Tiết 87: Trả bài kiểm tra văn

Tiết 87: Trả bài kiểm tra văn

1. Kiến thức.

- Một lần nữa ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về chùm thơ và truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK ngữ văn 9 tập 1.

- Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.

- Thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của bản thân.

2. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân

- Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài viết của bản thân.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 87: Trả bài kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Tiết 87. Trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
- Một lần nữa ôn lại những kiến thức cơ bản và hệ thống về chùm thơ và truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình và SGK ngữ văn 9 tập 1.
- Củng cố thêm các kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận.
- Thấy được những ưu nhược điểm trong bài làm của bản thân.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân
- Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài viết của bản thân.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự sửa chữa những lỗi sai sót.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Chấm bài - Ghi chép những điều cần sửa.
- Học sinh: Đối chiếu bài kiểm tra phần trắc nghiệm - tự luận theo đáp án
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 1’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động. ( 1’)
 Các em đã được học chùm truyện thơ và truyện hiện đại ở chương trình và SGK ngữ văn 9 tập I. Vậy các em đã vận dụng như thế nào vào bài kiểm tra một tiết và kết quả bài kiểm tra ra sao thầy cùng các em đi tìm hiểu tiết 87.
* Hoạt động 3: Trả bài ( 42’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
của hS
Nội dung cần đạt
GV đọc lại đề bài
GV phát đáp án - biểu điểm theo từng nhóm
GV trả bài cho học sinh đối chiếu với đáp án và tự nhận xét bài làm của mình.
GV trả bài kiểm tra văn cho học sinh.
 GV phát đáp án, biểu điểm theo nhóm.
GV yêu cầu học sinh đối chiếu bài làm với đáp án, biểu điểm.
GV gọi học sinh tự nhận xét bài làm
GV Gọi học sinh nhận xét bài làm của các bạn trong nhóm.
GV nhận xét ưu điểm
GV nhận xét nhược điểm
GV cho học sinh thảo luận và chữa lỗi.
- Nghe
- Theo dõi
- Đối chiếu
- Nhận bài 
- Nhận đáp án 
- Nhận biểu điểm
- Đối chiếu
- Nhận xét
- Nhận xét
- Nghe
- Nghe
- Thảo luận
- Chữa lỗi
I. Đề bài.
A. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm )
Câu 1: Hãy điền những thông tin mà em cho là đúng vào các cột sau?
TT
Tên tác phẩm
Thể loại
Thời gian sáng tác
Tên tác/g
1
Đồng chí
2
Làng
3
Bài thơ về tiểu...
4
Khúc hát ru...
5
ánh trăng
6
Chiếc lược ngà
7
Lặng lẽ Sa Pa
8
Bếp lửa
2. Nối cột A với cột B để có đáp án đúng.
Cột A
Cột B
1. Đồng chí, ánh trăng
Đoàn thuyền đấnh cá.
a. Tình cảm gia đình ruột thịt.
2.Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính
b.Hình ảnh trăng.
3.Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên..
c.Đều nói về người lính CM.
B. Tự luận: ( 7điểm )
Câu 1: ( 1 điểm )
Chép theo trí nhớ hai khổ thơ 3,4 của bài thơ ánh trăng? 
Câu 2: ( 2 điểm )
Tóm tắt truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long? ( Trong 10 dòng ).
Câu 3: ( 4 điểm )
Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ Đồng chí ( Chính Hữu ) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật )?
II. Đáp án - Biểu điểm.
 1. Trắc nghiệm
Câu 1: 2 điểm (mỗi ý 0,25 điểm )
1.Thơ - 1948 - Chính Hữu
2.Truyện ngắn - 1948 - Kim lân
3.Thơ - 1969 - Phạm Tiến Duật 
4. Thơ - 1971 - Nguyễn Khoa Điềm
5. Thơ - 1978 - Nguyễn Duy
6. Truyện ngắn - 1966 - Nguyễn Quang Sáng
7. Truyện ngắn - 1970 - Nguyễn Thành Long
8. Thơ - 1963 - Bằng Việt
Câu 2: 1 điểm
1
2
3
b
c
a
2. Tự luận: 7 điểm
Câu 1: 1 điểm ( Chép đúng mỗi khổ thơ 0,5 điểm )
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn- đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.
Câu 2: 2 điểm
Yêu cầu chép đúng số câu, đầy đủ nội dung.
Câu chuyện xảy ra ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai năm 1970 trên một chuyến xe khách chạy từ thị xã Lào Cai đi Lai Châu qua nơi nghỉ mát nổi tiếng Sa Pa có một họa sĩ già và một cô kĩ sư trẻ vừa ra trường lên Lai Châu nhận công tác. Xe chạy qua thị trấn Sa Pa đến đỉnh Yên Sơn dừng lại nghỉ 30 phút. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ một cô gái về anh thanh niên công tác trên đỉnh Yên Sơn cao 2006m. Trong chốc lát anh thanh niên đã kể về công việc, cuộc sống của mình và để lại cho các nhân vật ấn tượng sâu sắc. Hoàn cảnh sống, công việc của anh khiến ông họa sĩ cảm thấy trong cái lặng lẽ Sa Pa có những con người làm việc và cống hiến âm thầm cho đất nước.
Câu 3: ( 4 điểm)
Yêu cầu viết thành bài văn ngắn, cảm nhận về hình ảnh người lính qua hai bài thơ cần làm nổi bật các ý sau:
- Những người lính trong hai cuộc kháng chiến đều có mục đích lí tưởng là sống và chiến đấu vì độc lập tự do, thống nhất đất nước ( d/c ).
- Họ đã biết hi sinh những cái cá nhân nhỏ bé để đến với những cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Họ có tinh thần lạc quan, ung dung cách mạng, vượt qua khó khăn gian khổ ( d/c ).
- Nổi bật lên ở họ là tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó...chia sẻ ( d/c ).
III. Nhận xét bài làm của học sinh
* Ưu điểm.
- Nhìn chung các bài kiểm tra đã có sự chuẩn bị chu đáo.
- Nắm được nội dung yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của phần đã học tương đối chắc chắn.
- Nắm được phương pháp làm bài.
- Xác định được thể loại, nắm chắc tên tác giả.
- Chép hoàn chỉnh khổ thơ 3,4.
- Tóm tắt được truyện theo yêu cầu.
- Bước đầu đã nêu được cảm nhận về hình ảnh người lính.
- Bài viết trình bày sạch sẽ, văn viết có cảm xúc sáng sủa, rõ ràng, rành mạch có chất văn.
- Khai thác đúng nội dung yêu cầu của đề bài.
- Một số bài làm tốt tiêu: Thơ, Ngọc, Hòa.
* Nhược điểm.
- Nắm kiến thức chưa chắc nên xác định còn sai thể loại, thời gian sáng tác, tên tác giả.
- Không thuộc thơ nên không chép được, chép còn sai, thiếu. 
- Tóm tắt dài dòng lan man.
- Kĩ năng viết văn còn yếu, không biết triển khai ý theo nội dung yêu cầu của đề. Chưa nêu được cảm nhận của bản thân về hình ảnh người lính trong hai bài thơ, diễn đạt còn lủng củng.
- Chưa biết vận dụng dẫn chứng vào bài viết.
- Một số bài trình bày cẩu thả, chữ viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả.
5. Sửa lỗi
* Lỗi chính tả
* Lỗi diễn đạt.
- Hai người sóng đôi, đối hữu nhau, giản dị, nói về cuộc sống nghèo khổ, họ cũng chỉ là chân tay lấm bùn, bắt nguồn từ tình cảm, xuất thân, cùng chung mục đích lí tưởng, cùng chia ngọt sẻ bùi.
- Hai người lính đều xuất thân từ nông dân chân lấm tay bùn, mặc dù cuộc sống nghèo khổ nhưng ở đây họ lại có tình đồng chí, đồng đội cùng chung mục đích, lí tưởng...
- Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật nêu cao tình đồng đội trên một chiếc xe không kính khi đi đánh giặc nêu cao nét nổi bật của chiếc xe không kính trong bài thơ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’)
- Sửa bài làm theo đáp án.
- Sưu tầm thơ 8 chữ.
- Tập làm thơ 8 chữ ( xem lại tiết 54 )

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 87 - Tra bai kiem tra van.doc