Tiết 49 - Bài 46: Quần thể sinh vật

Tiết 49 - Bài 46: Quần thể sinh vật

. Kiến thức

 - Nêu được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần xã sinh vật, lấy VD minh họa?

 - Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn.

 2. Kỹ năng:

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi học sinh đọc sgk và các tài liệu khác, quan sát tranh để tìm hiểu về môi trường của chúng lên đời sống sinh vật.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực

 

docx 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 49 - Bài 46: Quần thể sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 01. 02. 2011
Ngày giảng 02. 2011
Chương II. Hệ sinh thái
Tiết 49 - Bài 46
Quần thể sinh vật
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức
 - Nêu được khái niệm quần thể, biết cách nhận biết quần xã sinh vật, lấy VD minh họa?
 - Chỉ ra được các đặc trưng cơ bản của quần thể từ đó thấy được ý nghĩa thực tiễn.
 2. Kỹ năng: 
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi học sinh đọc sgk và các tài liệu khác, quan sát tranh để tìm hiểu về môi trường của chúng lên đời sống sinh vật.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin trình bày trước tổ, trước nhóm, 
3. Thái độ: Học sinh có ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng
 1. GV: Sử dụng H47 SGK	
 2. HS: Bài mới.
III. Phương pháp: quan sát, hoạt động nhóm
IV. Hoạt động dạy và học
1. ổn định (2 Phút) 
2. Kiểm tra 
3. Bài mới 
	HĐ1. Tìm hiểu khái niệm quần thể sinh vật(10 Phút)
-Mục tiêu: HS ghi nhớ được khái niệm quần thể, lấy được ví dụ quần thể sinh vật
Hoạt động và học
Nội dung
- Cho quan sát tranh:+ 1 bầy ong" gọi quần thể ong. 
 +1 đàn trâu" gọi quần thể trâu. 
-Yêu cầu HS đọc 0 SGK→Thực hiện q (3 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập và chỉ định 1-2 em phát biểu KQ điền vào bảng 47.1(SGK)
 + Quần thể 2. 5, 
 + Không phải là quần thể 1, 3, 4
? Vậy quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ?
- GVchuẩn đáp án và chốt: 
- Cho HS xác định thêm ví dụ:
? Một lồng gà, một chậu cá chép có Phải là quần thể không? Tại sao?(Chưa Phải là 1 quần thể thực sự vì đó mới biểu hiện lên ngoài của QT)
- Gv Phân tích thêm: Để nhận biết 1 quần thể cần có dấu hiệu bên ngoài và bên trong: Kỹ năng giao phối và quan hệ khác. 
I. Thế nào là một quần thể sinh vật.
- VD: 1 đàn bầy ong" gọi quần thể ong. 
- Là hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 không gian, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo thành thế hệ mới.
	HĐ2. Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của quần thể(18 Phút)
-Mục tiêu: HS thấy được những dấu hiệu đặc trưng của quần thể sinh vật
-Yêu cầu HS đọc 0 SGK, trả lời (?).
? Tỉ lệ giới tính là gì? 
? ý nghĩa của tỉ lệ giới tính(Cho biết tiềm năng sinh sản của quần thể).
? Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV nhận xét, bổ sung, mở rộng KT.
? Trong chăn nuôi người ta có thể điều chỉnh tỷ lệ đực cái ntn.( Tuỳ loài điều chỉnh tỷ lệ đực cái phù hợp mục đích sử dụng)
- Cho lấy VD: ở gà số lượng gà trống nhiều hay ít hơn gà mái(Gà trống ít hơn gà mái). 
- Yêu cầu HS quan sát hình 47 và bảng 47.2, thảo luận trả lời (?)
? Có mấy nhóm tuổi? ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi là gì?
? Tại sao thành phần nhóm tuổi là đặc trưng của quần thể?
- GV nhận xét, bổ sung, mở rộng KT.
- GV 1 Người ta dùng biểu đồ tháp tuổi để thể hiện thành phần nhóm tuổi.
- Cho quan sát Hình 47 Trang 141.
? So sánh tỷ lệ sinh và Số lượng nhóm tuổi Hình 47 A, B, C.
 A. Dạng đang phát triển
 B. Dạng ổn định 	
 C. Dạng giảm sút
- Cho HS nghiên cứu 13. "trả lời.
- GV lấy VD: Rau cải 40 cây/1m2" Mật độ rau.
? Thế nào là mật độ? VD?
? Mật độ trong quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào
-HS trả lời, GV chốt ghi bảng và mở rộng.
? Trong sản xuất cần có những biện pháp gì để luôn giữ mật độ thích hợp.(Trồng với MĐ vừa phải, loại bỏ cá thể yếu, cung cấp đủ thức ăn
II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể.
1. Tỷ lệ giới tính.
* Tỷ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. 
- Tỷ lệ giới tính phụ thuộc vào: lứa tuổi, tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực- cái; vào mùa sinh sản....
- ý nghĩa: Tỷ lệ giới tính nó cho biết tiềm năng sinh sản của quần thể 
2. Thành phần nhóm tuổi.
- Chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm trước sinh sản.
+ Nhóm sinh sản
+ Nhóm sau sinh sản.
* Thành phần nhóm tuổi cho biết tiềm năng sinh sản và phát triển của quần thể
3. Mật độ quần thể. 
- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
-VD: + Muỗi 10 con / m2.
 + Mật độ tảo 500g/ m3.
- Mật độ quần thể thay đổi biến động theo mùa, năm phụ thuộc theo đ/k môi trường(thời tiết, hạn hán, lụt lội...), nguồn thức ăn...
	HĐ3. Tìm hiểu ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật(7 Phút)
-Mục tiêu: HS thấy được 1 số ảnh hưởng của môi trường có ảnh hưởng tới quần thể sinh vật:
- Yêu cầu HS đọc 0SGK. Thực hiện qTr. 146.
1. Thời tiết ấm áp, độ ẩm cao số lượng muỗi nhiều hay ít?( Số lượng muỗi nhiều)
2. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?(ếch mùa mưa)
3. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào tháng nào trong năm?(Mùa gặt lúa)
4. Cho 2 ví dụ.
? Từ các VD cho biết Môi trường ảnh hưởng tới quần thể như thế nào?
- GV chốt, mở rộng: 
+ Thức ăn hiếm " Sinh vật kém phát triển số lượng
+ Thức ăn nhiều sinh vật phát triển số lượng " mật độ quá dầy " nơi ở và SS chật " Chọn lọc tự nhiên " làm cân bằng mật độ trong quần thể
III. ảnh hưởng của môi trường quần thể sinh vật.
- Các điều kiện của MT như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nước uống đều ảnh hưởng tới số lượng cá thể của quần thể sinh vật.
- Ngoài ra Mật độ cá thể trong quần thể luân được điều chỉnh ở mức cân bằng
VD: SGK
4. Tổng kết(3 Phút)
? Quần thể sinh vật là gì? lấy VD?
? Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản nào? 
5. Hướng dẫn học(2Phút '):	- Chuẩn bị bài 48.

Tài liệu đính kèm:

  • docx49.docx