Từ hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Hãy viết đoạn văn: Mặt trời của mẹ

Từ hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Hãy viết đoạn văn: Mặt trời của mẹ

Từ hai câu thơ :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Hãy viết đoạn văn : Mặt trời của mẹ

Bài làm

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, là một tượng đài bằng thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng trong chống Mĩ cứu nước. Tình yêu nước thiết tha, tình mẹ con ruột thịt sâu nặng là sức hấp dẫn của những vần thơ và một trong những câu thơ như thế đã làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.

Điều lí thú ở đây là cách tư duy rất cụ thể của bà mẹ Tà Ôi. Trong suy nghĩ của mẹ, mặt trời là của bắp và con là mặt trời của mẹ. Những cây bắp đang lớn lên từng ngày trên nương rộng lớn kia là nhờ công sức của mẹ, nhờ có nguồn sáng, hơi ấm vô tận nhận được hàng ngày từ mặt trời tự nhiên. Còn em Cu Tai, đứa con bé bỏng, nhưng lại là nguồn sáng, nguồn năng lượng to lớn không thể thiếu được của đời mẹ. Nhờ có đứa con ngủ yên trên lưng này, mà với sức vóc dù nhỏ yếu, mẹ vẫn lao động hăng say, vẫn giã gạo, để nuôi bộ đội. Ta hiểu những hạt gạo nuôi quân trắng trong nhờ nhịp chày của mẹ đã góp phần không nhỏ cho những chiến công của các chiến sĩ ngoài mặt trận. Rồi cũng nhờ có em Cu Tai ngủ ngoan không rời lưng mẹ, mà dù lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ, mẹ vẫn kiên trì gieo tỉa để những hạt bắp mọc xanh núi Ka Lưi

Phép tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giản dị mà cũng thật giàu ý nghĩa. Trên cái nền xanh của cây bắp mênh mông lưng núi ngút ngàn, lồng lộng một người mẹ lưng địu con đang lao động say sưa. Trên cao là mặt trời toả sáng, trên lưng mẹ là gương mặt đứa con cũng đang ngời sáng trong giấc ngủ say sưa.

Hình ảnh mặt trời của mẹ sẽ mãi đi vào thơ ca như biểu tượng nghệ thuật về tình mẫu tử, về người mẹ - chiến sĩ trong những tháng năm chống Mĩ cứu nước.

 

doc 1 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 10167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Từ hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. Hãy viết đoạn văn: Mặt trời của mẹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ hai câu thơ :
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Hãy viết đoạn văn : Mặt trời của mẹ
Bài làm
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971, là một tượng đài bằng thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng trong chống Mĩ cứu nước. Tình yêu nước thiết tha, tình mẹ con ruột thịt sâu nặng là sức hấp dẫn của những vần thơ và một trong những câu thơ như thế đã làm rung động hàng triệu trái tim bạn đọc : 
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”.
Điều lí thú ở đây là cách tư duy rất cụ thể của bà mẹ Tà Ôi. Trong suy nghĩ của mẹ, mặt trời là của bắp và con là mặt trời của mẹ. Những cây bắp đang lớn lên từng ngày trên nương rộng lớn kia là nhờ công sức của mẹ, nhờ có nguồn sáng, hơi ấm vô tận nhận được hàng ngày từ mặt trời tự nhiên. Còn em Cu Tai, đứa con bé bỏng, nhưng lại là nguồn sáng, nguồn năng lượng to lớn không thể thiếu được của đời mẹ. Nhờ có đứa con ngủ yên trên lưng này, mà với sức vóc dù nhỏ yếu, mẹ vẫn lao động hăng say, vẫn giã gạo, để nuôi bộ đội. Ta hiểu những hạt gạo nuôi quân trắng trong nhờ nhịp chày của mẹ đã góp phần không nhỏ cho những chiến công của các chiến sĩ ngoài mặt trận. Rồi cũng nhờ có em Cu Tai ngủ ngoan không rời lưng mẹ, mà dù lưng núi thì to, lưng mẹ thì nhỏ, mẹ vẫn kiên trì gieo tỉa để những hạt bắp mọc xanh núi Ka Lưi
Phép tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ khiến cho hình ảnh thơ hiện lên thật giản dị mà cũng thật giàu ý nghĩa. Trên cái nền xanh của cây bắp mênh mông lưng núi ngút ngàn, lồng lộng một người mẹ lưng địu con đang lao động say sưa. Trên cao là mặt trời toả sáng, trên lưng mẹ là gương mặt đứa con cũng đang ngời sáng trong giấc ngủ say sưa.
Hình ảnh mặt trời của mẹ sẽ mãi đi vào thơ ca như biểu tượng nghệ thuật về tình mẫu tử, về người mẹ - chiến sĩ trong những tháng năm chống Mĩ cứu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhuc hat ru3.doc