Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm dễ lẫn

Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm dễ lẫn

I. LUYỆN ĐỌC:

1. HS ở người Kinh:

a. hưu trí, đìu hiu, nghiên cứu, kĩu kịt, sưu thuế, lưu lạc, trừu tượng, bưu điện, địu con, con cừu, phụng phịu.

b. uống rượu, diệu kế, cái bướu, biếu xén, con hươu, năng khiếu, hiếu thảo, con khướu.

c. tuềnh toàng, mặt duềnh, nguềnh ngoàng, huênh hoang.

d. tuệch toạc, nguệch ngoạc, nguếch ngoác, rỗng tuếch.

2. HS người dân tộc thiểu số:

a. tiến lên, tiên tiến, liên kết, lên lớp, chiến dịch, chùa chiền, diện mạo, phên nứa, phiên chợ.

b. lên cân, phân đạm, phân lân, nhân nhượng, lần khân, mân mê, tỉ mẩn, mơn mởn, nhởn nhơ.

c. khuân vác, khuôn bánh, vi khuẩn, huấn luyện, cuốn sách, tuôn trào, tuân theo, tuần lễ, làm chuẩn,.

d. sản xuất, xuất sắc, bất khuất, xuyên suốt, tiền tuất, uất ức, trắng muốt.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái về các vần có các nguyên âm dễ lẫn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 1 – 1 Tiết 
Tiếng Việt 
Rèn luyện chính tả (tiếp):
________________________________
Tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái
về các vần có các nguyên âm dễ lẫn
Kết quả cần đạt:
▪HS nắm được các vần có các nguyên âm dễ lẫn:
- HS người Kinh nắm được các vần: ưu/ iu, ươu / iêu, uênh, uêch.
- HS người dân tộc thiểu số nắm được các vần iên / ên, ân / ơn, uân / uôn, uất / uốt.
▪ HS đọc và viết đúng các cặp vần dễ lẫn trên. 
I. luyện đọc:
1. HS ở người Kinh: 
a. hưu trí, đìu hiu, nghiên cứu, kĩu kịt, sưu thuế, lưu lạc, trừu tượng, bưu điện, địu con, con cừu, phụng phịu....
b. uống rượu, diệu kế, cái bướu, biếu xén, con hươu, năng khiếu, hiếu thảo, con khướu...
c. tuềnh toàng, mặt duềnh, nguềnh ngoàng, huênh hoang....
d. tuệch toạc, nguệch ngoạc, nguếch ngoác, rỗng tuếch...
2. HS người dân tộc thiểu số:
a. tiến lên, tiên tiến, liên kết, lên lớp, chiến dịch, chùa chiền, diện mạo, phên nứa, phiên chợ...
b. lên cân, phân đạm, phân lân, nhân nhượng, lần khân, mân mê, tỉ mẩn, mơn mởn, nhởn nhơ...
c. khuân vác, khuôn bánh, vi khuẩn, huấn luyện, cuốn sách, tuôn trào, tuân theo, tuần lễ, làm chuẩn,...
d. sản xuất, xuất sắc, bất khuất, xuyên suốt, tiền tuất, uất ức, trắng muốt...
II. luyện tập:
* HS người Kinh:
1. Điền vần và dấu thanh phù hợp vào chỗ trống:
a. Điền “ ưu” hoặc “ iu”:
l ....lại, chắt ch......, ngượng ngh......, s .....cao thuế nặng, khẳng kh......, nét mặt ỉu x......, Ng .....Lang Chức Nữ, phong cảnh đìu h......., tả xung h.......đột, dáng vẻ......tư, nét mặt buồn th......
b. Điền vần “ ươu” hoặc “ iêu”:
đầu bò đầu b......., b......xén quà cáp, người con h......thảo, nói h.....nói vượn, h...... thuốc tây, nói như kh....., trường năng kh......., đàn h......sao, sứt đầu b......trán, phát b......ý kiến, r .....chè be bét.
c. Điền vần “ uênh” hoặc “ uyênh”:
tính tình đ....... đoảng, say ch......choáng, đi ch.......choạng, chân tay kh.....khoàng, nhà cửa trống t......trống toàng.
d. Điền “ uêch” hoặc “ uyêch”:
học hành ch.....choạc, mặt mũi ngoang ng......, kh ......đại, t.....toạc, trống h.....trống hoác.
2. Gạch chân những tiếng viết sai vần và viết lại cho đúng:
a. miu trí, trừu mến, bạn hĩu, liu lạc, hĩu cơ.
b. biêu đầu, con ốc biêu, biếu cổ, biếu lạc đà, cục biếu, nhung hiêu, cơm riệu.
c. chuyếnh choáng, chuyệnh chà chuyệnh choạng, đuyểnh đà đuyểnh đoảng, tuyềnh tà tuyềnh toàng....
d. khuyếnh trương, khuyếnh tán, nguyếch ngoác....
3. Tìm những từ láy hoặc những từ ghép có các vần: ưu, ươu, uênh, uêch ( mỗi vần khoảng 2,3 từ)
4. Đặt câu với các từ đã tìm được ở phần 3.
* HS người dân tộc thiểu số:
1. Điền vần và dấu thanh phù hợp vào chỗ trống:
a. Điền iên / ên:
b....bản, b......hoá, l.....lạc, mũi t....., k......quyết, h......máu, đẹp như t.......
b. Điền ân / ơn:
l.....la, c.....mưa, ph.....phơ, h .....hoan, l......lượt, m......cảm, s......gạch, m.....mê.
c. Điền uân / uôn:
h......chương, q.....đội, c.....dây, m.....thuở, th.....khiết, gian tr......., nh......nhị, th.....thục, th....thuỗn.
d. Điền uất / uốt:
s.....cơm. s....sưu, tuổi t....., làm quần q......, tầm q......, sơ s......, s.......chỉ, t.....rau.
2. Gạch chân những tiếng viết sai vần và viết lại cho đúng:
a. gà thến, hến pháp, đi bền bệt, kến thết, kện cáo, chim chền chện, trển khai, bến báo, bện bạch.
b. nặng cơn, lơn la, phơn giải, tơn tiến, mơn mởn, quả mợn, cờn kiệm, phớn khởi.
c. giáo huốn, luổn quổn, tiêu chuổn, mong muốn, truôn chuyên, vua Thuốn.
d. quanh quốt, khuốt phục, nghệ thuột, tuồn tuột, con chuột, lẩn quốt.
3. Tìm những từ láy hoặc những từ ghép có các vần iên, ân, uân, uất, ( mỗi vần khoảng 2- 3 vần.
4. Đặt câu với các từ đã tìm được.
III. Viết chính tả nghe - đọc (chung cho cả hai đối tượng học sinh):
Mưa dông
	Bầu trời xám xịt như xà sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp loé sáng những đường ngoằn ngoèo, nguệch ngoạc trên không như rạch xé không gian. Cây sung già trước cửa sổ chuyển mình như trút lá theo những trận lốc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa dông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng đinh tai. Tất cả ngả nghiêng, chuếnh choáng...Bà con trong thôn sửa soạn ra đồng gặt lúa thu, gặp trận mưa xối xả đành xếp mọi thứ lại. Nhìn cảnh trời mưa mịt mù, nước mưa sủi bọt, duềnh lên bên trên lúa mà sốt ruột sốt gan. Hạt thóc ngoài đồng giờ đây mưa vùi thế này, năng suất sản lượng không biết rồi sẽ giảm sút đến mức nào.
 ( Theo Phan Thiều)
iV. sưu tầm từ ngữ vào sổ tay chính tả:
HS người Kinh: Sưu tầm các từ ngữ có các vần: ưu, ươu, uênh, uêch ( mỗi vần 5 đến 8 từ).
HS người dân tộc thiểu số : Sưu tầm các từ ngữ có các vần: iên, ân, uân, uất ( mỗi vần 5 đến 8 từ).
ả sắ bài 5 – 1 Tiết 
Tiếng Việt 
Rèn luyện chính tả (tiếp):
tìm hiểu lỗi chính tả phổ biến ở yên bái
về các dấu thanh và các vần có các nguyên âm dễ lẫn
Kết quả cần đạt:
HS đọc và phát âm đúng các vần : uyên, uyêt, ưi, ươi, eo, oeo.
HS viết đúng chính tả các vần ấy.
HS đọc và viết đúng các dấu thanh dễ lẫn: thanh hỏi và thanh nặng; thanh ngã và thanh sắc.
I.luyện đọc:
1. Đọc các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: uyên, uyêt.
a. quyên góp, huyền diệu, thuyền quyên, tiền tuyến, luyên thuyên, xao xuyến, lưu luyến, gia quyến, huyên náo....
b. tâm huyết, tiểu thuyết, điểm huyệt, quỷ quyệt, tuyệt bút....
2. Đọc các từ ngữ dưới đây và chú ý phát âm đúng các vần: ưi / ươi; eo / oeo
a. rác rưởi, tức tưởi, khung cửi, chửi mắng, gửi thư, buồn rười rượi, lò sưởi, tươi sáng, ngửi mùi thơm...
b. ngoằn ngoèo, nghèo đói, lẻo khoẻo, bèo nhèo, khòng khoeo, cheo leo, ngoẹo đầu ngoẹo cổ, chim chèo bẻo....
3. Đọc và phân biệt rõ thanh hỏi, thanh nặng; thanh ngã, thanh sắc trong các từ ngữ sau:
bão tố, muỗi đốt, ngã dúi ngã dụi, mẫu giáo, bác sĩ, hũ muối, quá ngưỡng, bị ngã, não nùng, kĩ càng, mĩ thuật...
ảo tưởng, kỉ luật, khởi xướng, lảng vảng, mảnh khảnh, ngả nghiêng, uyển chuyển, sảng khoái, nhởn nhơ, qủy quyệt...
II. luyện tập:
1.Điền các vần và các dấu thanh phù hợp vào chỗ trống trong các từ ngữ sau:
a. ch......gia. bóng ch......, ch......nhà, ch.......tàu, kể ch......., hay q......., q......sách, h.......thoại, h.......náo, h.......hoặc, ng.......vọng, q.......lực, th......trưởng, t.......chọn, thường x........, 
b. h.......quản, sào h........, q......chí, kiểm d........, ng......thực, xảo q........, th.......trình, băng t......, t.......vọng, th.......minh, cự t......, truyền th......., t.....chủng.
c. đông như mắc c......., g......gắm, ch......đổng, l......biếng, đám c......, s.......nắng, tươi c......,
d. kh........chân, ngòng ng......., l......khà l.......kh....... , kh........quả bưởi, kh.......chân nhau.
2. Gạch chân những tiếng viết sai vần và viết lại cho đúng:
a. chuên cần, chuên quền, cái thuền, băng chuền, truện cổ tích, duên dáng, kỉ nguên, quển vở, cầm quền, mãn nguyện, tuển sinh, tuyến giáp.
b. lưu huết, huyết tộc, huết áp, phong nguyệt, khuết danh, thuết giáo, thuết luân hồi, tuyết sương, trượt tuyết, tuệt hảo, đoạn tuyệt, tứ tuệt.
c. con đười ưi, mắc cưởi, gưởi gắm, mũi bị đau không ngưởi được, rũ rựi, cửi đầu cữi cổ, lười biếng, khung cưởi.
d. ngoằn ngèo, lèo tèo, ngoắt ngéo, ngoặt ngẹo, ngéo tay, ngẹo đầu, chân tay bị khèo.
3. Điền dấu thanh phù hợp vào những tiếng in đậm trong các từ ngữ sau:	
mệt ba người, bai miễn, bao táp, bụ bâm, mắc bây, be mặt, phá binh, lõm bom, bỗ ba, sợ hai, tranh cai, dây chao, dong dạc.
rau cai, giò cha, lòng chao, gàn dơ, trao đôi, đủng đinh, quái gơ, nghi phép, rao bước, lang tránh, lưa cháy, học lom, tiêu thuyết, ma quy.
4. Tìm các từ láy hoặc các từ ghép có các vần: uyên, uyết, ưi, oeo. ( mỗi vần khoảng 3 đến 5 từ ).
5. Đặt câu với các từ đã tìm được ở bài tập 4.
6. Viết một đoạn văn chừng 10 dòng có sử dụng những từ láy hoặc từ ghép đã tìm ở bài tập 4. ( chủ đề tự chọn)
III. Sưu tầm từ ngữ vào sổ tay chính tả:
- Sưu tầm các từ ngữ có các vần: uyên, uyêt, ưi, oeo, ghi vào sổ tay chính tả.
5. Câu hỏi đánh giá:
a. Phân biệt sự khác nhau các vần dễ lẫn: uyên/ uên, uyêt/ uêt, ưi/ ươi, 
oeo/ eo.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa các dấu thanh dễ lẫn: thanh hỏi và thanh nặng, thanh ngã và thanh sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 7 SUA.doc