Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (truyện Kiều, Nguyễn Du) có tả bốn bức tranh Kiều buồn trông rất hay: Buồn trong cửa biển chiều hôm... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Em hãy phân tích cái hay đó

Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (truyện Kiều, Nguyễn Du) có tả bốn bức tranh Kiều buồn trông rất hay: Buồn trong cửa biển chiều hôm... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Em hãy phân tích cái hay đó

Bài làm

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn nói về tâm trạng của Thúy

Kiều ở lầu Ngưng Bích vẫn được người đọc xưa nay coi là một trong

những đoạn thơ tuyệt vời về nghệ thuật tả cảnh và tả tình. Thế nhưng cái

hay của cả đoạn thơ như ngưng đọng lại trong những câu thơ cuối cùng, ở

bốn bức tranh:

Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ dầu dầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Tám câu thơ trên tuy là tả cảnh nhưng thực sự là Nguyễn Du đang tả tình.

Bốn bức tranh đều được nhà thơ khởi đầu bằng hai tiếng buồn trông

nghĩa là nỗi buồn đã sẵn ở trong lòng trước khi nhìn vào cảnh và ngắm cảnh

ấy cùng với nỗi buồn ấy, vừa ngắm vừa buồn, càng ngắm càng buồn, càng

buồn càng ngắm. Nói như thế thật là hợp lí, thật đúng với tâm trạng Thúy

Kiều lúc này. Vì sao vậy? Vì nỗi buồn của Kiều là nỗi buồn lớn, không phải

là nỗi buồn thoáng qua vì một duyên cớ chốc lát, mà là nỗi buồn đeo đẳng

suốt cả đời người. Quả thật, trong suốt phần đầu của Truyện Kiều, chưa bao

giờ Kiều buồn như lúc này, bởi chưa bao giờ Kiều kịp có lúc để nhìn vào

chuyện buồn của mình, ngẫm cho kĩ, thấm cho sâu về chuyện buồn ấy. Xa

Kim Trọng, phải bán mình chuộc cha, Kiều chỉ kịp đau đớn, nhưng gia biến

nặng nề, nỗi đau của cha, nỗi đau của mẹ, nỗi buồn của các em, những điều

ấy đòi hỏi Kiều phải đứng vững, tạm quên mình đi để giải quyết việc nhà

cho trọn đạo một người con, một người chị cả, phải rời xa gia đình cùng Mã

Giám Sinh ra đi, trong nỗi buồn vì không vẹn tình với Kim Trọng, Kiều có

niềm an ủi đã cứu được gia đình. Vừa đến Lâm Tri, bước vào nhà mụ tú bà,

chưa kịp hồi sức sau một chặng đường dài vó câu khấp khểnh, bánh xe gập

ghềnh Kiều đã hoảng hồn vì quang cảnh nhà mụ, Kiều đã gặp ngay một trận

tam bành của con mụ buôn thịt người ác độc ấy. Có lẽ Kiều đã đau, đã nhục,

đã căm hờn, nhưng chưa kịp buồn.

pdf 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1095Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trong đoạn thơ nói về tâm trạng Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (truyện Kiều, Nguyễn Du) có tả bốn bức tranh Kiều buồn trông rất hay: Buồn trong cửa biển chiều hôm... Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Em hãy phân tích cái hay đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm 
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn nói về tâm trạng của Thúy 
Kiều ở lầu Ngưng Bích vẫn được người đọc xưa nay coi là một trong 
những đoạn thơ tuyệt vời về nghệ thuật tả cảnh và tả tình. Thế nhưng cái 
hay của cả đoạn thơ như ngưng đọng lại trong những câu thơ cuối cùng, ở 
bốn bức tranh: 
Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? 
Buồn trông ngọn nước mới sa 
Hoa trôi man mác biết là về đâu? 
Buồn trông nội cỏ dầu dầu 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. 
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh 
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi 
Tám câu thơ trên tuy là tả cảnh nhưng thực sự là Nguyễn Du đang tả tình. 
Bốn bức tranh đều được nhà thơ khởi đầu bằng hai tiếng buồn trông 
nghĩa là nỗi buồn đã sẵn ở trong lòng trước khi nhìn vào cảnh và ngắm cảnh 
ấy cùng với nỗi buồn ấy, vừa ngắm vừa buồn, càng ngắm càng buồn, càng 
buồn càng ngắm. Nói như thế thật là hợp lí, thật đúng với tâm trạng Thúy 
Kiều lúc này. Vì sao vậy? Vì nỗi buồn của Kiều là nỗi buồn lớn, không phải 
là nỗi buồn thoáng qua vì một duyên cớ chốc lát, mà là nỗi buồn đeo đẳng 
suốt cả đời người. Quả thật, trong suốt phần đầu của Truyện Kiều, chưa bao 
giờ Kiều buồn như lúc này, bởi chưa bao giờ Kiều kịp có lúc để nhìn vào 
chuyện buồn của mình, ngẫm cho kĩ, thấm cho sâu về chuyện buồn ấy. Xa 
Kim Trọng, phải bán mình chuộc cha, Kiều chỉ kịp đau đớn, nhưng gia biến 
nặng nề, nỗi đau của cha, nỗi đau của mẹ, nỗi buồn của các em, những điều 
ấy đòi hỏi Kiều phải đứng vững, tạm quên mình đi để giải quyết việc nhà 
cho trọn đạo một người con, một người chị cả, phải rời xa gia đình cùng Mã 
Giám Sinh ra đi, trong nỗi buồn vì không vẹn tình với Kim Trọng, Kiều có 
niềm an ủi đã cứu được gia đình. Vừa đến Lâm Tri, bước vào nhà mụ tú bà, 
chưa kịp hồi sức sau một chặng đường dài vó câu khấp khểnh, bánh xe gập 
ghềnh Kiều đã hoảng hồn vì quang cảnh nhà mụ, Kiều đã gặp ngay một trận 
tam bành của con mụ buôn thịt người ác độc ấy. Có lẽ Kiều đã đau, đã nhục, 
đã căm hờn, nhưng chưa kịp buồn. 
Bây giờ mới thực sự buồn. Ta hình dung một mình Kiều ngồi trên lầu 
Ngưng Bích (thực chất là lầu rước khách của mụ tú), bốn bề là mênh mông 
vắng lặng. Cảnh ấy dội vào lòng Kiều, xui nàng nghĩ về thân phận của 
mình. Nỗi buồn mỗi lúc một thấm thía. Nàng buồn vì nhớ tới Kim Trọng, 
người mới cùng nàng thề bồi tha thiết mà nay thì vĩnh viễn cách xa. Nàng 
buồn vì nỗi xa cha mẹ, từ nay mỗi ngày mỗi già yếu mà không có nàng để 
hôm sớm đỡ đần chăm sóc. Nỗi buồn thật là vời vợi, mênh mông, giờ đã 
đọng thành khối trong lòng Kiều. Nếu ban đầu, nỗi buồn còn từ cảnh một 
dội vào lòng thì lúc này nỗi buồn lại chính từ lòng buồn. Với hai tiếng buồn 
trông, Nguyễn Du sao mà hiểu lòng người sâu sắc quá vậy! 
Kiều trông gì? 
Đây là bức tranh thứ nhất: 
Buồn trông cửa bể chiều hôm 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? 
Trông về cửa bể mà lại trong buổi chiều hôm, lúc ấy mặt trời sắp tắt, chỉ 
còn để lại những ánh sáng thoi thóp cuối cùng trên mặt nước. Nhìn về cửa 
bể tức là còn nhìn thấy cả một dải bể đang mất hút đi ở cuối chân trời. Phía 
ấy không có gì cả ngoài một trống vắng, mênh mông, một bầu trời đang dần 
tối. Thế mà trên cái nền trống vắng lại thấp thoáng hiện lên một cánh buồm 
xa xa. Thuyền ai là chỉ có một chiếc thuyền lẻ loi, bơ vơ như sắp mất hút tận 
chân trời. Nhìn con thuyền thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện trên mặt biển bao la 
như có như không khiến cuộn trào trong tâm khảm Kiều một nỗi cô đơn, lạc 
lõng. Thuyền đang đi về nơi đâu? Có về quê nhà xa lắc của ta chăng? Hay 
thuyền cũng đang đi về nơi vô định, cũng lưu lạc giang hồ như ta? Tâm sự 
này đã buồn, trông vào cảnh ấy sao có thể không thấm thía nỗi buồn hơn? 
Như để tìm một chút lãng quên, Kiều ngoảnh mặt đi giấu nỗi đau cứ cuộn 
trong lòng, nhưng cảm giác ấy làm sao quên đi được bởi khi muốn quên lại 
càng buồn thêm. 
Buồn trông ngọn nước mới sa 
Hoa trôi man mác biết là về đâu? 
Trước mắt Kiều là một ngọn nước từ trên thác cao đổ xuống. Mới từ lòng 
suối chảy trôi khỏi đầu ngọn thác, ôi thôi, thế là tan tác đời trong trẻo với 
êm đềm của nước. Bây giờ là lúc bắt đầu của dập vùi, cuộc xoáy, sôi trào, 
xô đập, ngầu đục cát bùn. Kinh hãi thay cái phút từ trên mỏm đá cao sà 
xuống thác! Cảnh ngọn nước đã buồn, mà nhìn đến chân ngọn nước thì hoa 
trôi man mác. Giá nhà thơ viết tan tác thì cũng đành đi một nhẽ, cho nó tan 
vỡ đi, chìm lấp đi những cánh hoa mỏng manh kia. Nhưng không, hoa rụng 
xuống dòng nước và bập bềnh trôi đi, bị đưa đi đẩy lại, rồi lại trôi đi, lặng 
lẽ, buồn bã, để đến một nơi nào không làm sao có thể biết được. Ngọn nước 
mới sa ấy, cánh hoa trôi ấy có khác chi cuộc đời Kiều. Chính Kiều cũng là 
một ngọn nước vừa mới đi qua lòng suối êm đềm và vừa mới sa xuống giữa 
ngọn xoáy dập vùi. Chính Kiều cũng là đóa hoa đang man mác trôi đi, đơn 
độc và mỏng manh trên một dòng nước vừa dài vừa rộng với bao nhiêu đe 
dọa chưa thể nào hình dung hết. 
Lòng đã buồn, cảnh lại buồn quá. Dường như đúng là người buồn cảnh 
có vui đâu bao giờ: 
Buồn trông nội cỏ dầu dầu 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh 
Lại một cảnh mênh mông hoang vắng, một đồng cỏ phẳng lặng kéo mãi 
đến cuối tầm nhìn, không một bóng cây, không một dòng sông, không một 
gò núi, không một mái nhà để phá bớt cái đơn điệu chán nản ấy đi. Chỉ có 
cỏ, cỏ và cỏ. Mà cỏ thì cũng có tươi tốt gì đâu! Từ dầu dầu không chỉ gợi 
nên ý rầu rầu buồn bã, mà còn cho ta hình dung thấy những ngọn cỏ lưa 
thưa ủ ê như đang dần héo hắt đi, đang mất dần sức sống. Đây không phải 
đồng cỏ xuân đầy sức sống và niềm vui khi Kiều đi dự hội thanh minh: 
Cỏ non xanh rợn chân trời 
Đây là đồng cỏ cuối mùa, cũng đang buồn bã như chính lòng người ngắm 
cảnh. Thế mà cái đồng cỏ ấy, cái màu ủ ê ấy lại kéo dài ra vô tận, tiếp cả với 
nền trời, thành một màu duy nhất: xanh xanh. Nếu Nguyễn Du viết: 
Chân mây mặt đất một màu xanh tươi 
Thì hẳn nàng Kiều đã tìm được ở đó một niềm anh ủi, đôi chút lãng quên. 
Nhưng xanh xanh thì chưa hẳn là xanh, chỉ có vẻ xanh thôi, một màu xanh 
nhợt nhạt, xa xôi, làm gợi nên một niềm ngao ngán. Và có lẽ cái màu xanh 
xanh ấy là cái màu của tâm trạng được nhìn từ đôi mắt ướt đẫm khổ đau. 
Thế là Thúy Kiều đã ngoảnh nhìn hết ba hướng. Nàng chỉ còn một hướng 
cuối cùng, may ra có chút đổi thay hay chăng? 
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh 
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 
Hóa ra cái buồn của ba cảnh trước tuy buồn mà chưa thực là buồn. Ba 
cảnh trên buồn đến thế còn là nhẹ quá. Cảnh này mới thực là buồn. Ba bức 
tranh trên chỉ là những bước chuẩn bị cho cảnh buồn cuối cùng này. Một 
vùng biển ăn sâu vào đất liền, ngoài kia là biển lớn. Gió biển hun hút chạy 
vào duyềnh, gió cuốn ào ào khiến mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một 
màu. Sóng vỗ ầm ầm chứ không phải ì ầm như những ngày ít gió, sóng gào 
thét cuồng mộ, đập vào bờ, xô đập nhau, lớp sóng này chưa tan đã ào lên 
lớp sóng khác, liên tục, bất tận. Tiếng sóng lớn lắm, không chỉ vang ầm trên 
biển mà vang đi rất xa, vang khắp bốn bể. Kiều tưởng mình không còn ngồi 
trên lầu Ngưng Bích nữa, mà ngồi đâu chính giữa duyềnh biển mênh mông 
ấy, bốn bên nàng là sóng vỗ. Mấy từ ầm ầm tiếng sóng nghe dữ dội bên tai 
nàng, dâng lên gào thét trong tâm hồn nàng, vây bủa lấy nàng. 
Nếu trong ba bức tranh trên, giữa người và ngoại cảnh còn là hai đối 
tượng phân biệt đâu là chủ, đâu là khách thì đến bức tranh này, con người đã 
nhập vào ngoại cảnh, ngoại cảnh trùm phủ lấy con người, nỗi buồn thực đã 
đi đến mức tột đỉnh của cao trào. Lúc này, con người sẵn sàng tan đi cùng 
với ngoại cảnh, sẵn sàng làm bất cứ việc liều lĩnh nào để thoát khỏi nỗi buồn 
ghê gớm đó, hoặc có thể chết đi cũng không cần. Chính tâm trạng này cũng 
đã dọn đường cho việc Kiều gặp Sở Khanh, liều lĩnh theo y rồi bị lừa gạt. 
Bốn bức tranh của Nguyễn Du thật ra thì không lạ lùng. Nhưng thật là lạ 
lùng của Nguyễn Du diễn tả những bức tranh ấy trong sự hòa hợp với hoàn 
cảnh và tâm trạng của Kiều. Bởi Nguyễn Du rất tinh tế khi nhìn cảnh, rất 
sâu sắc về tình người, nhưng còn bởi điều này nữa: Nguyễn Du rất tài tình 
trong ngôn ngữ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfKieu o lau Ngung Bich 8.pdf