1. Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác)
1.1. Hiểu rõ:
- Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp.
- Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em.
1.2. Hợp tác:
- Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt.
* Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm.
5 QUI TẮC GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN 1. Quy tắc 2H (Hiểu rõ – Hợp tác) 1.1. Hiểu rõ: - Tìm hiểu tình hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế hoạch giáo dục học sinh “chưa ngoan” dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp. - Tìm hiểu một cách hết sức tế nhị học sinh “chưa ngoan” từ cán bộ lớp đến cả những em thuộc “nhóm” của học sinh “chưa ngoan” để từ đó có kế hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em. 1.2. Hợp tác: - Khi đã tiếp xúc được với phụ huynh của học sinh “chưa ngoan”, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Điều đó sẽ không có tác dụng gì mà ngược lại làm mất đi ý nghĩa của sự hợp tác, phối hợp giáo dục. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở một cách hết sức tâm lý và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh học sinh một sự tin tưởng, một tình cảm gần gũi, thân mật, một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt. * Quy tắc 2H sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm hiểu và chia sẻ với gia đình những khó khăn trong việc dạy dỗ các em, và ngược lại gia đình sẵn sàng hợp tác với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục con em mình suốt năm học. Vấn đề ở đây là các em cần phải được giáo dục để hiểu, nhận ra và chống lại tác động tiêu cực của những con người và sự việc xấu bằng sự quan tâm của gia đình và của giáo viên chủ nhiệm. 2. Quy tắc 2Q (Quan tâm – Quan sát) 2.1. Quan tâm: - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm học sinh “chưa ngoan” về hoàn cảnh gia đình để giúp các em dần dần ý thức về việc quan tâm đến gia đình mình kết hợp với quan tâm thăm hỏi học sinh “chưa ngoan” về bạn bè thân thích thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua phối hợp chặt chẽ gia đình, giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của học sinh “chưa ngoan” và gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ các em những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu các em khác trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn mình (là những học sinh “chưa ngoan”), không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Điều đó lại có thể thúc đẩy việc tìm kiếm bạn bên ngoài nhà trường (nhất là những nhóm thiếu niên hư hỏng sẽ có khả năng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc). 2.2 Quan sát: - Quan sát, theo dõi học sinh “chưa ngoan” hằng ngày về việc thực hiện nội quy, quy chế trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm vững và sẽ không vội vàng kết luận mội vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát nhằm tránh làm tổn thương đến tâm lý và tình cảm của các em. 3. Quy tắc 2N (Nghiêm khắc – Ngọt dịu) 3.1. Nghiêm khắc: - Giáo viên chủ nhiệm cần xử lí những vi phạm của tất cả học sinh trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng học sinh, cho dù đó là cán bộ lớp hay học sinh “chưa ngoan”. Có như vậy những em “chưa ngoan” sẽ cảm thấy giáo viên chủ nhiệm đã tôn trọng tất cả thành viên trong lớp, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình (theo suy nghĩ của các em). Cần lưu ý: nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến “phản sư phạm” và phản tác dụng. 3.2. Ngọt dịu: - Giáo viên chủ nhiệm phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với học sinh. Tuy nhiên lòng yêu thương ấy không thể pha trộn với những nét ủy mị, mềm yếu và thiếu sự đề ra yêu cầu nghiêm khắc đối với các em, mà ngược lại. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho học sinh “chưa ngoan” cảm thấy mình không bị “ghét bỏ” hay bị “bỏ rơi.” Tình cảm thầy-trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, những chia sẻ... Khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt hiệu quả cao. 4. Quy tắc 2Đ (Động viên – Định hướng) 4.1. Động viên: - Trong việc giáo dục học sinh “chưa ngoan” thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Học sinh “chưa ngoan” đa số là những em có học lực yếu kém, dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập, hay nói cách khác, không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. - Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình - Giáo viên - Đoàn thể - Các tổ chức xã hội - Bạn bè học sinh – và cả cá nhân học sinh “chưa ngoan” để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, và ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. 4.2. Định hướng: - Học sinh “chưa ngoan” thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân mình để hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình ... cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích. 5. Quy tắc 2T (Tâm huyết – Trách nhiệm) Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm có được năng lực “cảm hóa” học sinh nói chung, học sinh “chưa ngoan” nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng nhân cách của mình để tác động vào học sinh, giáo dục các em nên người. Đây chính là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách là vậy. Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng. Với những quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục nhân cách cho học sinh không thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia công tác giáo dục học sinh “chưa ngoan” mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. 8 NGUYÊN TẮC ĐƠN GIẢN GIÚP GV TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌC SINH Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS. Jump to: navigation, search Dạy học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi học sinh tỏ ra thiếu hứng thú học bài. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu 8 nguyên tắc đơn giản giáo viên có thể áp dụng nhằm giúp học sinh lấy lại động cơ trong học tập. Nguyên tắc 1: Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập về nhà trong suốt khóa học. Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau. Nguyên tắc 2: Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời. Nguyên tắc 3: Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact) cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic. Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy học sinh về vị trí của trạng từ trong câu “She is very beautiful”, trạng từ “very” đứng trước tính từ “beautiful”. Đó là fact. Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Trở lại ví dụ trên, học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: “She is much more beautiful than her sister” bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ. Nguyên tắc 4: Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới. Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài. Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn. Nguyên tắc 5: Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn ”will be +Ving”, giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại tiếp diễn mà học sinh đã biết “to be + Ving”. Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn. Nguyên tắc 6: Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành. Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó. Nguyên tắc 7: Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với sinh viên các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình. Nguyên tắc 8: Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu chuẩn nhất định, thì chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi. Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh thần phấn khởi ch học sinh khi đạt được những yêu cầu đó. Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả. Nếu học sinh không được tôn trọng và không được ... hiều hơn. - Sắp xếp học sinh ngoan ngồi ở các bàn đầu, học sinh hiếu động, chưa ngoan ngồi ở bàn cuối lớp: Như một hình thức khiển trách, cách ly để giáo dục các em; khi nào các em ngoan mới được lên ngồi ở bàn trên 2. Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh dựa theo cơ sở vật chất và phương pháp dạy học. Hiện nay, cơ sở vật chất ở các trường học đã được nâng cấp hoặc đổi mới rất nhiều. Ở thành thị phòng học được xây dựng kiên cố, rộng rãi; bàn học một chỗ ngồi được đóng rất quy chuẩn. Ngược lại, trường học ở vùng nông thôn và miền núi vẫn còn nhiều phòng học cấp 4 chật chội, ẩm thấp; bàn ghế thường là 4 chỗ ngồi, 2 chỗ ngồi, nhiều cái khập khiễng, xiu vẹo. Việc đổi mới phương pháp dạy và học cũng không đồng đều ở các vùng miền. Nên đã nảy sinh nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khác nhau. a. Ở thành thị: - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh theo hình chữ U. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi cho học sinh theo hình chữ T. - Sắp xếp bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh vừa theo hình chữ U, vừa theo hình chữ T. - Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh khi sử dụng phương pháp học nhóm 2, học nhóm 4, Các cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh nêu trên, tạo điều kiện để giáo viên dễ dàng tới tận chỗ ngồi của từng học sinh, nhóm học sinh nhằm góp ý, giúp đỡ các em học tập. Và giúp giáo viên sử dụng được các phương pháp dạy học tích cực, thích hợp như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp giao tiếp, b. Ở nông thôn và miền núi: - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo 4 tổ, ứng với 4 dãy bàn (bàn 2 chỗ ngồi). - Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh theo 2 tổ, ứng với 2 dãy bàn (bàn 4 chỗ ngồi). Như vậy, do điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu nên cách sắp xếp này giáo viên không thể quan tâm, giúp đỡ tới từng học sinh. Việc sử dụng phương pháp học tập theo nhóm, tổ, phương pháp thực hànhcũng gặp những khó khăn nhất định, chủ yếu là sử dụng phương pháp học tập cá nhân, phương pháp đàm thoại. 3. Qua những cách sắp xếp chỗ ngồi của học sinh nêu trên, chúng ta thấy rất đa dạng và không thể đánh giá được kiểu sắp xếp nào là tối ưu, là phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp sức khoẻ, lứa tuổi và phương pháp dạy học cho các em. Vì vậy, việc sắp chỗ ngồi cho học sinh cần xem xét ở các khía cạnh sau: a. Về cơ sở vật chất: Học sinh được học tập trong ngôi trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học khang trang, bàn ghế được đóng đúng quy chuẩn thì rất thuận lợi cho việc học tập của các em. Về bản chất giáo dục, bàn ghế trong lớp phải di động được mới tạo ra sự năng động trong học tập, chủ động tạo ra không gian cho những giờ học cần có khoảng trống để thực hành. Trong khi đó phần lớn lớp học của chúng ta hiện đang sử dụng bàn liền ghế, bàn 2 chỗ ngồi, bàn 4 chỗ ngồi nên phần nào đó đã hạn chế việc áp dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực cho học sinh. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật bản, Ôt-xitrâylia bàn ghế thường là một chỗ ngồi và xoay 3600 được. Bảng lớp họ gắn ở hai bức tường phía trước mặt học sinh và phía sau lưng học sinh. Nên cứ hết 1 tiết học, giáo viên và học sinh lại chuyển hướng học tập sang một góc nhìn khác. Vì vậy, đã tạo nên hứng thú học tập cho học sinh và rất dễ dàng trong việc tổ chức học theo nhóm. Như vậy, cơ sở vật chất cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. b. Về phương pháp giảng dạy: Trong dạy học, chỗ ngồi có liên quan đến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Một giờ dạy tốt được hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cách tổ chức lớp học sao cho hợp lý để học sinh nào cũng được làm việc, cũng được động não và sẻ chia các thông tin, kiến thức, bổ trợ cho nhau cùng chiếm lĩnh kiến thức mới. Muốn vậy, cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách linh hoạt và sáng tạo, dựa trên môn học, nội dung bài học rồi lượng hoá cụ thể từng kiến thức- kĩ năng học sinh cần đạt để sử dụng các phương pháp dạy học và bố trí các hoạt động dạy học thích hợp. Hiện nay, ở nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được giáo viên các cấp học coi trọng, đặc biệt là ở các thành thị và vùng nông thôn có điều kiện về kinh tế - xã hội nhất định. Giáo viên là người cung cấp công cụ, phương pháp cho các em khám phá tìm hiểu. Học trò làm việc theo nhóm, bởi thế cần có sự linh hoạt về chỗ ngồi. Nhưng nếu chậm đổi mới phương pháp dạy học hoặc không chịu đổi mới phương pháp dạy học, mà vẫn sử dụng phương pháp dạy học có tính đặc thù là thầy đọc- trò chép; thầy là chìa khoá vạn năng, là trung tâm của giờ học và kiến thức được truyền đạt chỉ đi một chiều, học sinh tiếp nhận bao nhiêu, như thế nào là tuỳ mỗi em thì kết quả dạy học chỉ giậm chân tại chỗ. Vì thế, chúng ta có thay đổi chỗ ngồi liên tục cho các em mà vẫn giữ nguyên phương pháp giảng dạy cũ thì cũng không mang lại kết quả học tập tốt cho các em. Thật đáng buồn là chỗ ngồi cố định như hiện nay lại phù hợp với phương pháp giảng dạy mà ta đang có. Nếu học sinh chỉ ngồi một chỗ để ghi chép và lắng ghe thầy cô giảng bài thì di chuyển chỗ ngồi sẽ không cần thiết. Bên cạnh đó, sĩ số học sinh trong lớp của chúng ta quá đông nên cũng khó khăn trong việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý và hạn chế việc giảng dạy của giáo viên. c. Về sức khoẻ học sinh: Việc sắp xếp chỗ ngồi không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh, như bị cận thị, viễn thị, mỏi cơ, xệ vai, cong vẹo cột sống,Bởi học sinh từ khi bước vào bậc học Mầm non cho đến khi kết thúc cấp học Trung học phổ thông, các em phải ngồi miết trên ghế nhà trường 15 năm! Trong vòng 15 năm trời, nếu ít được thay đổi chỗ ngồi, bàn ghế không đúng kích thước, không phù hợp với lứa tuổi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ học sinh. Em ngồi ở cuối lớp luôn phải quan sát bảng ở một khoảng cách xa, em ngồi ở bên trái lớp học phải quan sát bảng ở một góc nhìn khó và ngược lại. Giữ mãi tư thế ngồi này, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thị giác của các em. Nếu bàn ghế được sắp xếp theo hình chữ U hoặc chữ T (có bàn đặt ngang, có bàn xếp dọc, ghế không thể xoay được), hay bàn ghế trong lớp học không sắp xếp ngay ngắn theo từng dãy mà cứ 2 hoặc 3 bàn ghép lại với nhau thành một cụm, các cụm bàn này xoay hướng vuông góc với bảng lớp. Với cách sắp xếp này, lâu ngày sẽ dẫn đến học sinh bị mỏi cơ, xệ vai, cong vẹo cột sống,... Vì các em luôn phải hướng lên bảng để quan sát ở một góc nhìn 900, có khi phải ngồi dạng chân ra hai bên ghế để quan sát nội dung bài học trên bảng lớp! Vì vậy, phải tuỳ vào cơ sở vật chất hiện có để sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách hợp lý, không nên sắp xếp chỗ ngồi một cách gượng ép theo kiểu “tiên tiến theo chuẩn quốc tế” sẽ dẫn đến không hợp lý “dở tây, dở ta”, có khi lại khiến học sinh mỏi mệt, giáo viên phải tốn nhiều công sức giảng dạy vì đi lại nhiều và khó quản lý học sinh trong giờ học của mình. 4. Đề xuất một cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh: a. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Tất cả học sinh trong lớp đều có quyền bình đẳng như nhau về chỗ ngồi (vì cùng chung một nền giáo dục, cùng chung một chương trình dạy học, cùng nạp các khoản đóng góp như nhau,... ). - Học sinh nữ được ngồi xen kẽ với học sinh nam, nhằm mục đích bình đẳng về giới, giảm thiểu việc nói chuyện riêng trong giờ học, hạn chế tính bướng bỉnh và hiếu động trong học sinh nam. - Xếp học khá giỏi ngồi xen kẽ với học sinh trung bình và yếu; nhằm mục đích giúp đỡ bạn trong học tập, cùng giải quyết các bài tập khó “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. - Ưu tin học sinh có vấn đề về thị giác, học sinh khuyết tật được ngồi ở bàn đầu; nhằm giúp các em dễ quan sát nội dung bài học. Giáo viên có điều kiện gần gũi và giúp đỡ các em nhiều hơn. b. Cách thức thự hiện: Sắp xếp bàn ghế theo 4 dãy (bàn ghế 2 chỗ ngồi, tương ứng với 4 tổ trong một lớp học), tất cả học sinh đều được nhìn đối diện với giáo viên và bảng lớp. - Cứ hết 2 tuần học: Học sinh được đổi chỗ ngồi 1 lần. Học sinh ngồi ở các bàn dưới theo thứ tự lên ngồi ở các bàn trên. Và ngược lại, học sinh ngồi ở các bàn trên lần lượt ngồi ở các bàn phía dưới, mỗi bàn có 2 học sinh (đổi chỗ ngồi vào giờ sinh hoạt 15 phút đầu tuần học). - Cứ hết 4 tuần học: Học sinh ngồi ở phía bên trái lớp học được chuyển sang ngồi ở bên phải lớp học; ngược lại học sinh ngồi ở phía bên phải lớp học được chuyển sang ngồi ở bên trái lớp học (Lưu ý: chỗ ngồi của 2 học sinh trong cùng một bàn, một dãy bàn phải giữ nguyên, không thay đổi vị trí). c. Ưu điểm: Qua thực tế dạy học, chúng tôi nhận thấy cách sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh nêu trên có các ưu điểm sau: - Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất các trường học ở nước ta hiện nay (bàn ghế học sinh thường là 2 chỗ ngồi). Số lượng học sinh trong mỗi lớp học ở nước ta còn quá đông (từ 25 đến 32 em trong một lớp học). - Học sinh rất thân thiện, hoà đồng với nhau, tôn trọng thầy cô giáo vì được đối xử công bằng như nhau. - Các em rất hứng thú vì được thay đổi góc nhìn. Học sinh nào cũng được ngồi bàn trên, ngồi bàn dưới; học sinh nào cũng được ngồi bàn bên trái, ngồi bàn bên phải lớp học. - Việc sử dụng phương pháp học tập cá nhân hay học theo nhóm đều có thể thực hiện được. Vì trong giờ học, giáo viên dễ dàng đi đến với học sinh ở các nhóm để gợi ý, giúp đỡ các em tiếp thu bài học. Có thể chia lớp thành 2 nhóm hoặc 4 nhóm để thảo luận bài tập đều thực hiện được. - Trong quá trình học tập, thảo luận nhóm, học sinh khá giỏi có điều kiện để giúp đỡ các bạn học sinh trung bình và yếu. Học sinh nữ được thảo luận và cùng hợp tác làm việc với học sinh nam nên phát huy được tính đoàn kết, bình đẳng, sáng tạo, cẩn thận, nhẹ nhàng... trong học sinh. - Đảm bảo sức khoẻ cho học sinh: giảm thiểu mỏi cơ, lệch vai, cong vẹo cột sống, cận thị,... ở các em. Trong quá trình giảng dạy, chúng ta có rất nhiều cách sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, khoa học cho học sinh, mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất. Cũng cần tránh việc sắp xếp chỗ ngồi cứng nhắc, một phần nào đó tác động đến sự hình thành tích cách và hứng thú học tập của học sinh. Nếu không thể thay đổi phương pháp giảng dạy thì hãy để trẻ được lựa chọn chỗ ngồi theo mong muốn của các em. Sống cần có kỹ năng thì học cũng cần có kỹ năng. Bản chất của việc tiếp nhận kiến thức là quá trình tự thân của mỗi em, chúng chủ động lắng nghe, tiếp nhận và phản hồi. Từ chu trình đó chúng mới thể hiện được thiên hướng riêng của mình và phát triển khả năng đó để sau này vào đời lập nghiệp. Nếu có một phương pháp giảng dạy tốt, cộng với một chỗ ngồi hợp lý theo đúng mong muốn của mình, đương nhiên việc tiếp thu bài học của các em sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và đó cũng là mong muốn của mỗi chúng ta. Nguyễn Văn Đông Top of Form Bottom of Form \
Tài liệu đính kèm: