp Nuclêôtit
+Thêm một hoặc một vài cặp Nuclêôtit
+Thay thế một hoặc một vài cặp nuclêôtit
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen, thường liên quan đến một hoặc một vài cặp Nuclêôtit
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh đột biến gen.(10’)
GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và cho biết: Đột biến gen là do đâu? 
HS: Tham khảo sgk để trả lời
GV: Đính chính và chốt ý
HS: Ghi nhớ nguyên nhân làm phát sinh đột biến gen
II.Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
Do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể tác động đến ADN. Phát sinh do tự nhiên hoặc do con người gây ra
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của đột biến gen.(10’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin sgk và liên hệ kiến thức cũ để cho biết: Đột biến gen dẫn đến thay đổi yếu tố nào?
HS: Cấu trúc Prôtêin
GV: Thông thường đột biến gen thường có hại, vì sao?
HS: tham khảo sgk để trả lời
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời phần tam giác
HS: thảo luận theo đôi, trình bày kết quả
GV: bổ sung, mở rộng thêm kiến thức
HS: Ghi nhớ
III.Vai trò của đột biến gen:
-Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc Prôtêiin mà nó điều khiển tổng hợp, dẫn đến thay đổi kiểu hình
-Đột biến gen thường có hại vì đã mất các kiểu gen đã được chọn lọc tự nhiên, gây rối loạn tổng hợp Prôtêin
-Đột biến gen thường có hại nhưng một số trường hợp có lợi
4. Củng cố: (5’)
- Đọc nội dung tóm tắt sách giáo khoa	
- Làm bài tập 2 sgk trang 64
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, làm bài tập 1, 3 sgk trang 64
- Xem và soạn nội dung bài mới
	Ngày soạn: ......./..... /.
Tiết 24	ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Kể được các dạng đột biến cấu trúc NST
- Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện đột biến NST.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Có thái độ nghiêm túc trong tiết học
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử/giao tiếp, lắng nghe tích cực. 
- Kĩ năng thu thập và xử li thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, Internet..: để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến và tính chất cấu trúc nhiễm sắc thể. 
- Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến. 
C. Phương pháp giảng dạy: 
+ Hoạt động nhóm
+ Thực hành - tái hiện
+ Quan sát - Tái hiện
D. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Hình minh họa
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài ở nhà
E. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài củ: (5’)
- Đột biến gen là gì? Có những loại đột biến gen nào?
- Tại sao đột biến gen thường có hại? Nêu vai trò của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất và trong tiến hóa.
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đề: (2’) Nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất ở cấp độ tế bào. Khi cấu trúc này thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến điều gi? Nguyên nhân làm nhiễm sắc thể bị biến đổi là gì? Đó là nội dung chúng ta cần tìm hiểu trong bài hôm nay.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận biết các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (15’)
GV: Dùng tranh phóng to hình 22 sgk để mô phỏng hiện tượng ĐB cấu trúc NST, yêu cầu học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phần tam giác sgk
HS: Hoạt động nhóm, đưa ra đáp án, các nhóm khác bổ sung
GV: Dựa vào tranh để chuẩn hóa nội dung kiến thức, đưa ra nội dung ghi nhớ
HS: Lắng nghe, ghi chép nội dung
I.Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
*Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể, gồm các dạng: 
+Mất đoạn
+Lặp đoạn
+Đảo đoạn
Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể(15’)
GV: Yêu cầu học sinh xem sgk và cho biết: Nguyên nhân ĐB cấu trúc NST?
HS: Nêu được do tác nhân lí hóa của môi trường trong và ngoài cơ thể
GV: Đính chính nội dung kiến thức
HS: Ghi nhớ nguyên nhân đột biến cấu trúc NST
GV: Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại?
HS: Xem sgk để trả lời
GV: Bổ sung để hoàn thiện nội dung kiến thức
GV: Một số đột biến cấu trúc NST củng có lợi(Dùng ví dụ sgk để minh họa)
HV: lắng nghe, ghi chép nội dung chính
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
- Tác nhân lí hóa của môi trường trong và ngoài cơ thể là nguyên nhân chủ yếu gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại vì đã làm thay đổi số lượng và phá vỡ sự sắp xếp một cách hài hòa các gen trên nó, mà trật tự này đã được chọn lọc qua một quá trình tiến hóa lâu dài. 
- Một số đột biến cấu trúc NST củng có lợi.
4. Củng cố: (5’)
- Học sinh đọc phần tóm tắt sgk
- Làm bài tập 3 sgk trang 66
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ và làm bài tập 1, 2 sgk trang 66
- Xem trước bài đột biến số lượng NST(phần dị bội thể)

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 1924 theo chuan co KNS.doc