Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

TƯỞNG TƯỢNG GẶP GỠ VÀ TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT

YÊU CẦU:

- Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo trên một bài thơ có yếu tố tự sự

- Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.

- Bài viết cần vận dụng các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lí. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt bổ trợ: biểu cảm, nghị luận,các yếu tố miêu tả nói chung, miêu tả nội tâm

- Câu chuyện phải làm rõ chủ đề của bài thơ: ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, dũng cảm, lạc quan đã vượt qua gian khổ, khó khăn để thực hiện nguyện vọng của dân tộc – thống nhất đát nước.

- Trước khi làm bài, học sinh cần đọc kĩ bài thơ về chi tiết cũng như chủ đề.

- Để “nhân vật kể chuyện” gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm cần tạo một tình huống truyện hợp lí.

- Có thể dựa trên bài thơ tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật: Ví dụ: cảnh xe trên đường ra trận với gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh lái xe quay quần khi trú quân

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯỞNG TƯỢNG GẶP GỠ VÀ TRÒ CHUYỆN VỚI NGƯỜI LÍNH LÁI XE TRONG “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT
YÊU CẦU:
Kể chuyện tưởng tượng sáng tạo trên một bài thơ có yếu tố tự sự
Cần bám sát nội dung “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” để xây dựng một câu chuyện thích hợp.
Bài viết cần vận dụng các thao tác làm bài văn tự sự, kể linh hoạt, bố cục hợp lí. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt bổ trợ: biểu cảm, nghị luận,các yếu tố miêu tả nói chung, miêu tả nội tâm
Câu chuyện phải làm rõ chủ đề của bài thơ: ca ngợi những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, dũng cảm, lạc quan đã vượt qua gian khổ, khó khăn để thực hiện nguyện vọng của dân tộc – thống nhất đát nước.
Trước khi làm bài, học sinh cần đọc kĩ bài thơ về chi tiết cũng như chủ đề.
Để “nhân vật kể chuyện” gặp nhân vật người lính lái xe cách đây đã hơn 30 năm cần tạo một tình huống truyện hợp lí.
Có thể dựa trên bài thơ tách thành những cảnh nhỏ cho dễ kể và dễ thể hiện nhân vật: Ví dụ: cảnh xe trên đường ra trận với gian khổ, hiểm nguy; cảnh những người lính lái xe gặp nhau, thành đoàn xe không kính; cảnh lái xe quay quần khi trú quân
DÀN Ý THAM KHẢO:
MỞ BÀI:
 *Tình huống để các nhân vật gặp gỡ:
Đến thăm gia đình thương binh, thăm bảo tang quân đội, thăm nghĩa trang liệt sĩgặp được người lính lái xe trên đường Trwuowngf Sơn năm xưa.
Hoặc có thể tưởng tượng đến Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Đế quóc Mỹ ác liệt và gặp những người lính lái xe..
 ( Lưu ý : tình huống tự nhiên, có tác dụng làm roc tính cách nhân vật của người lái xe)
THÂN BÀI:
 - Người lính lái xe Trường Sơn kể chuyện: Trong những năm tháng ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn:
 + Giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, cho máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm hòng hủy diệt hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.
 + Đường Trường Sơn là mịc tiêu đánh phá hang đầu của chúng hòng cắt đứt chi viện từ Bắc vào Nam.
 + Bộ đội và thanh niêm xung phong quyết tâm giữ vững con đường huyết mạch, với tinh thần : “Giạc phá ta cứ đi!”
 + hằng ngày, những chuyến xe chở đạn dược, lương thực, thuốc men vẫn nối nhau vào tiền tuyến.
( Nhân vật “tôi” giữ vai trò gợi chuyện, làm rõ ý nghĩa câu chuyện)
- Những gian khổ mà người lính phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, kính xe vỡ, xe bị hư hỏng nặng nề, bị méo mó , bị biến dạng hoàn toàn( Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả)
- .Khắc nghiệt của thời tiết các chiến sĩ trên xe không kính lại càng gian nan, vất vả
- Những phẩm chất cao đẹp của người lính: dũng cảm, hiên ngang, lạc quan và có chút ngang tàng của nghề nghiệp, trẻ trung nhưng sống có lý tưởng và trách nhiệm đối với quê hương, Tổ quốc( Kết hợp yếu tố nội tâm, đọc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận..)
- Sự khâm phục, yêu mến kính trọng của nhân vật “ tôi ”( Sử dụng kết hợp yếu tố độc thoại nội tâm, biểu cảm, nghị luận..)
III. KẾT BÀI ( Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm nghị luận)
Kết thúc cuộc trò chuyện:
Chia tay người lái xe
Ấn tượng của nhân vật “tôi”
Suy nghĩ về người lính lái xe, về thế hệ cha anh.
+ Khâm phục và tự hào về thế hệ ông cha anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang
+ Thấm thía giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được.
Qua gợi theo yêu cầu và nội dung đề trên mong các em làm bài tốt bằng cảm xúc của mình . Chú ý yêu cầu kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự đã học. Tưởng tượng nhưng trên cơ sở bài thơ
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Con đường và trái tim
Ảnh: internet
Một trong những biểu tượng anh hùng vĩ đại nhất của dân tộc ta là Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Khỏi phải nói tới những gian khổ, hy sinh trên con đường ấy. Cả những chiến công hiển hách, kỳ vĩ đến mức phi thường, mà lịch sử đã ghi lại. Xin hãy đi vào một nét rất cụ thể qua bài thơ về tiểu đội xe không kính làm nhiệm vụ vận tải trên Đường Trường Sơn của cố nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ mở đầu với hai câu cố ý để gần với văn xuôi, nhưng đầy tượng thanh, tượng hình, tác giả đã vẽ lên một cách sinh động về cái tiểu đội "chiến mã" ấy:
"Xe không kính không phải xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi"
Vượt lên gian khổ, hy sinh, hình ảnh người chiến sĩ lái xe ở đây thật tươi trẻ, lạc quan yêu đời. Bụi đường, mưa xối, tất nhiên là cả đèo cao, vực sâu, cả bom đạn, không hề cản bước "bánh xe reo" của người lái xe. Ngược lại, thiên nhiên, cảnh vật Trường Sơn như cùng hòa vào niềm vui tươi trẻ, tiếp thêm sức mạnh hành quân cho họ:
"Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái"
Thật thú vị khi ta đọc những câu thơ:
"Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha"
Có gì ở đây rất lính, rất tếu, mà chỉ những anh tài xế trẻ mới có. Hơn nữa, có vẻ như cũng rất hợp với giọng thơ Phạm Tiến Duật, người đọc vốn gặp ở nhiều bài thơ của ông.
Bài thơ không chỉ khắc họa niềm tin yêu lạc quan ra trận của người chiến sĩ lái xe. Cái "Tiểu đội xe không kính" trong thơ còn toát lên tình cảm gắn bó đồng đội máu thịt giữa họ, như anh em một nhà. Hơn một lần ta bắt gặp tình cảm này, khi các nhà thơ viết về người lính. Với Hữu Thỉnh, là "Năm anh em trên một chiếc xe tăng/Như năm ngón tay trên một bàn tay", còn với Phạm Tiến Duật: "Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy".
Tất nhiên nói gì thì nói, để có được tình cảm trong sáng, cao cả ấy, trước hết họ phải có chung một lý tưởng, một trái tim yêu Tổ quốc. Hai lần trong bài thơ, tác giả nhắc đến "trái tim":
"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim"
Và "Chỉ cần trong xe có một trái tim"
Nhà thơ đã rất tài tình khi quan sát, đặt mình vào chỗ ngồi trước kính xe và bằng sức liên tưởng, câu thơ đã vượt ra ngoài ngôn từ tả thực, hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc về tình yêu của người lính với đất nước. ở câu thơ trích thứ hai, ta thấy có gì như "phi lý", song lại rất lô-gích. Với tình cảm "Vì miền Nam phía trước", những chiếc xe không kính, không đèn, không mui (do bom đạn) vẫn chạy, vượt lên cái thông lệ kia. Chả thế ngày trước đi Trường Sơn, người ta nói "Đi bằng cái đầu".
Con đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh hôm nay đã là một đại lộ xuyên Việt. Nó không chỉ là con đường lịch sử, chiến lược, còn là con đường của hội nhập kinh tế, của du lịch. Đi trên con đường trải nhựa thênh thang hôm nay, những ai còn nhớ tới những "Tiểu đội xe không kính" năm xưa? Chắc chắn đây là những "tượng đài" chiến thắng của một thời còn mãi tự hào của dân tộc ta. Và âm hưởng câu thơ "Lại đi, lại đi trời xanh thêm" sẽ lại vang lên trong ta, mở ra những cung đường mới trong sự nghiệp xây dựng đất nước
NGUYỄN SIÊU VIỆT
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
PHẠM TIẾN DUẬT
-

Tài liệu đính kèm:

  • doctuong_tuong_gap_go_va_tro_chuyen_voi_nguoi_linh_lai_xe_trong.doc