Tiết 92: Bàn về đọc sách (tiếp theo)

Tiết 92: Bàn về đọc sách (tiếp theo)

Tiết: 92 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Tiếp theo)

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU:

-Tiếp tục giúp hs tìm hiểu tình trạng đọc sách hiện nay và thông qua văn bản để tìm hiểu về phương pháp đọc sách có hiệu quả

-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu

-Giáo dục hs ý thức say mê và có ý thức thật sự trong việc đọc sách

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình luận

C. CHUẨN BỊ:

I.Thầy :Soạn bài

II.Trò:Tiếp tục tìm hiểu về phương pháp đọc sách mà Chu Quang Tiềm đã đưa ra

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Nêu lợi ích của việc đọc sách? Liên hệ bản thân?

III.Bài mới:

 1.Đặt vấn đề: (1’)GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.

2.Triển khai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tiết 92: Bàn về đọc sách (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 92 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
(Tiếp theo)
Ngàysoạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục giúp hs tìm hiểu tình trạng đọc sách hiện nay và thông qua văn bản để tìm hiểu về phương pháp đọc sách có hiệu quả
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu
-Giáo dục hs ý thức say mê và có ý thức thật sự trong việc đọc sách
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình luận
C. CHUẨN BỊ:
I.Thầy :Soạn bài
II.Trò:Tiếp tục tìm hiểu về phương pháp đọc sách mà Chu Quang Tiềm đã đưa ra
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Nêu lợi ích của việc đọc sách? Liên hệ bản thân?
III.Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: (1’)GV nhận xét bài cũ, chuyển ý giới thiệu bài mới.
2.Triển khai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 4: (29’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản (tiếp theo).
* Cho HS đọc lại đoạn 2.
? Luận điểm của đoạn văn có được thể hiện bằng một câu văn không? Tìm luận điểm chính của đoạn văn?
- Câu 1: Lịch sử càng tiến lên... càng không dễ.
? Tìm các luận cứ của luận điểm 2? 
? Các hình ảnh so sánh đưa ra gắn với các luận cứ có tác dụng thế nào đối với người đọc?
+ Giống như ăn tươi nuốt sống.
+ Như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố.
? Cả 2 luận điểm trên, tác giả lập luận theo phương thức nào? (Diễn dịch: nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích (luận cứ).
? Bàn về cách chọn sách và đọc sách, tác giả nêu ra các lí lẽ gì?
? Em hiểu như thế nào về sách phổ thông và sách chuyên môn? Lấy ví dụ?
? Nếu được chọn sách chuyên môn, em yêu thích và lựa chọn loại sách chuyên môn nào?
? Tác giả nêu ý kiến về cách đọc đúng đắn như thế nào?
? Cách lập luận từng luận cứ được tác giả trình bày ra sao? 
(cười ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào rừng sâu...).
? Liên hệ việc đọc sách của em?
* HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung:
Mỗi người có cách đọc và thói quen, sở thích đọc không giống nhau, nhưng đại thể, muốn đọc - hiểu có hiệu quả, có ích, tất phải đi theo con đường trên.
? Văn bản có tính thuyết phục,hấp dẫn không
? Biểu hiện ở chỗ nào
(Lí lẽ thấu tình đạt lí, ngôn ngữ uyên bác,bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên, giàu hình ảnh; Phân tích cụ thể bằng giọng chuyện trò, tâm tình, thân ái để chia sẻ kinh nghiệm)
* GV rút ra ghi nhớ, cho HS đọc.
2. Phân tích: (tiếp theo)
b) Thực trạng của việc đọc sách hiện nay:
- Luận điểm chính: Đọc sách không dễ dàng khi sách ngày càng nhiều.
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
+ Sách nhiều khiến người đọc lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng.
-> các hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
c) Bàn về phương pháp đọc sách:
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Sách đọc nên chia làm mấy loại, sách đọc để có kiến thức phổ thông và sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
- Đọc cần chú ý đến sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bổ sung cho nhau.
-> Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ về đọc sách rất cụ thể, sinh động, dễ hiểu.
- Sử dụng các số liệu hạn định, cách chọn sách tạo nên cách khuyện răn thiết thực.
=> Đọc sách là công việc rèn luyện tính cách, học tập tri thức, chuyện học làm người chứ không phải làm con mọt sách.
3.Tổng kết:
*. Ghi nhớ: SGK trang 7
Hoạt động 5: (5’) Hướng dẫn luyện tập.
? Qua những lời bàn trong “Bàn về đọc sách”, em nhận được những lời khuyên bổ ích nào về việc đọc sách?
* HS phát biểu tự do.
* GV nhận xét, bổ sung.
IV. Luyện tập:
- Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn.
- Biết chọn sách tốt phù hợp với năng lực cảm nhận.
- Đọc cốt cho hiểu nội dung....
IV.Củngcố: (4’)
? Đọc sách khi học văn cần kết hợp ở những khâu nào? Cách đọc đó có tác dụng gì
(Đọc to, đọc bình chú, đọc sáng tạo> giúp cho việc hiểu nội dung và nghệ thuật vb)
? Bài viết có sức thuýet phục cao, điều đó được tạo nên bởi những yếu tố cơ bản nào? (nội dung thấu tình đạt lí; lí lẽ xác đáng; trình bày có phân tích; cách viết giàu hình ảnh; bố cục chặt chẽ....)
V.Dặn dò:(2’)
-Nắm nội dung ý nghĩa của bài văn- Từ đó tự rút ra cho mình cách đọc sách hiệu quả nhất
-Học tập cách lập luận vấn đề của tác giả
*Soạn bài: Tiếng nói văn nghệ (Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu cách lập luận vấn đề ở trong bài văn và trả lời câu hỏi sgk)
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docban ve doc sachtiet 92.doc