Trường THCS Xuân Du viết bài tập làm văn số 1 - Lớp 8 thời gian: 90 phút

Trường THCS Xuân Du viết bài tập làm văn số 1 - Lớp 8 thời gian: 90 phút

Câu 1: Chủ đề của văn bản được thể hiện ở?

A. Nhan đề.

B. Đề mục.

C. Trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

D. Cả A,B, và C.

Câu2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?

A.Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

B. Đoạn văn thường có nhiều câu văn tạo thành.

C. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

D. Đoạn văn có thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trường THCS Xuân Du viết bài tập làm văn số 1 - Lớp 8 thời gian: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs xuân du
Viết bài tập làm văn số 1 - lớp 8 
 Thới gian: 90 phút
 Họ và tên:.Lớp 8:..
 Ngày kiểm tra:.
Điểm
GV chấm
Nhận xét của GV
Đề bài:
I. trắc nghiệm: ( 3 điểm)
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Chủ đề của văn bản được thể hiện ở?
Nhan đề.
Đề mục.
Trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
 Cả A,B, và C.
Câu2: Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
A.Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
B. Đoạn văn thường có nhiều câu văn tạo thành.
C. Đoạn văn biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
D. Đoạn văn có thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Câu 3: Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để :
Thể hiện chủ đề.
Thể hiện nhân vật.
Thể hiện khía cạnh của chủ đề.
Thể hiện ý đồ của người viết.
Câu4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Em rất kính yêu mẹ. Bố thì nghiêm, mẹ thì hiền . Mẹ giống bà ngoại, từ nét mặt, nụ cười đôn hậu đến đôi bàn tay nhỏ nhắn , khéo léo. Mẹ đã về hưu được mấy năm nay. Mẹ thức khuya, dậy sớm lo cho con được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành giỏi giang
Câu chủ đề trong đoạn văn trên đặt ở vị trí nào?
A. Đầu đoạn văn.
B. Giữa đoạn văn.
C. Cuối đoạn văn.
D. Đoạn văn không có câu chủ đề.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Bài làm
.
Câu 1 (2 điểm)
 Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
 Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở (1).
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo (2):
 - Con nín đi (3)! Mẹ đã về với các con rồi mà (4).
 Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe (5). Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi (6). Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má (7). Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như hồi còn sung túc (8)?
 (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Câu 2 (2 đ)
 Xác định hành động nói của các câu trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1 điểm) 
 Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các từ ngữ (in đậm) trong câu văn sau:
 Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
Câu 4 (1 đ)
 Hãy chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến lỗi lô gíc của các câu sau và chữa lại để câu diễn đạt đúng
 a. Chúng em không những siêng năng học tập mà còn làm bài tập đầy đủ.
 b. Ông ấy có đến Việt Nam không hay chỉ đến Hà Nội.
Câu 5 (4 đ)
 Viết một đoạn văn (6 -> 7 câu) nội dung tự chọn trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định (chỉ rõ các câu đó).
 Bài làm:
............
 Trường thcs xuân du
Bài kiểm tra: Tiếng việt- lớp 8(Đề B)
 Thới gian: 45 phút
 Họ và tên:.Lớp 8:..
 Ngày kiểm tra:.
Điểm
GV chấm
Nhận xét của GV
Đề bài:
Câu 1 (2 điểm)
 Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
 Với vẻ mặt băn khoan cái Tý lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1) :
Này u ăn đi(2) ! Để mãi (3) . U có ăn thì con mới ăn (4) . U không muốn ăn thì con
cũng không muốn ăn nữa (5) .
 Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6) . Vẻ nghi ngại hiện ra trên sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi chị một cách thiết tha ( 7) :
 - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không (8)?
 (Tắt đèn- Ngô Tất Tố )
Câu 2 (2 đ)
 Xác định hành động nói của các câu trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1 điểm) 
 Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các từ ngữ (in đậm) trong câu văn sau:
 Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
Câu 4 (1 đ)
 Hãy chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến lỗi lô gíc của các câu sau và chữa lại để câu diễn đạt đúng
 a. Chị đi du lịch Trung Quốc hay Bắc Kinh.
 b. Nhà có hai chị em, người chị thì siêng năng còn người em thì mập mạp.
Câu 5 (4 đ)
 Viết một đoạn văn (6 -> 7 câu) nội dung tự chọn trong đó có sử dụng câu nghi vấn, câu trần thuật, câu phủ định (chỉ rõ các câu đó).
 Bài làm:
...........
Đáp án, biểu điểm: (ĐềA)
Câu 1 : (2đ) mỗi ý đúng 0,25 đ
 Các kiểu câu trong đoạn trích:
- Câu 1, 2, 4, 5, 7: câu trần thuật (câu 1, 7 trần thuật kép)
- Câu 3: câu cầu khiến
- Câu 6: câu phủ định (miêu tả)
- Câu 8: câu nghi vấn
Câu 2 (2 đ) mỗi ý đúng 0,25 đ
 Hành động nói của các câu trên:
- Câu 1, 2, 5, 7: kể, trình bày
- Câu 3: điều khiển
- Câu 4: an ủi
- Câu 6: phủ định
- Câu 8: nhận định
Câu 3 (1 đ) mỗi ý đúng 0,5 đ
- Trật tự từ : kéo đầu tôi, xoa đầu tôi -> thứ tự trước sau của hành động người mẹ
- Trật tự từ: oà lên khóc, nức nở -> mức độ tăng tiến của sự xúc động mãnh liệt của chú bé Hồng
Câu 4: (1 đ) mỗi ý đúng 0,5 đ
a. Câu có kiểu kết hợp: không những A (siêng năng học tập) mà còn B (làm bài tập đầy đủ)
- Yêu cầu: A khác B
- Lỗi: A giống B
- Cách chữa:
 Chúng em không những siêng năng học tập mà còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Hoặc: 
 Chúng em không những chú ý theo dõi bài giảng mà còn làm bài tập đầy đủ.
b. Câu có kiểu kết hợp A (Việt Nam) hay B (Hà Nội)
- Yêu cầu: A khác B, A không bao hàm B
- Lỗi: A bao hàm B
- Cách chữa:
 Ông ấy có đến Việt nam không hay chỉ đến Thái Lan
Hoặc:
 Ông ấy có đến Nha Trang không hay chỉ đến Hà Nội
Câu 5 (4 đ)
* Yêu cầu:
 Độ dài: 6 -> 7 câu, chữ viết rõ ràng, đúng chủ đề; không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu; Biết vận dụng 3 kiểu câu: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu phủ định; chỉ rõ các kiểu câu đó.
Đáp án, biểu điểm: (ĐềB)
Câu 1 : (2đ) mỗi ý đúng 0,25 đ
 Các kiểu câu trong đoạn trích:
 Câu trần thuật : 1,3, 4, 5, 6,7, 
Câu cầu khiến: 2; 
Câu nghi vấn: 8; 
Câu phủ định: 5, 
Câu 2 (2 đ) mỗi ý đúng 0,25 đ
 Hành động nói của các câu trên:
Câu trần thuật : 1,3, 4, 5, 6,7, Hành động kể 
Câu cầu khiến: 2; Hành động đề nghị
Câu nghi vấn: 8 Hành động hỏi
Câu 3 (1 đ) mỗi ý đúng 0,5 đ
- Trật tự từ : kéo đầu tôi, xoa đầu tôi -> thứ tự trước sau của hành động người mẹ
- Trật tự từ: oà lên khóc, nức nở -> mức độ tăng tiến của sự xúc động mãnh liệt của chú bé Hồng
Câu 4: (1 đ) mỗi ý đúng 0,5 đ
a. Câu có kiểu kết hợp A (Trung Quốc) hay B (Bắc Kinh)
- Yêu cầu: A khác B, A không bao hàm B
- Lỗi: A bao hàm B 
- Cách chữa: Chị đi du lịch Trung Quốc hay Thái Lan.
b. Câu có kiểu A đối lập B 
- Yêu cầu: A khác B cùng nhận xét về đức tính của con người ( hai chị em)
- Lỗi: A không đối lập B
- Cách chữa:
 Nhà có hai chị em, người chị thì siêng năng còn người em thì lười biếng.
Câu 5: như đề A

Tài liệu đính kèm:

  • docTHANGTHUONGC2(12).doc