Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức

- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

2.Kĩ năng

- Rèn luyện vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

3.Thái độ.

-Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự thường xuyên.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 14864Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 32: Miêu tả trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 06 
Ngày giảng: / / 06 
Tiết 32
Miêu Tả Trong Văn Bản Tự Sự
A.Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức
- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng
- Rèn luyện vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
3.Thái độ.
-Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự thường xuyên.
B. Chuẩn bị.
 -Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
?Khi làm văn tự sự chúng ta cần lưu ý những điểm gì?
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’ )
Tự sự kể về việc trình bày diễn biến của sự việc là chính nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả, biểu cảm có khi cả thuyết minh biểu cảm nữa. Để giúp các em hiểu được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3 . Bài mới. ( 37’ )
Hoạt động của Thầy
Hoạt động
của trò
Nội dung
GV: treo bảng phụ
- Gọi học sinh đọc đoạn trích.
? Đoạn trích kể về trận đánh nào? Cho biết thời gian diễn ra trận đánh?
? Trong trận đánh đó vua Quang Trung làm gì? Ông xuất hiện như thế nào?
GV:Đây là văn tự sự ( kể người, kể việc ) 
? Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
? Em có nhận xét gì về số lượng chi tiết miêu tả, tác dụng của của chúng trong đoạn trích?
GV nêu các chi tiết học sinh kể 
? Các sự việc chính bạn nêu lên đã đầy đủ chưa? Em hãy sắp xếp thành một đoạn văn?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
? So sánh với đoạn văn trong văn bản cho biết đoạn văn nào sinh động hấp dẫn người đọc hơn? Vì sao?
?Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động?
? Qua bài tập em có thể rút ra nhận xét gì về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Trong văn bản tự sự có yếu tố tự sự - miêu tả, theo em yếu tố nào là chính? Yếu tố nào là phụ
GV:Nêu yêu cầu bài tập 1.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm ( 2 nhóm ).
? Nhận diện và phân tích những yếu tố tả chị em Thúy Kiều trong đoạn trích ''Chị em Thuý Kiều''?
GV: Nguyễn Du tả hai chị em Thuý Kiều bằng bút pháp ước lệ ( lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để tả vẻ đẹp của con người ).
Làm nổi rõ chân dung của từng người bằng những yếu tố miêu tả xen vào.
GV: Cho học sinh tìm hiểu yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
GV: yêu cầu HS nêu y/c bài tập 2.
GV: Gợi ý.
-Giới thiệu khung cảnh chung...Chị em Thuý Kiều đi hội.
-Tả cảnh thiên nhiên trên cánh đồng.
-Tả không khí lễ hội .
-Tả con người trong lễ hội.
-Cảnh ra về của chị emThuý Kiều.
GV khái quát
GV: Nêu yêu cầu bài tập 3.
-Khi giới thiệu cần chú ý:
+Giới thiệu chung về hai chị em nguồn gốc nhân vật, vẻ đẹp chung.
+Mỗi nhân vật em sẽ chọn chi tiết nào.?
+Nhận xét giới thiệu về nghệ thuật tả cảnh.?
GV khái quát bài tập nhận xét phần trình bày của học sinh.
- Học sinh đọc đoạn trích.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Phát hiện.
- Nhận xét.
-Nhận xét
-Sắp xếp nhận xét.
HS đọc
-So sánh, giải thích
-Nhận xét
-Nhận xét
-Đọc ghi nhớ
-Suy luận
-Hoạt động nhóm
-Phát hiện
-Nêu yêu cầu bài tập.
-Nghe
-Ghi ý đúng
-Nghe
-Ghi ý đúng
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
1. Bài tập.
a. Đoạn trích kể truyện quân Tây Sơn tiến đánh đồn Ngọc Hồi ( Mờ sáng ngày mùng 5 Tết )
- Vua Quang Trung làm tổng chỉ huy trận đánh. Đưa ra kế sách đánh giặc.
b. Các chi tiết miêu tả.
- Sáu chục tấm ván, cứ ghép liền 3 tấm 1 bức bên ngoài lấy rơm rấp nước phủ kín...
- Cứ 10 người khênh 1 bức, lưng giắt dao ngắn,hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau dàn thành trận chữ nhất.
- Quân Thanh nổ súng bắn ra.....cách gang tấc không thấy gì....
- Đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước.
-Quân Thanh chống không nổi bỏ chạy toán loạn giày xéo lên nhau mà chết....máu chảy thành suối.
- Làm nổi bật:
+Quân Thanh.
+Vua Quang Trung và binh sĩ.
+Quân ta giành thắng lợi lớn.
+Quân Thanh đại bại.
-Chi tiết miêu tả tương đối nhiều.
-Làm nổi bật trận đánh, quân ta thắng lợi,và hình ảnh vua Quang Trung, quân Thanh thất bại thảm hại.
-Các sự việc đầy đủ.
-Đoạn văn mới viết thiếu sinh động hấp dẫn vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc.
- Mới chỉ trả lời câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào?
 -Nhờ có miêu tả bằng các chi tiết tả người, hoạt động, cản vật.
- Tạo cho câu chuyện sinh động hấp dẫn, gợi cảm.
2.Ghi nhớ: SGK / 92.
-Yếu tố miêu tả câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
-Yếu tố tự sự giúp cho câu chuyện rõ ràng, dễ hiểu (vì giúp ta biết người, biết việc ).
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích '' Cảnh ngày xuân''. Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung của đoạn trích?
Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều.
*Tả Thuý Vân.
-Tả gương mặt: Khuôn trăng đầy dặn, nét ngài nở nang.
-Tả nụ cười, gịong nói: Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
-Tả tóc: Mây thua nước tóc.
-Tả làn da: Tuyết nhường mầu da.
-Thuý Vân là một cô gái có khuôn mặt phúc hậu, đoan trang, nói năng dịu dàng...
*Tả Thuý Kiều.
-Tả mắt và lông mày:
Làn thu thuỷ, nêt xuân sơn.
-Nhan sắc:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
-Tài năng.
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương.
-Tả Kiều Nguyễn Du tập trung miêu tả đôi mắt...giúp người đọc hiểu hơn về sự sắc sảo về trí tụê,về tâm hồn.
-Kiêu đẹp đến mức tạo hoá phải ghen, phải hờn. Tài năng toàn diện.
-Gợi vẻ đẹp hoàn mĩ tuyệt thế giai nhân.
2.Bài tập 2.
Dựa vào đoạn trích''Cảnh ngày xuân'' .Viết đoạn văn kể việc chị em Thuý Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều thanh minh.
*Đoạn văn.
-6 câu thơ cuối ghi lại cảnh chị em Thuý Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về. Mặt trời tà tà gác núi.
Ngày hội vui đã trôi nhanh. Hội tan sao chẳng buồn:
''Chị em thơ thẩn giang tay ra về''.
Một cái nhìn man mắc bâng khuâng xen lẫn cả vật.
''Dòng nước nao nao uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ...bắc ngang’'.
Tác giả vẽ ra trước mắt ta một không gian êm đềm vắng lặng...
3.Bài tập 3.
Giới thiệu trước lớp vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.
-Yêu cầu thuyết minh:
-Giới thiệu nhân vật Thuý Vân.
-Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều.
-Giới thiệu nghệ thuật miêu tả.
 	* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
-Làm hoàn chỉnh các bài tập còn lại.
-Nắm được miêu tả trong văn tự sự.
-Chuẩn bị bài :Trau dồi vốn từ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 32 - TLV.doc