Văn 7 - Trắc nghiệm (tiếp phần ôn giữa học kì II)

Văn 7 - Trắc nghiệm (tiếp phần ôn giữa học kì II)

BÀI 25: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN. DÙNG CỤM C – V ĐỂ MỞ RỘNG CÂU. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

1. Mỗi thể loại (tự sự, trữ tình, nghị luận) đều có những yếu tố đặc trưng của riêng mình mà không có ở bất kì thể loại nào khác. Điều đó đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

2. Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: truyện, kí, thơ kể chuyện.

a. Tứ thơ

b. Vần, nhịp

c. Nhân vật

d. Luận điểm

3. Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

a. Luận điểm

b. Luận cứ

c. Các kiểu lập luận

d Cốt truyện

4. Văn biểu cảm đòi hỏi lời văn phải như thế nào?

a. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh

b. Lời văn hùng hồn, đanh thép

c. Lời văn khúc chiếc, rõ ràng

d. Lời văn đa nghĩa

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn 7 - Trắc nghiệm (tiếp phần ôn giữa học kì II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM
(TIẾP PHẦN ÔN GIỮA HKII)
BÀI 25: ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN. DÙNG CỤM C – V ĐỂ MỞ RỘNG CÂU. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
1. Mỗi thể loại (tự sự, trữ tình, nghị luận) đều có những yếu tố đặc trưng của riêng mình mà không có ở bất kì thể loại nào khác. Điều đó đúng hay sai?
a. Đúng 
b. Sai
2. Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: truyện, kí, thơ kể chuyện.
a. Tứ thơ
b. Vần, nhịp
c. Nhân vật
d. Luận điểm
3. Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
a. Luận điểm
b. Luận cứ
c. Các kiểu lập luận
d Cốt truyện
4. Văn biểu cảm đòi hỏi lời văn phải như thế nào?
a. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh
b. Lời văn hùng hồn, đanh thép
c. Lời văn khúc chiếc, rõ ràng
d. Lời văn đa nghĩa
5. Tục ngữ được xếp vào loại văn bản nào?
a. Một loại văn bản tự sự
b. Một loại văn bản biểu cảm
c. Một loại văn bản trữ tình
d Một loại văn bản nghị luận văn bản đặc biệt ngắn gọn
6. Có người quan niệm: giải thích chỉ là việc vận dụng lí lẽ, chứng minh chỉ là việc vận dụng dẫn chứng, điều đó đúng hay sai?
a. Đúng 
b. Sai
7. Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn nghị luận?
a. Chứng minh
b. Phân tích
c. Kể chuyện
d. Giải thích
8. Những lĩnh vực nào cần thao tác giải thích?
a. Chỉ trong văn nghị luận
b. Trong tất cả các lĩnh vực 
c. Chỉ trong nghiên cứu khoa học
d Chỉ trong đời sống hằng ngày
9. Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì?
a. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó
b. Là việc nêu vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người 
c. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó
d. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đại lí, phẩm chất quan hệ 
10. Phép lập luận giải thích có thể kết hợp với các phép lập luận khác như: chứng minh, bình luận, phân tích không?
A. Không. B. Có
11. Muốn viết được bài văn theo phép lập luận giải thích, cần phải nắm vững mục đích giải thích, vấn đề được giải thích, người cần được giải thích và cách giải thích. Đúng hay sai?
a. Đúng 
b. Sai
12. Khi bạn em không chăm chỉ học tập, em giải thích cho bạn rằng: “Khi nhỏ không chịu học hành thì lớn lên không làm được việc gì to lớn cả” thì mục đích giải thích của em là gì?
a. Để bạn hiểu được em là người bạn tốt nhất của bạn ấy.
b. Để bạn hiểu được đã sai
c. Để bạn phải cảm thấy ngại ngùng trước mọi người
d Cả a, b, c đều sai
13. Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết theo phép lập luận giải thích?
a. Chỉ một cách duy nhất
b. Hai cách
c. Cách giải thích rất đa dạng.
d. Cả a, b, c đều sai
14. Theo em, nhận định sau đúng hay sai: Trong phép lập luận giải thích, có hai yếu tố đó là:
(1) Điều cần được giải thích: vấn đề, hiện tượng, câu chữ, nhận định, ý kiến
(2) cách giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật, nội dung hay mục đích, ý nghĩa của cái cần được giải thích.
a. Đúng 
b. Sai
15. Vai trò dẫn chứng trong phép lập luận giải thích và phép lập luận chứng minh giống hay khác nhau?
a. Khác nhau.
b. Giống nhau
16. Câu hỏi nào sau đây không nêu ra khi muốn giải thích rõ một điều gì đó trong phép lập luận giải thích?
a. Là gì
b. Như thế nào
c. Tại sao
d. Có được yêu thích không?
17. Tìm từ thích hợp nhất điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cụm chủ vị là cơ sở xây dựng một câu đơn có cấu tạo ..thành phần chủ ngữ và vị ngữ.
a. một
b. hai
c. ba
d nhiều
18. Theo em, khái niệm cụm chủ vị có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?
a. Không 
b. Có
19. Cụm chủ vị được gạch dưới trong câu sau: “ Đất nước ta đang chuyển biến nên còn nhiều khó khăn” làm thành phần gì trong câu?
a. vị ngữ
b. chủ ngữ
c. bổ ngữ
d định ngữ
20. Đoạn văn sau được triển khai theo phép lập luận nào?
Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phí tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn phép của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi: Hoài bão lớn nhất của con người là tiếm mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác. (Lâm ngữ Đường - Tinh hoa xử thế)
a. Chứng minh
b. Biểu cảm
c. Giải thích
d. Kể chuyện
BÀI 26: SỐNG CHẾT MẶC BAY. CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
1. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?
a. Bút kí b. Tùy bút
c. Tiểu thuyết d. Truyện ngắn
2. Nhận xét nào sau đây đúng với tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn?
a. ‘Sống chết mặc bay’ là truyện ngắn đầu tiên của VN.
b. ‘Sống chết mặc bay’ về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của tr ngắn trung đại VN.
c. ‘Sống chết mặc bay’ tuy về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của tr ngắn trung đại VN nhưng trong đó vẫn còn dấu ấn của nghệ thuật văn học trung đại.
d. ‘Sống chết mặc bay’ là tr ngắn trung đại xuất sắc của VN.
3. Theo em, một truyện ngắn VN được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì ?
a. Có cốt truyện phức tạp.
b. Viết về người thật, việc thật.
c. Tác giả là người hiện đại
d. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.
4. Trọng tâm miêu tả của tác giả trong truyện ‘Sống chết mặc bay’ nằm ở đoạn nào?
a. Đoạn 1. b. Đoạn 2.
c. Đoạn 3. d. Đoạn 2 và 3.
5. Trong “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật nào ?
a. Liệt kê và tăng cấp
b. Tương phản và phóng đại
c. Tương phản và tăng cấp
d. So sánh và đối lập
6. Miêu tả cảnh tượng nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ, tác giả nhằm dụng ý gì ?
a.Nói lên thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân quê.
b. Nói lên sự thắng thế của con người trước thiên nhiên
c. Nói lên sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê
d. Nói lên sự yếu kém của thế nước trước thế đê
7. Trọng tâm miêu tả của sự tương phản trong truyện ngắn ‘Sống chết mặc bay’ là ai ?
a. nhân dân b. quan phủ
c. chánh tổng d. người dân quê
8. Mục đích sử dụng phép tương phản của Phạm Duy Tốn trong truyện ngắn này là gì ?
a. Làm nổi bật tư tuởng chính của tác phẩm: sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại.
b. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ
c. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành
d. Chỉ làm nổi bật sự đối lập giữa một bên là sức người với một bên là sức trời, sức nước .
9. Phép tăng cấp trong truyện ngắn được Phạm Duy Tốn dùng để miêu tả những chi tiết nào ?
a. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê
b. Miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm
c. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội
d. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản.
10. Trong việc xây dựng hình ảnh quan phủ, tác dụng lớn nhất của phép tăng cấp là gì ? 
a. Làm rõ sự xa hoa trong cách sinh hoạt của quan phủ.
b. Làm rõ thêm niềm vui được bài tổ tôm của quan phủ
c. Làm rõ thêm tâm lí, tính cách của quan phủ nói chung.
d. Làm rõ thêm sự oai vệ của quan phủ.
11. Giá trị hiện thực của tác phẩm sống chết mặc bay là gì ?
a. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nỗi khổ của người dân.
b. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.
c. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang bị đe dọa của nhân dân.
d. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.
12. Giá trị nhân đạo của tác phẩm sống chết mặc bay là gì ?
a. Thể hiện sự căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
b. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân
c. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội
d. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại
13. Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, của Phạm Duy Tốn ?
a. Ngôn ngữ nhân vật
b. Ngôn ngữ người dẫn truyện
c. Ngôn ngữ đối thoại
d. Ngôn ngữ thơ trữ tình
14. Theo em, bốn chữ “Sống chết mặc bay” trong nhan đề của tr ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì ?
a. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê
b. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước đến nay trước cuộc sống của người dân quê.
c. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại
d. Là một vế của câu thành ngữ: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
15. Để làm được bài văn nghị luận chứng minh giải thích, cần nắm vững nhất điều gì 
a. Cách vận dụng các dẫn chứng
b. Cách giải thích
c. Điều cần giải thích
d. Cách xếp đặt các luận điểm
16. Với một bài văn giải thích, chỉ có một cách giải thích vấn đề. Điều đó đúng hay sai ?
a.Đúng b. Sai
17. Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục người đọc ?
a. Cần xác định rõ điều cần giải thích.
b. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích
c. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu hơn
d. Kết hợp cả ba cách trên
18. Khi giải thích, em có cần phải đạt mình vào vị trí của người cần được giải thích không ?
a. Không b. Có
19. Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì ?
a. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hường giải thích
b. Sử dụng các cách lập luận khác nhau
c. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người .
d. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích
20. Theo em, thông thường việc giải thích trong bài văn viết theo phép lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào ?
a. Đi từ ý nghĩa của điều cần giải thích đến nội dung va ... ø một tấm chiếu trải giữa sân đình, không có phông màn
c. Vì khán giả ngồi quanh tấm chiếu làm sân khấu; người diễn và khán gỉa gắn bó rất mật thiết. Người xem chèo có thể tham gia đối đáp với người diễn bằng tiếng “đế” , cũng có khi tham gia hát cùng người diễn.
D câu b và c đều đúng.
Thành ngữ: “Oan Thị Kính” dùng để nói gì trong cuộc sống ?
a. Dùng để nói về Phật Bà Quan Aâm.
b. Dùng để nói về Quan Aâm Thị Kính
c. Dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực và không thể nào giải bày được .
d Tất cả đều sai
Trong tất cả các câu dưới đậy, câu nào là câu đặc biệt ?
a. Thị Kính cầm dao khâu xén chiếc râu
b. Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi xóm! Hỡi làng!
c. Thiện Sĩ chợt giật mình choàng dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên
d Ta dùi mài đợi hội long vân
Dấu chấm lửng trong câu; “Aên nói thì lèm bèm  “ được dùng để làm gì ?
a. Tỏ ý còn nhiều sự vật chưa liệt kê hết
b. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
c. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D Tất cả đều đúng
THAM KHẢO MỘT ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP HKII 
ĐỀ : PHẦN 1: (Tự luận : 6 điểm)
  Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.
 Em hiểu ý câu trên như thế nào ? Phân tích một số dẫn chứng chọn lọc để chứng minh ý kiến của Hoài Thanh là chí lí và sâu sắc.
PHẦN 2: (Trắc nghiệm : 4 điểm)
Cho đoạn văn sau : (lược trích)
 Bấy giờ ai nấy ở trong đình , đều nôn nao, sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê chạy vào
Bẩm  quan lớn  đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng: 
Đê vỡ mất rồi !  Đê vỡ mất rồi, thời ông cách cổ chúng mày  có biết không?  Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ bẩm 
Đoạn văn trên của tác giả nào, trích trong tác phẩm nào?
-> 
Đoạn văn trên góp phần đắc lực làm rõ :
a. Tố cáo tên quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân.
b. Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách vô trách nhiệm.
c. Sự sợ hãi , hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ.
d. Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
3. Câu nào là câu đặc biệt, câu rút gọn? (giải thích vì sao?)
a. Đê vỡ mất rồi !
b. Dạ, bẩm 
c. Có biết không?
d. Lính đâu?
-> .
4. Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản nào?
a. Nghị luận chứng minh
b. Nghị luận giải thích
c. Miêu tả
d. Tự sự
5. Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí nào trong câu sau: 
 “Đê vỡ mất rồi ! “
a. Ở đây,
b. Ngoài kia,
c. Chỗ bờ sông phía Nam đình.
d. Ôâi trời ơi !
6. Các dấu ngang trong đoạn văn trên dùng để:
a. Nối các lời nói của nhân vật
b. Phân cách lời nhân vật nầy với nhân vật khác
c. Thay thế cho dấu ngoặc kép khi muốn đóng khung nguyên văn lời nói, câu viết, ý kiến của ai đó.
d. Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
HƯỚNG DẪN
PHẦN 1: (Tự luận : 6 điểm)
CÁC Ý CHÍNH CẦN CÓ: (Nghị luận giải thích)
1. MB: + Giới thiệu ngắn gọn bài văn và câu trích. + Tác dụng, ý nghĩa sâu sắc của văn chương đối với người đọc.
2. TB: + Giải thích ý của câu văn trích: - Ý nghĩa và tác dụng thẩm mĩ của văn chương đối với người đọc. 
Nhờ văn chương, nhận thức vẽ đẹp thiên nhiên của con người mới trở nên đúng đắn và tinh tế hơn.
+ Nêu và phân tích một số dẫn chứng để chứng minh ý kiến đúng đắn của Hoài thanh.
 Từ khi các thi sĩ, nhà văn lấy thiên nhiên núi sông hoa cỏ chim muông làm đề tài ngâm vịnh, thì thiên nhiên mới trở nên phong phú, sinh động và trở nên xinh đẹp hơn. Đó cũng là vì thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn cũng sống động, linh hoạt, phức tạp với những đăïc điểm riêng không hoàn toàn giống như cuộc đời hiện thực. Nhà văn tìm tòi sáng tạo và thể hiện cái mới bằng hình tượng nghệ thuật ngôn từ chứ không phải là người chụp ảnh cuộc đời. 
Phân tích một vài câu thơ, văn làm dẫn chứng:
+ Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ (ca dao)
 -> Bài ca phát họa cảnh đường vào xứ Huế. Cảnh rất đẹp. Có non và có nước. Non thì xanh, nước thì biếc. Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát , sống động. Non xanh nước biếc lại càng đẹp khi được ví với “ tranh đồ họa ” . Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế vừa khoáng đạt bao la, vừa quây quần. Bài ca dù có nhiều chi tiết gợi cảnh nhưng gợi vẫn là nhiều hơn tả.
 + Dưới sân quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
-> Thi hào Nguyễn Du đã khéo dùng từ có phụ âm đầu “l’ - lửa lựu, lập lòe , gợi cho người đọc hình dung đến cả một khung cảnh thiên nhiên có tiếng chim hót, có ánh nắng chói chang như đổ lửa của mùa hè .
 + Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người còn nhé theo./ Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
-> Ngoài việc gợi cảnh đẹp, người đọc còn cảm nhận được tình cảm bịn rịn của người trong cuộc, thấy được thời gian dịu dàng trôi trên cành liễu trong cảnh chiều tà
 Hoặc chỉ cần phân tích vài câu ca dao đã học chúng ta cũng có thể thấy sức gợi tả của văn thơ nó cũng sống động như cuộc sống ngoài đời, nó cũng đầy trăn trở và đầy tình cảm, cảm thông cho số phận con người :
“ Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến tí ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”
 -> Người lao động ví mình như thân phận con tằm. Con tằm nhả hết tơ vàng thì chết. Người lao động bán sức mình cho người giàu sang trong xã hội cũ. Thân phận con kiến thấp cổ bé họng, kẻ nào cũng có thể đè nén, vùi dập. Thân phận con hạc mình gầy cao mảnh khảnh, lêu đêu lang thang, mõi cánh trốn tai vạ bất kì rình rập, mà cũng chỉ là kiếm ăn qua ngày đoạn tháng. 
 Nhưng có lẽ cảm động, đau đớn, oan ức nhất có lẽ là tiếng kêu ra máu của con chim cuốc (quốc). Con chim đen đuổi, nhỏ bé, lầm lủi, chạy nhanh cun cút, rúc sâu mãi vào giữa bụi tre, bờ ao, để rồi từ đó vọng ra khắc khoải , đều đều đến thê thảm biết bao nhiêu tiếng quốc ,quốc ,quốc, suốt trưa, suốt đêm hè. Phải chăng đó cũng là số phận, cuộc đời của không ít kiếp người lam lũ sau lũy tre xanh với bao nỗi khổ cực, oan kiên.
 Hoặc chỉ cần đọc một đoạn văn tả cảnh màu vàng trù phú của ngày mùa, chúng ta cũng đủ thấy thiên nhiên dưới con mắt quan sát của nhà văn, nhà thơ vẫn luôn luôn là một cái gì sống động, phong phú và xinh đẹp hơn cả hiện thực cuộc sống. Bởi vì văn chương sáng tạo ra sự sống, sáng tạo ra cái đẹp trong sự phản ánh hiện thực cuộc sống:
 -> Làng quê vào ngày mùa rực lên một màu vàng của sự trù phú, ấm no. Màu luá chín vàng xuộm, nắng ngã màu vàng hoe, quả xoan vàng lịm, lá mít vàng sẫm, lá sắn héo vàng tươi, chuối chín vàng đốm, bụi mía vàng xọng, rơm thóc vàng dòn, gà, chó vàng mượt, mái nhà rơm vàng mới 
 (Tô Hoài)
3. KL: Ý nghĩa của văn chương trong việc đọc tác phẩm đối với riêng em;
 -> Văn chương chân chính thường gợi lòng vị tha. Xuất phát từ tình cảm, tác dụng của văn chương cũng hướng chủ yếu vào tình cảm của người đọc. Điều đặc biệt là văn chương tác động đến người đọc một cách tự giác, thâm trầm, tự nhiên theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn. Nó giúp cho người đọc có thể hoà cái cá nhân cặm cụi và riêng lẻ của mình với buồn vui của nhân vật, sống cùng câu chuyện trong liên tưởng và tưởng tượng mà như người bạn thân gần gũi, thân thiết nhất: Tố Hữu trò chuyện với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du trong Bài ca xuân 61: “Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều, / Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu, / Tiếng gươm khuya, tiếng thơ kêu xé lòng,”
 Tác dụng của tình cảm văn chương còn thể hiện ở chỗ: Gợi và luyện cho ta những tình cảm mà ta không có hoặc chưa có, làm cho tình cảm người đọc trở nên phong phú.
 Tác dụng của văn chương là bồi dưỡng cách nhìn, cách nghe, cách cảm nhận thiên nhiên và cuộc đời. 
 Luận điểm trên được chứng nhận bằng cách nối tiếp, cụ thể và giả định. Nhờ đọc văn chương mà con người mới cảm nhận được cái hay cái đẹp của thế giới con người và chính bản thân mình. Thế giới và cuộc đời thật nghèo nàn và buồn chán, thực dụng biết chừng nào nếu không còn nhà văn và văn chương. Thiếu văn chương, con người có thể không đói, không khát nhưng thật vô vị, trống rỗng, chán ngán và đơn điệu
 Tóm lại văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu và đồng hành trong suốt cuộc đời của con người. Các luận chứng như trên của tác giả là đề cao ý nghĩa công dụng của văn chương thật quan trọng và lâu bền trong đời sống. Do đó, ta có thể nói từ khi các thi sĩ, các nhà văn lấy thiên nhiên làm đối tượng sáng tác, thiên nhiên trở nên thanh cao và xinh đẹp hơn lên. Hay ngược lại, con người mà dù ít hay nhiều mà không nhận ra cái đẹp của văn chương thì tâm hồn của người đó đơn điệu, buồn tẻ và cằn cỗi biết bao.
PHẦN 2: (Trắc nghiệm : 4 điểm)
D 2. D. 3
-> Ý 1: 3 câu b, c, d : đều là câu rút gọn. (Câu a là câu bình thường), không có câu nào là câu đặc biệt.
->Ý 2, Giải thích: Vì cả 3 câu, nếu trong đặt trong đoạn văn, trong tình huống giao tiếp, đều có thể khôi phục những thành phần bị lược bỏ, bị rút gọn. VD: - Có biết không ? -> Chúng mày có biết không. – Dạ, bẩm  -> Dạ, con bẩm quan
4. D. 5. B, C. 6. B
 .HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTracnghiemcuoihkII.doc