Tu từ từ vựng Tiếng Việt

Tu từ từ vựng Tiếng Việt

SO SÁNH

 1. Thế nào là so sánh?

 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 VD:

- Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

 (Nguyễn Du)

 - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

 (Tô Hoài)

 2. Cấu tạo của phép so sánh

 So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 4 yếu tố:

 - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.

 - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).

 - Từ so sánh.

 - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.

 Ta có sơ đồ sau đây:

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tu từ từ vựng Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tu từ từ vựng Tiếng Việt 
So sánh
 1. Thế nào là so sánh?
 So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 VD:
- Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
 (Nguyễn Du)
 - Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất
 (Tô Hoài)
 2. Cấu tạo của phép so sánh
 So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức được sự vật một cách dễ dàng cụ thể hơn. Vì vậy một phép so sánh thông thường gồm 4 yếu tố:
 - Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
 - Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
 - Từ so sánh.
 - Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
 Ta có sơ đồ sau đây:
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Vế A
(Sự vật được so sánh)
Phương diện
so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng để làm chuẩn so sánh)
Mây
Bà già
Dừa
Trắng
sóng sánh
đủng đỉnh
Như
Như
Như là
bông
bát nước chè
đứng chơi
 + Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng mặt cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tó (4) phải có điểm tơng đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ.
 Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ.
 + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn.
 + Yếu tố (3) có thể là các từ nh: gióng, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu,bấy nhiêu, hơn, kém  Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:
Như có sắc thái giả định
Là sắc thái khẳng định
Tựa thể hiện mức đọ chưa hoàn hảo,
 + Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi.
 VD:
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.
 3. Các kiểu so sánh
 Dựa vào mục đích và các từ so sánh ngời ta chia phép so sánh thành hai kiểu:
 a) So sánh ngang bằng
 Phép so sánh ngang bằng thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêubấy nhiêu.
 Mục đích của so sánh nhiều khi không phải là tìm sự giống nhau hay khác nhau mà nhằm diễn tả một cách hình ảnh một bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật giúp ngời nghe, ngời đọc có cảm giác hiểu biết sự vật một cách cụ thể sinh động. Vì thế phép so sánh thờng mang tính chất cường điệu.
 VD: Cao như núi, dài như sông
 (Tố Hữu)
 b) So sánh hơn kém
 Trong so sánh hơn kém từ so sánh được sử dụng là các từ : hơn, hơn là, kém, kém gì
 VD: 
 - Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
 Muốn chuyển so sánh hơn kém sang so sánh ngang bằng ngời ta thêm một trong các từ phủ định: Không, cha, chẳng vào trong câu và ngược lại.
 VD:
 Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học.
 Bóng đá quyến rũ tôi không hơn những công thức toán học.
 4. Tác dụng của so sánh
 + So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
 VD:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 (Ca dao)
 + So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng. Vì thế trong thơ thể hiện nhiều phép so sánh bất ngờ.
 VD:
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
 Cách so sánh ở đây thật bất ngờ, thật gợi cảm. Yếu tố (2) Và Yếu tố (3) bị lược bỏ. Người đọc người nghe tha hồ mà tưởng tượng ra các mặt so sánh khác nhau làm cho hình tượng so sánh được nhân lên nhiều lần.
 II/ Bài tập
 1. Trong câu ca dao :
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
Giải nghĩa từ láy bồi hổi bồi hồi
Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
 Gợi ý:
 a) Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
 b) Giải nghĩa : trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩ cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người.
 c) Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ đợc bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại nên rất gợi cảm.
 2. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.
 (Ca dao)
 Gợi ý:
 Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây:
 - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ.
 Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp một - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý.
 3. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau:
 a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
 (Trần Đăng Khoa)
 b) Quê hương là chùm khuế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đờng đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
 (Đỗ Trung Quân)
 Gợi ý:
 Chú ý đến các so sánh
 a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
 b) Quê hương là chùm khuế ngọt
 Quê hương là đường đi học
_____________________________________________________________
Nhân hoá
 1. Thế nào là nhân hoá ?
 Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật,  trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con ngời.
 Từ nhân hoá nghĩa là trở thành người. Khi gọi tả sự vật ngời ta thường gán cho sự vật đặc tính của con người. Cách làm như vậy được gọi là phép nhân hoá.
 VD:
Cây dừa/Sải tay/Bơi/Ngọn mùng tơi/Nhảy múa
 (Trần Đăng Khoa)
 2. Các kiểu nhân hoá
 Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
 + Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
 VD:
 Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
 - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?
 (Tô Hoài)
 + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
 VD :
Muôn nghìn cây mía/Múa gươm/Kiến/Hành quân/Đầy ưđờng
 (Trần Đăng Khoa)
 + Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
 VD :
Ông trời/Mặc áo giáp đen/Ra trận
 (Trần Đăng Khoa)
 + Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
 VD :
Khăn tưhơng nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
 (Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc...
 (Bóng cây kơ nia)
 3. Tác dụng của phép nhân hoá
 Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
 VD :
Bác giun đào đất suốt ngày
Hôm qua chết dới bóng cây sau nhà.
 (Trần Đăng Khoa)
 II/ Bài tập
 1. Trong câu ca dao sau đây:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
 Cách trò chuyện với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
 Gợi ý:
 - Chú ý cách xng hô của ngời đối với trâu. Cách xng hô như vậy thể hiện thái độ tình cảm gì ? Tầm quan trọng của con trâu đối với nhà nông như thế nào ? Theo đó em sẽ trả lời được câu hỏi.
 2. Tìm phép nhân hoá và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
	a)	 Trong gió trong ma
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trớc.
 (Ngọn đèn đứng gác)
 Gợi ý:
 Chú ý cách dùng các từ vốn chỉ hoạt động của ngời nh:
Đứng gác, nối theo nhau, hành quân, đi lên phía trớc.
___________________________________________________________
 ẩn dụ
 1. Thế nào là ẩn dụ ?
 ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tợng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 ẩn dụ thực chất là một kiểu so sánh ngầm trong đó yếu tố so sánh giảm đi chỉ còn yếu tố làm chuẩn so sánh được nêu lên.
 Muốn có phép ẩn dụ thì giữa hai sự vật hiện tợng được so sánh ngầm phải có nét tương đồng quen thuộc nếu không sẽ trở nên khó hiểu.
 Câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (Viễn Phương)
 Mặt trời ở dòng thơ thứ hai chính là ẩn dụ.
 Hoặc
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lng
 (Nguyễn Khoa Điềm)
 Ca dao có câu:
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 Bến được lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu thị người có tấm lòng thuỷ chung chờ đợi, bởi những hình ảnh cây đa, bến nước thường gắn với những gì không thay đổi là đặc điểm quen thuộc ở những có người có tấm lòng thuỷ chung.
 ẩn dụ chính là một phép chuyển nghĩa lâm thời khác với phép chuyển nghĩa thường xuyên trong từ vựng. Trong phép ẩn dụ, từ chỉ được chuyển nghĩa lâm thời mà thôi.
 2. Các kiểu ẩn dụ
 Dựa vào bản chất sự vật hiện tượng được đưa ra so sánh ngầm, ta chia ẩn dụ thành các loại sau:
 + ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
 VD:Người Cha mái tóc bạc (Minh Huệ)
 Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
 + ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tợng B.
 VD:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thứp lên lửa hồng.
 (Nguyễn Đức Mậu)
 Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
 + ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
 VD:
ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
 Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
 + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan khác hoặc cảm xúc nội tâm. Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
 VD:
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
Huế giải phóng nhanh mà anh lại muộn về.
 (Tố Hữu)
 Hay:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
 (Xuân Diệu)
 3.Tác dụng của ẩn dụ
 ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến, biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
 VD :
 Trong câu : Người Cha mái tóc bạc nếu thay Bác Hồ mái tóc bạc thì tính biểu cảm sẽ mất đi.
Hoán Dụ
Khái Niệm.
Hoán dụ: Là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi, lấy tên của đói tượng khái niệm này để gọi đối tượng, khái niệm khác dựa trên sự liên tưởng tiếp cận.
Có hai loại hoán dụ:
+ Hoán dụ từ vựng là trường hợp đơn giản nhất của hoán dụ trong đó tên gọi của một khách thể, thường là tên riêng, được chuyển sang chỉ một khách thể khác.
Ví dụ : Hai khẩu Mô - de( hai khẩu súng kiểu Mô - de ) loại hoán dụ này không có ý nghĩa tu từ 
+ Hoán dụ tu từ là hoán dụ thực hiện hoá mối quan hệ mới mẻ bất ngờ giữa hai khách thể.
Ví dụ : Đảng đã cho ta Sáng mắt, sáng lòng ( sáng mắt : có nghĩa là nhận thức mới thêm, đúng đắn hơn lên ; Sáng lòng : có nghĩa là tình cảm tốt đẹp cao quí ) hoán dụ tu từ thường được cấu tạo dựa vào những mối quan hệ lô-gic khách quan như sau:
. Liên hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì?
 Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
 (Truyện kiều)
Đầu xanh (bộ phận cơ thể) biểu thị con người ở độ tuổi trẻ trung mới bước vào đời (toàn thể) Má hồng (bộ phận cơ thể) biểu thị người đàn bà sống kiếp lầu xanh(toàn thể).
. Liên hệ giữa chủ thể(người)và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng).
Ví dụ: áo chàm đưa buổi phân li
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
. Liên hệ giữa vật chứa đựng và vật được chứa đựng.
Ví dụ: Vì sao trái đất nặng ân tình 
 Nhắc mãi tên người Hồ chí Minh.
 ( Tố Hữu )
Trái đất ( vật chứa đựng ) biểu thị đông đảo nhân dân ( vật được chứa đựng )
. Liên hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.
 Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ 
 Bắp chân đầu gối vẫn săn gân.
Bắp chân đầu gối vẫn săn gân (cụ thể)biểu thị tinh thần kháng chiến dẻo dai (trừu tượng)
Chức năng chủ yếu của hoán dụ là nhận thức và biểu cảm – cảm xúc .
Nó khắc sâu đặc điểm tiêu biểu cho đối tượng được miêu tả. Nó được dùng rộng rãi trong lời nói nghệ thuật và trong nhiều phong cách.
 ẩn dụ và hoán dụ đều là những phương thức phổ quát trong việc hiểu lại ý nghĩa của các từ, cũng như trong việc chuyển tên gọi từ một biểu vật này sang biểu vật khác. Song trong ẩn dụ việc chuyển tên gọi được thực hiện trên cơ sở sự giống nhau ( hiện thực hoặc tưởng tượng ) của hai khách thể ( chân người - chân bàn; con cáo – người độc ác nham hiểm), còn hoán dụ được thực hiện trên cơ sở sự gần giống nhau của hai khách thể
( ấm nước sôi, có nghĩa là nước trong ấm sôi).
Ví dụ : Các từ in đậm trong khổ thơ sau chỉ ai? Và nó có mối quam hệ như thế nào ?
 áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
 ( Tố Hữu )
áo nâu,áo xanh : dùng để chỉ người nông dân và người công nhân ( cách nói như vậy là dựa vào tính chất, đặc điểm – người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc).
Nông thôn, thị thành : dùng để chỉ những người sống ở nông thôn và những người sống ở thành thị. Cách gọi như vậy dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thành thị) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
+ Tác dụng của diễn đạt này ?
Tác dụng của cách diễn đạt này nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn và nêu bật được đặc điểm của những người. Sự vật được nói đến.
Các kiểu hoán dụ.
Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây và quan hệ của chúng .
. Câu a: Bàn tay ta làm nên tát cả	
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
 Bàn tay: Một bộ phận của cơ thể con ngưòi dùng để thay cho “người lao động” nói chung (quan hệ bộ phận – toàn thể).
. Câu b: Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
 Một,ba (số lượng xác định) biểu thị nhiều cây (số lượng không xác định) – quan hệ cụ thể – trừu tượng.
. Câu c: Ngày Huế đổ máu 
	 Chú về Hà Nội
 Tình cờ chú cháu 
 Gặp nhau Hàng Bè 
 Đổ máu: Dấu hiệu dùng thay cho “sự hi sinh mất mát” nói chung – quan hệ dấu hiệu của sự vật – sự vật.
Liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: 
Lấy một bộ phận để gọi toàn thể 
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng 
Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Luyện tập
Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữ các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
Câu a: Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng ( xóm làng – Người nông dân )
Câu b: Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng ( mười năm – thời gian trước mắt ; trăm năm – thời gian lâu dài)
Câu c: Quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật (áo chàm – người Việt Bắc).
Câud: Quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng ( Trái Đất – nhân loại)
2. Hoán dụ có gì giống và khác ẩn dụ ? cho ví dụ.
ẩn dụ
Hoán dụ
Giống 
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật,hiện tượng khác
Khác
Dựa vào quan hệ tương đồng 
Cụ thể là:
Hình Thức
Cách thức thực hiện
Phẩm chất
Cảm giác
Dựa vào quan hệ tương cận 
Cụ thể là:
Bộ phận – toàn thể
Vật chứa đựng – vật bị chứa đựng
Dấu hiệu của sự vật – sự vật
Cụ thể – Trừu tượng
Viết chính tả ( nhớ - viết )đêm nay Bác không ngủ ( từ lần thứ 3 thức dậy đến anh thức luôn cùng Bác)
Nói Quá
I.Khái niệm
	Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
	Ví dụ: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
 ( Tục ngữ )
->Chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối là những cách nói quá sự thật ,có tác dụng nhấn mạnh đêm tháng năm và ngày tháng mười rất ngắn.
	Cày đồng sau buổi ban trưa 
	 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
 ( ca dao)
->Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là cách so sánh quá sự thật để nhấn mạnh công việc cày đồng của người nông dân hết sức vất vả, đồng thời cách nói ấy cũng tăng thêm sức biểu cảm.
	Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
 ( Hoàng Trung Thông – Bài ca vỡ đất )
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm là một cách nói quá nhằm ca ngợi bàn tay lao động kì diệu của con người có khả năng chinh phục thiên nhiên ; dù đất đai có khô căn bao nhiêu, với bàn tay lao động của con người cũng trở thành mảnh dất màu mỡ, nuôi sống con người.
b. Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đế tận trời được .
 ( Nguyễn Minh Châu- Mảnh trăng cuối rừng)
	Em có thể đi lên đến tận trời trong câu nói của nhân vật là một cách nói quá . Dộu là lời nói đùa, nhưng nó đã thể hiện nghị lực phi thường và vẻ dẹp kì diệu của nhân vật, của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
c.() Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.
 ( Nam Cao – Chí Phèo )
	Thét ra lửa là một cách nói quá để nhấn mạnh uy quyền ghê gớm của cụ bá.
2. Biện pháp nói quá còn được gọi là phóng đại, cường điệu, thậm xưng, ngoa dụ 
Cần phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác:
Nói khoác: là nói sai sự thật, nhằm lừa người nghe tin vào điều không có thật ấy.
Nói quá : Chỉ một cách nói phóng đại quá sự thật ( chứ không phảI sai sự thật ),mục đích là để làm nổi bật bẩn chất của sự thật, giúp người nghe nhận thức sự thật rõ ràng hơn.
Ví dụ: Đau lòng kẻ ở người đi
	 Lệ rơi thấm đá, tơ chưa rũ tằm.
 ( Truyện kiều – Nguyễn Du )
	 Ước gì sông hẹp một gang
 Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
 ( Ca dao ).
II. Thực hành – Luyện tập.
 1.Phân tích hiệu quả của phép nói quá trong các câu sau :
Bà ấy hồi xưa đẹp nghiêng nước nghiêng thành đấy!
Chỉ cần có quyết tâm, thì dời non lấp biển cũng không phải là chuyện khó !
Những người anh hùng xưa nay đều ôm chí lấp biển vá trời.
Bị ngã như thế mà chẳng kêu đau, ông ấy quả là mình đồng da sắt!
Nó nghĩ nát óc mà cũng không giải được bài toán này
 2. Tìm các thành ngữ so sánhcó dùng biện pháp nói quá trong các thành ngữ sau đây:	- nhanh như cắt
 	- chân cứng đá mềm
	- đẹp như tiên
	- một nắng hai sương
	- đen như cột nhà cháy
	- đầu trâu mặt ngựa
	- sông cạn đá mòn
	- trắng như trứng gà bóc
	- đổ mồ hôi sôi nước mắt
	- khoẻ như voi
 3. Tìm hiểu giá trị biểu hiện của biện pháp nói quá trong các trường hợp sau:
	a. “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
 (Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
b. “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
	Voi uống nước, nước sông phảI cạn
	Đánh một trận, sạch không kình ngạc
	Đánh hai trận, tan tác chim muông
 (Bình Ngô đại cáo – (guyễn Trãi)
c. “Con rận bằng con ba ba
	Đêm đêm nó ngay, cả nhà thất kinh”
d. Ta đi trên đường ta bước tiếp
	Rắn như thép,Vững như đồng
	Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Nói Giảm, Nói Tránh
I.Khái niệm : 
 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ :
Các từ đi, về, qua đời, mất, không còn nữa, theo tổ tiên, khuất núi, từ trầnnói về cáu chết, tránh gây cảm giác đau buồn.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ
->Bầu sữa nóng là cách diễn đạt tránh gây thô tục.
- Con dạo này lười lắm.(1)
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.(2)
->câu (2) dùng cách nói nói nhẹ nhàng hơn câu (1).
 + Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, người ta thường nói, giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ nói “Bài thơ của anh dở lắm” Thì lại nói “Bài thơ của anh chưa dược hay lắm”. Ta có thể dùng cách nói giảm nói tránh như thế để đánh giá trong nhiều trường hợp khác nhau nhằm tránh cảm giác nặng nề, thiếu lịch sự.
Ví dụ :
Sức học của con không được như bố dã nghĩ !
Cô bé ấy khôngthông minh lắm đâu !
Phòng học của cậu chẳng ngăn nắp gì cả !
Mình nghĩ rằng bạn đã thiếu cố gắng trong kì thi này !
Cây bút của cậu không được tốt lắm !
+ Việc sử dụng cách nói giảm, nói tránh , chẳng hạn như khi lên án những thói hư tật xấu, những hiện thực tiêu cực trong cuộc sống quanh ta
Biện pháp nói giảm, nói tránh còn được gọi là nhã ngữ , uyển ngữ.
II.Thực hành – luyện tập .
Chọn các từ ngữ trong dấu ngoặc đơn để điền vào chỗ trống và cho biết lí do vì sao chọn từ ấy:
a. Khuya rồi, mời bà // (đi ngủ, đi nghỉ)
b. Cha mẹ em // từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.
 (chia tay nhau, bỏ nhau, li dị)
c.Đây là lớp học cho trẻ em // (mù, hỏng mắt, khiếm thị)
d. Mẹ đã // rồi,nên chú ý giữ gìn sức khoẻ (gìa, có tuổi)
e. Cha nó mất, mẹ nó //, nên chú nó rất thương nó.
 ( đi lấy người khác, đi bước nữa).
Tìm hiểu biện pháp nói giảm, nói tránh trong các trường hợp sau:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta
 ( Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
Người nằm dưới mả, ai ai đó ?
Biết có quê đây, hay vùng xa?
 ( Tản Đà, Thăm nhà cũ bên đường)
Ông mất năm nào? Ngày độc lập,
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao.
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào
 (Tố Hữu, Mẹ Tơm).
Bác đã đi rồi sao Bác ơi !
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội,
Rước Bác vào Thăn thấy Bác cười.
 ( Tố Hữu, Bác ơi)

Tài liệu đính kèm:

  • doccac bien phap tu tu(1).doc