Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)

Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)

1. Dẫn nhập

1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2)

1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc, nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác.

Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trong nhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá.

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)
• Bùi Khánh Thế
1. Dẫn nhập
1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữ Nam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâu nhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2)
1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngôn ngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc, nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơi khác.
Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnh cận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của các cộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S. Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiều ngôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cần thiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc và ngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy” (V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nước từng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêm vào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộ máy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình thái TXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trong nhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá.
Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) có nội dung khái niệm thuộc lĩnh vực xã hội ngôn ngữ học. Cách diễn đạt này được xem là tương đương với Kế hoạch hoá ngôn ngữ (Language Plan/Planning). Ứng xử ngôn ngữ là sản phẩm của những quyết định có ý thức về sự lựa chọn mã (code) trong hoạt động giao tiếp (John Gibbons, 1992 ). Ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội được thể hiện trong chính sách ngôn ngữ của nhà nước hoặc một tổ chức xã hội. Chẳng hạn chính sách ngôn ngữ hiện nay của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chính sách ngôn ngữ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943. Ứng xử ngôn ngữ cũng có thể là sự lựa chọn của một người về ngôn ngữ mà mình dùng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Sự ứng xử ngôn ngữ của mỗi người được quy định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủ quan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết định. Ứng xử ngôn ngữ là một thành phần về ứng xử văn hoá. Do đó, truyền thống văn hoá, truyền thống ứng xử ngôn ngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thành viên trong cộng đồng.
Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi là từ Hán - Việt. Trong bài này yếu tố gốc Hán được hiểu là tất cả những đặc điểm hoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán tiếng Hán có thể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác. Chẳng hạn các đặc điểm về ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa. Tuy trong bài viết này các thành tố từ vựng ngữ nghĩa là ngữ liệu được đề cập đến nhiều hơn, nhưng các phương diện khác của tiếng Hán cũng sẽ được nhắc đến khi cần.
1.3. Trong nhiều trường hợp bài viết sử dụng các dẫn liệu ngôn ngữ rút từ những công trình đã công bố và được thừa nhận rộng rãi của các tác giả khác cùng với những ngữ liệu mà người viết bài này dùng trong các lập luận của mình. Đề cập đến một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - ngôn ngữ học, khi cần thiết chúng tôi cũng đụng chạm đến những dẫn liệu thuộc các lĩnh vực ngoài ngôn ngữ để làm rõ thêm cho những lập luận liên quan với hiện tượng nội tại ngôn ngữ.
2. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán
2.1. Các giai đoạn tiếp xúc và đặc điểm
Trong khoa học nói đến thời kì hoặc giai đoạn tức là bàn về sự phân kì có tính lịch đại (diachronic division of events into periods) về diễn tiến hay quá trình phát triển của một hiện tượng, một sự kiện nào đó. Mỗi sự phân kì nhằm vào một/vài mục đích nhất định và có tiêu chí định hướng cho sự phân kì. Sự phân kì hiện tượng TXNN dựa vào các hình thái tiếp xúc, điều kiện xã hội - lịch sử và hệ quả mà sự TXNN dẫn tới về mặt cấu trúc cũng như về chức năng xã hội của ngôn ngữ.
2.2. Theo các định hướng trên đây ta có thể hình dung sự phân chia quá trình tiếp xúc Việt–Hán thành sáu giai đoạn (hoặc thời kì):
Giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang chuyển sang Âu Lạc. 
Giai đoạn Triệu Đà sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Nam Việt. 
Giai đoạn Nam Việt bị Đế quốc Hán khuất phục và lãnh thổ cũng như cư dân Âu – Lạc (từ đây gọi một cách quy ước là Việt Nam)(2) trong cương vực Nam Việt cũng bị đế quốc Hán thôn tính. Trong chính sử Việt Nam giai đoạn này được gọi là Thời kì Bắc thuộc. 
Giai đoạn nền độc lập (trong lịch sử có khi gọi là nền tự chủ) Việt Nam được khôi phục và xây dựng nhà nước Việt Nam theo chế độ vương quyền. 
Giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa Pháp trên đất Việt Nam. 
Giai đoạn Việt Nam giành quyền độc lập từ tay thực dân Pháp cho đến nay. 
2.2.1. Có thể xem giai đoạn hình thành nhà nước Văn Lang (VL) và từ VL chuyển sang nhà nước Âu - Lạc (ÂL) là khởi điểm quá trình TXNN trên miền đất Việt thời kì mở cõi, dựng nước này. Đây là thời kì của các huyền thoại và giả thiết, giống như ở bất kì dân tộc và đất nước nào trên thế giới. Vì vậy nơi đây tồn tại nhiều truyền thuyết, huyền thoại và trên cơ sở đó mà các nhà nghiên cứu đã có những giả thiết khác nhau về dân tộc Việt Nam hiện nay và về quá trình hình thành vùng khai nguyên của Việt Nam hiện đại. Tiếp cận từ lí thuyết TXNN ta có thể hình dung trước hết đó là quá trình tiếp xúc giữa các ngôn ngữ bản địa mà kết quả là sự hình thành của tiếng Việt thời cổ(3). Tiếp theo đó là sự tiếp xúc với các thứ tiếng đến từ ngoài vùng đất khai nguyên.
Về mặt này giả thiết mà K.W.Taylor đưa ra, theo tôi, là đáng chú ý hơn cả. Trong sách Sự ra đời của Việt Nam, ngay trang đầu chương I, tác giả đã dựa vào truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân trong Lĩnh Nam Chích Quái (LNCQ) và Đại Việt sử kí toàn thư (TT), để giải thích cuộc hôn phối giữa hai nhân vật huyền thoại này. K.W. Taylor hình dung rằng Lạc Long Quân là một người dòng dõi đế vương vốn ở phương bắc, Trung Hoa (A Monarch from the North, China...) từ biển xâm nhập vào lục địa và khi nhận thấy nơi đây không có vua bèn xưng vương để cai quản. Nhưng cư dân địa phương không chấp nhận và nhân vật ngoại bang này buộc phải ra đi(4). Qua mối liên kết tượng trưng đó ta có thể hiểu: đây là sự tiếp xúc Việt–Hán đầu tiên trong lịch sử. Có điều là giai đoạn tiếp xúc này ắt là không lâu bền và chưa tạo nên tác dụng gì sâu sắc về mặt ngôn ngữ, nếu có.
Cách hình dung như K.W.Taylor, theo tôi, rõ ràng là có sức hấp dẫn, và cách hiểu dựa vào sự hình dung ấy là hợp lô gích. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều thuộc phạm trù huyền thoại và giả thuyết, gắn với giai đoạn dã sử, phải chờ đợi những cứ liệu hiện thực chứng minh. Dẫn sao giả thuyết này cũng gợi cho ta một hướng suy nghĩ lí thú.
2.2.2. Trong lịch sử Việt Nam giai đoạn Triệu Đà chinh phục và sáp nhập Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt rồi chia đất đai Âu Lạc ra làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân được xác định là từ 179 đến 111 TCN. Vốn là con nhà tướng gốc Hán, cuối đời nhà Tần, Triệu Đà lên thay Nhâm Ngao cầm quyền, rồi khi nhà Tần bị diệt, tự xưng làm Nam Việt Vương. Việc Triệu Đà có thể tập hợp để làm chỗ dựa cho quyền lực của mình những người Hán từ phía bắc di cư vào cương thổ này (K.W.Taylor, tr.23-24; Phan Huy Lê, 1983, tr.234) chứng tỏ số lượng cư dân gốc Hán ở đây đã có một số lượng đáng kể. Và với tư cách những thành phần cư dân trong cùng phạm vi quốc gia Nam Việt, dĩ nhiên người dân Âu Lạc có quan hệ giao tiếp với toàn bộ cư dân của quốc gia này, trong đó gồm cả bộ phận người Hán. Sự giao tiếp này hẳn là có giới hạn. Lịch sử Việt Nam ghi nhận. Sứ giả nhà Triệu tiến hành lập sổ cư dân Giao Chỉ, Cửu Chân... "Giúp việc sứ giả, có thể có một số quan chức, cả Hán lẫn Việt” (sđd tr.234). Từ sự kiện đó có thể suy ra, đây là lần đầu tiên sử sách ghi lại có sự TXNN Việt–Hán. Đặc điểm của sự TXNN Việt–Hán trong giai đoạn này là nó được gộp trong bối cảnh tiếp xúc chung với các ngôn ngữ trong “quốc gia li khai” Nam Việt, ở đó bao gồm các ngôn ngữ của các dân tộc thuộc Bách Việt. Tiếng Hán lúc này một mặt là ngôn ngữ của giới cầm quyền và mặt khác là tiếng nói của một nhóm dân di cư từ phương bắc tới. Sự cai trị của nhà Triệu chưa kịp đụng chạm nhiều đến cơ cấu xã hội Âu Lạc trước đó. Do vậy ảnh hưởng ngôn ngữ qua sự tiếp xúc có tính đa hướng hơn là song phương Việt–Hán và chưa sâu sắc mấy.
2.2.3. Giai đoạn từ khi Nam Việt bị đế quốc Hán khuất phục trở đi trong sự phân kì của các tác giả khác nhau có cách gọi không giống nhau đối với phần lãnh thổ và cư dân trước đây thuộc Âu - Lạc. Với mục đích nghiên cứu của mình, tôi tán thành cũng như dùng theo cách phân kì của John DeFrancis và gọi chung là giai đoạn Bắc thuộc.
Đặc điểm của giai đoạn TXNN Việt–Hán này về mặt văn tự và tiếng nói đã được John DeFrancis và Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ (Mặc dù Nguyễn Tài Cẩn chỉ giới hạn “vào khoảng các thế kỉ 8,9”, TLTK đã dẫn, tr.8. H Maspéro chỉ ghi chung là trước thế kỉ 10). Một đặc điểm khác về chính trị – xã hội nên được lưu ý là giai đoạn này không phải diễn ra xuyên suốt, mà bị cách quãng bởi hai cuộc khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược giành lại quyền độc lập.
1. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Hai Bà Trưng lên ngôi các năm 40-43 Công nguyên.
2. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân (542-602) Giai đoạn này chính sách Hán hoá của phương bắc ngày càng được đẩy mạnh và được các quan thái thú thực hiện chính sách đó triệt để tại miền đất họ chiếm đóng. Số lượng người Hán ở đây không chỉ có các quan chức trong bộ máy cai trị, đội quân chiếm đóng, mà cả gia đình con em của họ. Ngoài ra còn có lớp người Hán theo chính sách di dân cũng lần lượt kéo đến định cư nơi đây. Họ bao gồm những người lao động thường, người có tay nghề thuộc các nghề nghiệp khác nhau. Dù hình thái cư trú trên miền đất cùng chung sống này là thế nào (biệt lập của người Hán, kề cận với các đơn vị hành chánh cư dân Việt, hay có mức độ sống xen kẽ nhất định) thì cũng đều p ... hân vật văn hoá bản địa có cách ứng xử để vô hiệu hoá sự đe doạ từ phương bắc bằng cách dung hợp cội nguồn chính thống của nền văn minh ấy cũng phù hợp với mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc (K.W.Taylor, 1977, tr.1).
3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt
3.1. Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trị đích thực của các yếu tố gốc Hán, nói chung là tiếng Hán, chứ không phải do sự áp đặt, ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng.
3.2. Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định, có thể nói, một cách khách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sự ra đời của Việt Nam, K.W. Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý: Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng (ở lại sau khi mãn hạn lính), những người lao động bình thường, những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hội thấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinh sống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợp giá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thể hiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hán di cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩa địa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai.
Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viên thuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoá Hán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán, nhưng họ phát triển tất cả theo quan điểm riêng, dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống. Tiếng Việt tiếp tục tồn tại, và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ, con cháu người Hán di cư nói tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong giao tiếp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, có thể nói, hầu như tách biệt hoàn toàn với văn minh Hán, và xã hội Hán–Việt tồn tại như một chi thể của thế giới văn hoá tự trị. Người Hán di cư trải qua quá trình “Việt Nam hoá” một cách có hiệu quả hơn (more effectively) là người Việt Nam bị Hán hoá (John DeFrancis, p.53).
Về phần mình, ngoài sự giao tiếp và quy hợp ở các tầng lớp dưới của xã hội, một số nhân vật ở tầng lớp trên do yêu cầu của hoàn cảnh hoặc chức trách, cũng có thể do chủ động, tiếp xúc ngày càng sâu bền hơn với ngôn ngữ, văn tự và nói chung là văn hoá Hán. Đó là khi các Thái thú Hán, bắt đầu từ Sĩ Nhiếp, cho mở trường dạy học. Đầu tiên người học ở các trường này chủ yếu là con em quan chức Hán, kế đó trường cũng dần dần thu nhận thêm viên chức Việt; và cuối cùng con em các gia đình Việt khá giả cũng được đến học. Từ cơ hội ấy mà dần dần hình thành tầng lớp trí thức Việt xuất thân từ Hán học, trong số này đã có những nhân tài xuất hiện. Và “Như thế nhân tài nước Việt cũng được tuyển dụng như người Hán, mở đầu là Lí Cầm, Lí Tiến” (Dẫn theo bản dịch tiếng Việt: Đại Việt sử kí toàn thư, Hà Nội, 1983, tr.182)(5).
3.3. Sau thời Bắc thuộc, sang giai đoạn tự chủ xây dựng chế độ vương quyền của mình, các triều đại phong kiến Việt Nam dùng tiếng Hán–Việt, chữ Hán như ngôn ngữ và văn tự văn hoá đương nhiên của Việt Nam. Dấu chỉ của thực tế đó là những văn kiện chính thức hoặc huyền thoại, cắm mốc cho các sự kiện lịch sử, đều bằng tiếng Hán–Việt và ghi lại bằng chữ Hán: Chiếu dời đô của Lí Thái Tổ, bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang vọng trên bờ sông Như Nguyệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, và Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh tập dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi thời Lê. Trong lĩnh vực phục hưng nền văn hoá dân tộc tiếng Hán–Việt và chữ Hán là công cụ để ông cha ta thời Lí – Trần xây dựng cả một gia tài văn học chữ Hán đồ sộ. Nền giáo dục cổ điển Việt Nam bắt đầu từ triều Lí (1076) cũng được xây dựng theo mô hình Nho học, ngôn ngữ dùng trong giáo dục cũng là tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các học quan, thày dạy đều xuất thân từ Hán học. Nền giáo dục này góp phần chủ yếu đào tạo nên các thế hệ trí thức hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống một quốc gia độc lập thời phong kiến Việt Nam tồn tại mãi đến triều Nguyễn.
Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ phong kiến Việt Nam – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp v.v. – ta có thể thấy số từ ngữ Hán–Việt chiếm phần lớn. Đó cũng là tình hình trong lĩnh vực khoa học quân sự, lĩnh vực kinh tế và nhiều ngành khoa học xã hội khác. Nói tóm lại trong giai đoạn này tiếng Hán và chữ Hán là ngôn ngữ và văn tự của nền hành chánh và của giới trí thức Việt Nam giống như tiếng Hi lạp và La tinh đối với xã hội Châu Âu thời kì tiền hiện đại. Trong quá trình đó người Việt Nam vừa sử dụng vừa chọn lọc từ vốn từ ngữ vay mượn ấy để làm phong phú cho ngôn ngữ và văn hoá của mình.
3.4. Một trong những biểu hiện thành công của quá trình tiếp biến văn hoá và TXNN Việt–Hán là sự xây dựng chữ Nôm Việt Nam (khoảng thế kỉ 13). Từ thành công đó một nền văn học Hán–Nôm ra đời tiếp tục giai đoạn văn học cổ điển sáng tác chỉ bằng tiếng Hán–Việt và chữ Hán. Các nhà văn hoá Việt Nam xuất thân từ Hán học là tác gia lớn, vừa có tác phẩm bằng tiếng Hán–Việt, chữ Hán, vừa sáng tạo những kiệt tác bằng tiếng Việt và chữ Nôm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu... Họ cùng với đông đảo tác giả khuyết danh của các truyện thơ Nôm làm phong phú cho kho tàng văn chương chữ Nôm, góp phần chung vào dòng văn học Hán–Nôm xuất hiện từ thế kỉ 15 trở đi. Hiện tượng văn hoá ấy là một bước phát triển mới của thái độ ứng xử ngôn ngữ đúng đắn ở người Việt Nam.
3.5. Có chữ Nôm, rồi chữ Quốc ngữ được chế tác và được điển chế hoá dần bằng các từ điển, sách ngữ pháp(6), số người biết chữ Quốc ngữ ngày càng tăng, đầu tiên là trong giáo dân, trong nhà thờ công giáo. Tiếp đến là các viên chức trong bộ máy của chính quyền thuộc địa. Từ đầu thế kỉ 20 chính quyền thuộc địa có quyết định bãi bỏ nền giáo dục cựu học. Hệ thống giáo dục tân học, tức theo mô hình hiện đại Tây phương được thiết lập từng bước trên toàn cõi Việt Nam. Giới trí thức tân học Việt Nam lần lượt tăng lên về số lượng và chất lượng và dần dần chiếm ưu thế trong xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà đã có lời than:
Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co...
Nhưng nhìn vào tầng sâu của văn hoá xã hội Việt Nam thì không phải như vậy. Những trí thức cựu học như Nguyễn Lộ Trạch, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... vẫn là những đại thụ về mặt tinh thần trong xã hội. Chữ Hán, tiếng Hán vẫn tiếp tục được các vị ấy sử dụng để trước tác nhằm giáo dục tinh thần yêu nước của đồng bào (Hải ngoại huyết thư), bàn thảo về những điều làm cho dân giàu, nước mạnh (Thiên hạ đại thế luận), bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
Trong quá trình tiếp nhận nền giáo dục theo kiểu mới để xây dựng nền khoa học kĩ thuật cho mình các trí thức tân học, cũng không phải vì thế mà bỏ quên vốn quý có nguồn gốc Hán. Tiêu biểu cho thái độ ứng xử ngôn ngữ này là cố GS. Hoàng Xuân Hãn với đề nghị của ông nên “lấy gốc chữ Nho” làm một trong ba “phương sách đặt danh từ khoa học”. Phương sách ấy hiện nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành một trong những quy tắc xây dựng thuật ngữ khoa học kĩ thuật đang phát triển rất nhanh chóng ở nước ta và khoa học kĩ thuật Việt Nam ngày càng tiếp cận nhiều với khoa học kĩ thuật qua các ngôn ngữ Ấn - Âu.
3.6. Về thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán, nhân vật văn hoá tiêu biểu nhất là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Trên cơ sở của truyền thống văn hoá Hán học của gia đình, Người bước vào lịch sử hấp thụ thêm nguồn học vấn phương Tây, tích luỹ sự hiểu biết từ tinh hoa của nhiều dân tộc, nhiều đất nước trên bước đường hoạt động cách mạng. Dầu vậy, trong quá trình tiếp thu những bài học cách mạng từ Người, những lời giáo huấn của Người, và nhất là đọc các tác phẩm trong di sản của Người, chúng ta luôn luôn cảm nhận được qua vốn văn hoá đa dạng đó, tinh hoa văn hoá, tinh hoa ngôn ngữ Hán được Người tinh lọc, tiếp biến thành các giá trị Việt Nam. Trong tù Người viết Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Người dùng danh ngôn, tục ngữ Hán khi trao đổi ý kiến với các bậc đại nho Việt Nam. Trong kháng chiến Người cũng đã có những bài thơ tuyệt tác viết bằng chữ Hán. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các yếu tố gốc Hán là lĩnh vực có ý nghĩa khoa học lớn, vượt ngoài khuôn khổ bài viết nhỏ này và phải là một đề tài nghiên cứu riêng.
_____________
(5) Lí Cầm là người Giao Châu, đậu tiến sĩ, làm quan đến Tư lệ hiệu uý. Lí Tiến đậu tiến sĩ, là người Giao Chỉ đầu tiên giữ chức thứ sử năm 187 CN, dưới triều Hán.
(6) Cuốn Từ điển Việt–Bồ–La, có phần giới thiệu về cơ cấu tiếng Việt ở đầu sách do A.de Rhode biên soạn và ấn hành năm 1651 là công trình đầu tiên. Từ đó dần dần loại sách này ngày càng xuất hiện nhiều hơn để cung ứng cho nhu cầu học chữ Quốc ngữ, học tiếng Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
O.S. Akhmanova (1969). Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô viết Moskva. 
Paul Benedict (1996). Interphyla Flow in Southeast Asia, In Proceeding of the Forth. International Symposium on Languages and Linguistics. 8 - 10, 1996. Vol. V, pp.1579-1590. 
Bùi Khánh Thế (2000). Tiếp xúc ngôn ngữ Việt - Hán và hệ quả tích cực của quá trình đó đối với sự phát triển tiếng Việt. Kỉ yếu Hội thảo Việt–Trung. 
John DeFrancis (1977). Colonialism and Language Policy in Vietnam. Monton Publishers - The Hague, Paris. New York. 
John Gibbons (1992). Sociology of Language. In International Encyclopedia of Linguistics, Vol.4, pp.22-24, William Bright (Editor in Chief). 
Hứa Tuyên (1994). Sơ lược về việc sử dụng chữ Hán ở Việt Nam và Đông Á. 
V.N.Jarceva (chủ biên, 1990). Từ điển bách khoa về ngôn ngữ học (bằng tiếng Nga). Nxb Từ điển Bách khoa Xô Viết Moskva. 
Nguyễn Đình Đầu (1997). Công lao của G.S Hoàng Xuân Hãn trong quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nền quốc học nước ta bằng chữ quốc ngữ và tiếng Việt. Trong Kỉ yếu Hội nghị khoa học: Chữ quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt, tháng 3/1997, tr.174-184. 
Nguyễn Tài Cẩn (1998). Thử phân kì lịch sử 12 thế kỉ của tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 6/1998, tr.7-12. 
Tập san khoa học, A.Annals of HCM University, số 1/1994. 
Keith Weller Taylor (1983). The Birth of Vietnam. University of California Press, Berkeley, Los Angeles - Oxford. 
Danny J.Whitfield (1976). Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. The Scarecrow Press, Inc. Metuchen, N.J. 

Tài liệu đính kèm:

  • docung_xu_ngon_ngu_cua_nguoi_viet_doi_voi_cac_yeu_to_goc_han_ph.doc