Tiết 71 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Tiết 71 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”

- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.

2. Kĩ năng

- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mic cứu nước.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức

3. Thái độ

- Biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng như tình phụ tử

B. CHUẨN BỊ

- Gv: giáo án, tài liệu tham khảo

- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 71 - Bài 15: Văn bản Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 11/ 2011
Ngày giảng: 23 / 11/ 2011
TIẾT 71- BÀI 15
 VĂN BẢN
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 - Nguyễn Quang Sáng -
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện “Chiếc lược ngà”
- Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống mic cứu nước.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
* Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tự nhận thức
3. Thái độ
- Biết trân trọng những tình cảm thiêng liêng như tình phụ tử
B. CHUẨN BỊ
- Gv: giáo án, tài liệu tham khảo
- Hs: soạn bài theo câu hỏi sgk
C. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Ổn định
2. Kiểm tra 5’
? Vì sao tất cả các nhân vật trong truyện, kể cả nhân vật chính, đều không được đặt tên?
- Nghệ thuật và nội dung của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”
3. Bài mới 1p
Giới thiệu: Trong cuộc sống không thiếu những tình huống éo le, nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thử thách tình cảm của con người. Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nam Bộ Nguyễn Quang Sáng được xây dựng trên cơ sở những tình huống ngặt nghèo trong những năm tháng chống Mĩ gian lao ở miền Nam. Qua đó, khắc sâu tình cảm cha con sâu nặng của người cán bộ, chiến sĩ.
Hoạt động của Gv và Hs
Tg
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
- Gv: trÇm tÜnh, c¶m ®éng, h¬i buån.
- Gv đọc- Hs đọc 
- Nhận xét
- Hs giải nghĩa một số từ khó 
? Những hiểu biết của em về tác giả
? Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
? Vị trí của đoạn trích
? Văn bản được viết theo thể loại gì
? Văn bản chia làm mấy phần , nội dung của từng phần?
? Vậy, em hãy tóm tắt VB này theo các sự việc chính?
+ Ông Sáu ở chiến khu về thăm nhà hi vọng gặp con sau 8 năm xa cách vì 2 cha con chưa từng gặp mặt.
+ Do vết thẹo trên mặt của ông Sáu khác với tấm hình chụp để ở nhà nên bé Thu không nhận cha.
+ Khi ông Sáu phải lên đường, nghe bà ngoại giải thích về vết thẹo, bé Thu đã nhận ra ba mình.
+ Ở chiến khu, ông đã tự làm cho con gái của mình 1 chiếc lược chải tóc bằng ngà voi. Lúc hấp hối, ông nhờ đồng đội chuyển chiếc lược ngà đó cho con.
? Theo em, tên truyện có liên quan ntn đến ND của câu chuyện?
+ CLN là cầu nối tình cảm của 2 cha con ông Sáu. Là kỉ vật của người cha rất yêu con đã để lại cho con trước lúc hi sinh.
? Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con ông Sau và bé Thu?
- Ông Sáu phải đi k/c khi con chưa đầy 1 tuổi. Khi con được 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, đứa con không nhận cha khi nhận ra thì cũng là lúc ông phải ra mặt trận.
? Nhận vật chính trong truyện là ai?
Hoạt động 2
Gv: Ông Sáu được về thăm nhà trong 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi
Khi thuyền vừa cập bến, nhìn thấy đứa bé chạc tuổi con đứng bên bờ sông, khi nhận ra con ông Sáu liền kêu lên “ Thu, con”
? Khi anh Sáu nhận ra đứa con gái của mình và kêu to gọi con và xưng ba bé Thu đã có những phản ứng nào?
? Qua những cử chỉ và tiếng kêu ấy biểu hiện cảm xúc gì của bé Thu trong lúc này?
20
17
I. Đọc- tìm hiểu chung
1. Đọc- giải nghĩa từ khó
2. Tác giả, tác phẩm
* Tác giả
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1962, quê An Giang ông có những sáng tác gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ và sau hòa bình 1975
* Tác phẩm
- “ Chiếc lược ngà” viết sau năm 1996
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện.
3. Thể loại
- Tự sự- Truyện ngắn hiện đại
4. Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu ® tuột xuống: anh Sáu về thăm nhà, bé Thu không nhận cha, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con phải chia tay
+ Tiếp ® hết: anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu
a. Diễn biến tâm lý và hành động của bé Thu trước khi nhận cha.
- Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. 
- Thấy lạ quá, mặt nó tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên.
-> Ngạc nhiên bất ngờ. Lo lắng, sợ hãi; Ý định cầu cứu.
* Củng cố – Dặn dò 2’
- ? Tóm tắt văn bản
- Học bài, chuẩn bị tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 73- CHIẾC LƯỢC NGÀ.doc