Văn mẫu 9 - Một số đề văn mẫu

Văn mẫu 9 - Một số đề văn mẫu

BÀI 1: MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI

A. Những lưu ý chung:

- Là nhà thơ gốc Huế, có mặt trong những năm tháng kháng chíên đầy gian khổ của đất nước.

- Bài thơ được viết trong những ngày tháng cuối đời của Thanh Hải, khi ông đang nằm trên giường bệnh.

- Nội dung chủ đạo:

Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước, con người và ước nguyện đáng trân trọng của nhà thơ khi muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho đời.

B. Dàn ý chính.

I. Mở bài:

- Mùa xuân là một đề tài khơi nguồn cảm hứng cho nghệ sỹ bao đời. Trong bản hợp xướng mùa xuân du dương của văn học hiện đại nước nhà, chúng ta không chỉ biết đến một Xuân Diệu cuồng nhiệt và say đắm, một Tố Hữu lãng mạn, lạc quan, một Huy Cận hay Chế Lan Viên thâm trầm , sâu sắc mà còn lắng nghe được một nốt nhạc trầm lắng, nhẹ nhàng mà không kém phần tha thiết, say mê, đó là tiếng thơ xuân của Thanh Hải, người đã nhiệt thành đem trái tim và tâm hồn mình nguyện làm "Một mùa xuân nho nhỏ" dâng tặng cho đất nước và cuộc đời.

II. Thân bài:

1. Trước hết, mùa xuân khơi dậy những cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên và đất nước:

* Thiên nhiên mùa xuân được hiện ra trên trang thơ có đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

ôi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn mẫu 9 - Một số đề văn mẫu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 1: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
A. Những lưu ý chung:
- Là nhà thơ gốc Huế, có mặt trong những năm tháng kháng chíên đầy gian khổ của đất nước.
- Bài thơ được viết trong những ngày tháng cuối đời của Thanh Hải, khi ông đang nằm trên giường bệnh.
- Nội dung chủ đạo:
Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước, con người và ước nguyện đáng trân trọng của nhà thơ khi muốn được làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng hiến cho đời.
B. Dàn ý chính.
I. Mở bài: 
- Mùa xuân là một đề tài khơi nguồn cảm hứng cho nghệ sỹ bao đời. Trong bản hợp xướng mùa xuân du dương của văn học hiện đại nước nhà, chúng ta không chỉ biết đến một Xuân Diệu cuồng nhiệt và say đắm, một Tố Hữu lãng mạn, lạc quan, một Huy Cận hay Chế Lan Viên thâm trầm , sâu sắc mà còn lắng nghe được một nốt nhạc trầm lắng, nhẹ nhàng mà không kém phần tha thiết, say mê, đó là tiếng thơ xuân của Thanh Hải, người đã nhiệt thành đem trái tim và tâm hồn mình nguyện làm "Một mùa xuân nho nhỏ" dâng tặng cho đất nước và cuộc đời.
II. Thân bài:
1. Trước hết, mùa xuân khơi dậy những cảm xúc của nhà thơ về thiên nhiên và đất nước:
* Thiên nhiên mùa xuân được hiện ra trên trang thơ có đầy đủ màu sắc, ánh sáng và âm thanh:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
 Đó là sắc tím biếc của đoá hoa xuân trên dòng sông trong xanh. Nước có trong vắt mới khiến sắc tím của hoa ánh lên biêng biếc như toả sáng. Trên nền cảnh hài hoà và mang nét thanh thoát rất Huế ấy là tiếng chim chiền chiền vang lừng chào đón mùa xuân, đánh thức vạn vật. Câu thơ " Từng giọt long lanh rơi" rất giàu sức gợi. Phải chăng là tiếng chim lảnh lót làm cây lá thức giấc khiến giọt sương đầu cành nhún nhẩy hay giọt mưa xuân hoà nhịp với tiếng chim mà phơi phới bay giữa đất trời? Đó cũng có thể là tiếng chim thánh thót vang ngân như những giọt thanh âm trong vắt có thể xoè bàn tay đón lấy. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài tình đã tạo nên hình ảnh thơ thật đặc sắc, thi vị, bộc lộ tấm lòng mến yêu tha thiết, say mê dối với cảnh vật mùa xuân của nhà thơ xứ Huế.
* Xuân cũng đang đến với cuộc sống của con người: Nhà thơ nhận ra sức sống mùa xuân trên hình dáng của người cầm súng và người lao động trên đồng ruộng. Đó là lộc nõn nhú xanh trên vòng lá nguỵ trang giắt trên lưng người chiến sỹ và sức xuân bừng dậy trên nương mạ xanh non trải dài theo bàn tay khéo léo và cần mẫn của con người. Phát hiện của nhà thơ cùng cách diễn đạt còn đem đến cho người đọc cảm giác hình như chính bàn tay con người cũng đang cùng với mùa xuân gieo trồng sự sống và sắc xuân cho đất nước, quê hương. Đất nước đang vào xuân, thiên nhiên và con người đều say sưa, náo nức. Cảm xúc thơ dâng tràn đã gợi những suy tư về đất nước trong rộng dài lịch sử 4000 năm: dẫu vất vả gian lao vẫn sáng ngời, vững vàng lên phía trước. Âm hưởng các dòng thơ ngân nga, chan chứa niềm tin, tràn ngập niềm vui.
2. Ước nguyện làm một mùa xuân nhỏ dâng hiến cho đất nước, cuộc đời.
* Khi mùa xuân ngập tràn trong cuộc sống, giục giã và hối hả thì tâm hồn người nghệ sỹ yêu đời Thanh Hải cũng náo nức, xôn xao :
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Cái tôi cá nhân đến đây đã chuyển thành cái ta - là ước nguyện cá nhân cũng đồng thời là lời nhắn nhủ cho cộng đồng - được góp mình làm đẹp cho đời, cho đất nước. Nguyện ước thật lớn lao đã được nói ra một cách rất khiêm nhường, nhỏ nhẹ mà thấm thía: một con chim nhỏ trong đàn chim chim lớn hót báo tin xuân, một đoá hoa bình dị trong muôn ngàn hoa lá rực rỡ của mùa xuân, một nốt trầm nhỏ nhẹ trong bản hoà ca chung của cuộc đời. Tức là xin được làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến lặng thầm để cùng biết bao người làm mùa xuân đất nước mãi mãi thắm tươi. 
- Những câu thơ cuối trầm lắng trong chiều sâu của cảm xúc và suy tư: suy tư về cá nhân với cuộc đời rộng lớn. Khổ thơ gói ghém tâm tình của một con người đã tình nguyện đem tâm hồn mình dâng tặng cho đời từ khi tuổi hai mươi với những vần thơ trong trẻo đầu đời đến khi tóc bạc, không hề so đo, suy tính thiệt hơn. 
- Bài thơ khép lại bằng những dòng thơ dìu dặt, trầm bổng và da diết như giai điệu của khúc dân ca xứ Huế. Đó là tiếng lòng, là nhịp trái tim không biết mỏi, hướng đến mùa xuân, hướng đến cuộc đời một cách bền bỉ và trọn vẹn. 
3. Bình luận chung:
Có thể nói, toàn bộ bài thơ toát lên niềm vui, niềm yêu đời chân thành và trong sáng của nhà thơ Thanh Hải dành cho cuộc sống, cho đất nước. Cái hay của bài thơ không chỉ là tứ thơ sâu sắc mà còn ở nhạc điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, ngân nga của thể thơ năm tiếng, nhịp ngắt linh hoạt, khi hồ hởi, hối hả, lúc lại trầm lắng, thiết tha. Tiếng thơ trữ tình này càng trở nên đáng quý khi ta biết đây là những vần thơ cuối cùng, những ước nguyện và nhắn nhủ cuối cùng của ông trước lúc từ biệt cuộc sống. 
III. Kết luận:
Nhà thơ Thanh Hải đã đi xa, chưa được chứng kiến những mùa xuân bất tận của đất nước trong hoà bình và công cuộc đổi mới của đất nước, song những vần thơ của ông cho đến tận bây giờ vẫn luôn là nốt trầm làm xao xuyến trái tim người đọc bao thế hệ, góp phần làm nên bản hoà ca mùa xuân chung của dân tộc...
Làng - Kim Lân
I. Mở bài: Lòng yêu nước vốn là một tình cảm tự nhiên của mỗi con người, được bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi và thân thuộc nhất: một mái nhà tranh, một mảnh vưởn nhỏ, một con sông chảy qua trước nhà hay một mái đình chùa cổ kính... mà ta vẫn thường gọi là tình cảm quê hương. Nhất là những con người sống suốt đời gắn bó với đồng đất quê nhà. Đến với thiên truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân chúng ta sẽ hiểu được phần nào tình yêu quê hương, rộng lớn hơn là tình yêu Tổ quốc rất mộc mạc mà đáng quý của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. 
II. Thân bài: 1. Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của ông bằng một tình yêu rất đặc biệt. Đó là nơi tổ tiên sinh cơ lập nghiệp, nơi ông sinh ra và lớn lên. Biết bao tình cảm gắn bó ông với cảnh vật, với dân làng trên mảnh đất quê hương ấy. Vì thế, khi bị buộc phải cùng gia đình đi tản cư, ông lão đau đớn và buồn bã vô cùng. Nếu không phải vì " nhà neo người quá" và lời an ủi: "tản cư âu cũng là kháng chiến" thì không đời nào ông Hai lại bỏ làng mình mà đi. 
- Mỗi khi có dịp nói về làng Dầu, ông đều nói bằng một giọng "say mê náo nức lạ thường". Ông yêu tất cả những gì ở làng khiến ông tự hào:"nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh", đường trong làng "toàn lát đá xanh", cái sinh phần đẹp của một viên quan to...Trong mắt ông, cái gì của làng Dầu cũng lớn hơn hẳn thiên hạ: từ cái phòng thông tin tuyên truyền "sáng sủa và rộng rãi nhất vùng' đến cái chòi phát thanh trong làng, rồi đến cây lúa ngoài đồng...ngay cả đến người dân làng ông "trí lự cũng khiếp". Ông yêu làng đến mức say mê, hãnh diện, tự hào vì làng mình có cả một bề dày lịch sử, vừa giàu có, vưà độc đáo.
- Từ sau cách mạng tháng Tám, lòng yêu làng của ông Hai có những chuyển biến rõ rệt. Trước kia, ông hãnh diện vì làng ông giàu có, to đẹp, có cái sinh phần của cụ Thượng "vườn hoa cây cảnh, nom như động ấy", thì nay, khi giác ngộ chính trị, ông lão lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi của làng ông: những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào chiến đấu mà theo ông là "công trình không để đâu hết". Ông lão cũng vô cùng sung sướng trước những thay đổi của làng: phòng thông tin, chòi phát thanh...Có thể nói, cuộc đời và só phận ông lão đã thực sự gắn với từng bước thăng trầm của làng. Khi đi tản cư, ông Hai lúc nào cũng da diết nhớ về làng, thậm chí có lúc bần thần như người thiếu không khí, ấy là cái không khí quen thuộc của làng Dầu mà ông đã hít thở trong hàng mấy chục năm của cuộc đời. Và ông háo hức truyền cái tình yêu ấy của mình vào người khác, như thể người ta cũng "quen biết và bận tâm" đến cái làng ấy lắm. Có lúc, ông Hai đang say sưa kể chuyện làng bỗng trầm hẳn đi vì nỗi băn khoăn không thể bộc bạch" Chuyến này bước chân ra đi...không biết có còn về được đến làng đến nước nữa không". 
Như vậy, đối với ông Hai, lòng yêu làng thực chất là lòng yêu nước.Từ sau cách mạng tháng Tám , làng và nước đã hoà làm một trong tình cảm và ý nghĩ của ông. Mọi suy nghĩ của ông về làng mình đều gắn với nước, với cách mạng và kháng chiến. Ông tự hào vì làng ông hăng hái tham gia cách mạng, tích cực chuẩn bị kháng chiến. Bản thân ông cũng đã rất nhiệt tình cùng mọi người đào đường, đắp ụ để cản giặc và tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu....Nhà văn Kim Lân đã xây dựng hình ảnh một lão nông đáng mến trong tâm tưởng của người đọc, qua đó nói lên được tấm lòng trung hậu và sâu nặng đối với quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Nhưng, tình cảm yêu làng của ông Hai đã được đem ra thử thách trong tình huống đặc biệt, rất nhạy cảm lúc bấy giờ. Đó là tin đồn thất thiệt về cái làng chợ Dầu của ông theo giặc. Khi nghe người đàn bà mới tản cư đến nói "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây' ông lão đã " nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân", thậm chí "lặng đi, tưởng đến không thở được". Ông Hai cảm thấy đau đớn và nhục nhã vì cái làng Dầu yêu quý của ông đã theo giặc, đã làm Việt gian.Làng với nước nay trở thành đối địch. Ông lão không thể tin được, phải hỏi lại, rồi vờ đánh trống lảng, đứng tránh chỗ khác, đi thẳng. Đi như chạy trốn. Về đến nhà, ông lão "nằm vật ra giường". Nước mắt tràn ra khi nhìn lũ con và xót xa nghĩ rằng "chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư". Ông lão lục vấn trong tâm tưởng của mình, vẫn không thể tin dược cái sự thật mà theo ông vô cùng hổ thẹn và nhục nhã. Không kìm được sự uất ức, căm giận, ông nắm lấy hai tay và rít lên"Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này?". Nỗi đau đớn, nhục nhã và lo sợ của ông Hai càng lớn khi nghe tin nhân dân các địa phương có người làng chợ Dầu tản cư đến đã tẩy chay làng ông: "Đâu đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi". Mụ chủ nhà đã đuổi khéo nhà ông. Ông Hai lâm vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt đường sinh sống. Ông không thể trở về làng, vì " về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ'. Cũng không thể đi đâu, vì "ở đâu người ta cũng đuổi người chợ Dầu"...Tình cảm yêu làng thật sâu sắc, nhưng lòng yêu nước còn lớn hơn, thiêng liêng hơn "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây hết rồi thì phải thù". Suy nghĩ của ông Hai thật mộc mạc và cảm động. 
 - Từ người rất tự hào, kiêu hãnh về làng, ông Hai cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vì nó. Lúc nào ông cũng sợ, cũng nơm nớp lo người ta bàn tán đến cái việc ê chề tày đình của làng ông. Và ông lão luôn bị giày vò trong mặc cảm là người có tội trong việc cả làng đi theo Tây chống lại kháng chiến, chống lại cụ Hồ. Ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ về nỗi oan ức của mình. Dân làng dù đi theo giặc nhưng bố con ông vẫn một lòng theo kháng ch ... làm kính vỡ đi rồi. Cái ác liệt của chiến tranh qua cách diễn đạt tự nhiên ấy bỗng trở nên chẳng còn đáng sợ. Và trên những chiếc xe không kính, chủ nhân của nó hiện ra:
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Tư thế thật đang hoàng và thoải mái. Xe có thể khác thường song người lính lái xe vẫn thế: ung dung, tự tin trong "căn nhà" của riêng mình, không gợn một chút băn khoăn, khó chịu. Hoàn cảnh " không kính" và rộng ra là hoàn cảnh chiến tranh dường như không hề tác động đến người chiến sỹ lái xe, để vẫn có thể nhìn đất, nhìn trời, thu vào trong tầm mắt mình không gian rộng lớn của Trường Sơn hùng vỹ. Và khi nhìn thẳng, khi con mắt hướng về phía trước thì:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.
Tấm kính chắn gió không còn, không gì có thể ngăn cản thiên nhiên đến với con người, thạm chí câu thơ đem đến cho người đọc cảm giác dường như không có kính lại còn thú vị hơn. Nghệ thuật điệp ngữ diễn tả sự "nhìn thấy" của anh lính mới thật là phong phú: gió vào xoa vuốt, vỗ về cặp mắt phải luôn mở to trên hành trình không mệt mỏi đối đầu với bom đạn kẻ thù; những con đường như gần hơn, không gì cản trở chạy thẳng vào trái tim chàng lính trẻ khi chiếc xe lao nhanh vun vút, cánh chim và sao trời cũng sà xuống, cũng ùa vào làm bầu bạn. Cảm giác về thiên nhiên thật cụ thể và sống động, không thể có ở những người đứng ngoài cuộc chiến tranh khốc liệt kia, hoặc không từng làm bạn với đường, với trăng sao trong những năm chống Mỹ. Những câu thơ khiến hình tượng chiếc xe, chính xác hơn là hình tượng người lính trở nên lớn lao và đẹp đẽ đến kỳ lạ. 
Nhưng, không có kính không phải là không có những khó khăn. Sự thực là sự thực, không thể che giấu và cũng không cần che giấu: 
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
còn nữa:
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Bụi đường đất Trường Sơn và mưa rừng dữ dội, đó là thực tế. Bụi biến chàng trai trẻ thành ông già đầu bạc. Mưa không gì che chắn, khiến buồng lái chẳng khác ngoài trời. Những câu thơ ghi nhận thực tế khắc nghiệt mà các anh phải chịu đựng khi bom đạn kẻ thù đã giật, rung tàn phá tấm kính chắn trên xe. Song:
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
và dẫu mưa tuôn xối xả ướt áo thì:
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
đã khiến người đọc không hề cảm thấy có chút gì trong những câu thơ kia tiếng thở dài hay lời than vãn. Hơi thơ nhẹ lâng như lời nói chuyện, mà là chuyện vui, chuyện thường ngày vẫn thường xảy ra đối với các anh, không hề khiến các anh phải bận tâm, khó chịu. Nhịp thơ mạnh, dứt khoát. Lời thơ gần với lời nói thường đậm chất văn xuôi, mang chất tếu táo, khôi hài rất lính. ấn tượng đem đến cho người đọc vì vậy không là những khó khăn mà là tiếng cười lạc quan vui vẻ trên những gương mặt lấm lem cát bụi đường trường, là hơi thở trẻ trung của những tâm hồn khoẻ khoắn, của những trái tim tràn đầy nhựa sống đang dồn dập đập sau làn áo ướt. Gió sẽ thổi khô áo ướt hay chính sức nóng ấm của trái tim sau ngực áo kia sẽ làm áo khô?. Các cụm từ" Chưa cần rửa" , "chưa cần thay"không chỉ đem đến cảm giác về sức trẻ dồi dào mà còn hé mở một điều đáng cảm phục ở những người lính lái xe: với các anh, nhiệm vụ là trên hết, hàng đến đúng giờ và an toàn là điều đáng quan tâm hàng đầu, tất cả những gì thuộc về cá nhân đều là nhỏ bé, không đáng bận tâm. Trong một bài thơ khác: bài "Nhớ", Phạm Tiến Duật cũng đã từng viết:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
Trong chiến tranh ác liệt, chúng ta thừa hiểu, nếu vết thương xoàng thì những người lính sao cần vào viện. Điều dễ hiểu là nó xoàng bởi công việc bề bộn đang chờ, bởi tiếng xe reo ngoài kia như giục giã, như réo gọi, hối thúc khiến mọi chậm trễ vì lý do sức khoẻ lúc này đều là không thể chấp nhận. Những con người như vậy tất nhiên càng không chỉ vì chuyện cái mặt lấm hay chiếc áo ướt mưa làm chậm cuộc hành trình "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt". Cho nên, vượt qua tất cả:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Và niềm vui sum họp được mở ra sau chặng đường xe chạy dưới mưa bom bão đạn kẻ thù. Những chiếc xe từ trong bom rơi cũng chính là những chiếc xe chiến thắng. Bàn tay chìa qua khung cửa vỡ gặp được hơi ấm từ bàn tay của bạn bè đồng đội, nối niềm vui tiếp với niềm vui: sau chặng đường vất vả là sự nghỉ ngơi tranh thủ trên chiếc "võng mắc chông chênh đường xe chạy", là "chung bát đũa" bên chiếc bếp Hoàng Cầm, để rồi tiểu đội không kính lại lên đường, lại tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi. Câu thơ nhịp 2/2/3 vui như nhịp xe chuyển bánh, lắc lư trên cung đường chi chít hố bom vừa được san lấp vội. và tươi roi rói giữa khung cửa kính vỡ là nụ cười anh lính trẻ, vẫn trong tư thế nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Những chiếc xe không kính, chưa phải đã là hết cái ác liệt của chiến tranh:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Nhưng, tất cả những cái đó cũng không thể biến những chiếc xe trở thành phế liệu. Tất cả những mất mát do bom đạn gây nên sao có cản ngăn con đường đến với miền Nam, đến với chiến thắng bởi một điều hiển nhiên làm nên sức mạnh mà mỗi người lính trong tiểu đội xe không kính đều thấu hiểu:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Câu kết giản dị mà chắc nịch như một lời khẳng định, một chân lý. Và đó cũng là cái không bao giờ mất, không bom đạn kẻ thù nào có thể tàn phá và huỷ diệt. Trái tim của người chiến sỹ lái xe trẻ trung, yêu đời và dũng cảm. Đó cũng là trái tim của thế hệ trẻ Việt Nam đã đập những nhịp đập khoẻ khoắn và mạnh mẽ trong suốt những năm chiến tranh oanh liệt mà hào hùng của dân tộc. Những trái tim Đan - cô, những trái tim của thời đại Hồ Chí Minh biết sống và hy sinh cho những gì còn cao quý và lớn lao hơn sự sống của cá nhân: sự sống của Tổ quốc.
Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng song những dòng thơ viết từ trái tim của người lính vẫn còn làm xao động tâm hồn người đọc mọi thế hệ. Chúng nhắc ta hiểu rằng, lịch sử không viết bằng giấy mực thông thường mà bằng nước mắt và xương máu của bao thế hệ cha anh. Và trên những trang viết ấy, có dấu bánh xe lăn của những chiếc xe không kính can trường,có phập phồng nhịp đập của trái tim những con người nhận thấy" Đường ra trận mùa nay đẹp lắm".
Bài số 2: Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận -
Bài làm.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng khẳng định: "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép". Như vậy, có thể hiểu chỉ khi mở lòng đến với con người và cuộc sống rộng lớn thì thơ ca mới có sức sống, mới được khai sinh. Nhà thơ Huy Cận là một minh chứng sinh động cho chân lý đó của nghệ thuật. Những ngày tháng đi thực tế đến với vùng mỏ Quảng Ninh, sống cùng những người dân nơi đây, nhà thơ thật sự được tắm mình trong không khí sôi nổi và hào hứng của những con người lao động chất phác, để con thuyền thơ của mình no gió, cánh buồm thơ được căng lên đón nhận vị mặn mòi và đằm thắm của cuộc đời. "Đoàn thuyền đấnh cá" có thể được xem là một hạt muối đậm đà kết tinh tình cảm, cảm xúc của Huy Cận với con người và cuộc sống nơi đây. Bài thơ được rút từ tập" Trời mỗi ngày lại sáng" (1958)
Khung cảnh thiên nhiên vùng biển cả hùng vỹ đã được hiện ra trên trang thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Nghệ thuật so sánh và nhân hoá đã giúp ngòi bút tài hoa của Huy Cận khắc hoạ một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt và thơ mộng. Không gian mênh mông trước mắt người ngắm cảnh được mở ra bởi vầng dương rực rỡ khép lại một ngày. ánh hoàng hôn như lửa cháy ấy đã báo hiệu cho những lượn sóng dài chuyển động hối hả cài chiếc then thời gian lên mặt biển để đêm sập xuống. Đó là dấu hiệu cho sự nghỉ ngơi hoàn toàn của thiên nhiên, sự kết thúc trọn vẹn một ngày toả sáng của mặt trời cần mẫn. Song chính vào thời điểm ấy:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Từ "lại" đặt giữa câu thơ cũng làm nên một chiếc bản lề, nhưng không phải để đóng mà là để mở ra một hoạt động của sự sống con người: ra khơi. Nó cho biết hoạt động ấy không phải là lần đầu, càng không phải là sự gắng gỏi đối với con người. Bởi, khí thế ra khơi mới thật là hào sảng và mạnh mẽ: Câu hát căng buồm cùng gió khơi. Khí thế ấy lôi cuốn cả thiên nhiên cũng phải nhập cuộc: gió khơi. Hãy cùng lắng nghe câu hát đã lôi cuốn cả ngọn gió biển khơi:
hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
đến dệt lưới ta đoàn cá ơi
Câu hát ngợi ca biển cả của những con người sống gắn mình cùng biển cả, nên tha thiết và khoẻ khoắn biết bao nhiêu. Sự hình dung của tác giả cũng thật thú vị và sống động: những con cá thu mình dài và thon lẳn giống hệt ngàn vạn con thoi đan dệt lên vẻ đẹp của đại dương. Và những con thoi sống động ấy sẽ đan dệt nên tấm lưới sự sống của con người. Tiếng hát ngợi ca biển khơi cũng là tiếng ca gọi cá đến với người, làm giàu cho cuộc sống lao động của con người. Hồn thơ lộng gió của người nghệ sỹ yêu thiên nhiên đã sáng tạo nên hình tượng bay bổng phi thường:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Con thuyền vụt lớn bổng lên giữa thiên nhiên. Thiên nhiên hùng vỹ song con người còn khổng lồ hơn cả thiên nhiên. Trăng và gió, mây trời và biển lớn không hề nuốt chửng con thuyền mà trái lại chỉ làm nền, chỉ là phương tiện, là công cụ hỗ trợ cho hoạt động của con người, góp phần làm cho công việc lao động của con người thêm thuận lợi và cũng thêm thi vị. Hình ảnh con thuyền lướt giữa đại dương cũng chính là tư thế đẹp đẽ kỳ diệu của con người chinh phục thiên nhiên, của những người lao động làm chủ thiên nhiên, khai thác thiên nhiên làm giàu cho cuộc sống của mình. Giữa thế trận vây giăng trùng điệp ấy:
cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa, nước Hạ Long
Tên gọi các loại cá được nhắc đến đã thể hiện sự giàu có của biển khơi và cũng chan chứa niềm tự hào kiêu hãnh của nhà thơ về sự trù phú của tài nguyên đất nước. Cá nhụ thân dài mình dẹt, cá chim vây lớn, lẳn chắc, cá đé thân bạc, cá song mình dài, sặc sỡ như ngọn đuốc đen hồng... Nghệ thuật liệt kê kết hợp miêu tả đã tạo một bức tranh sống động về vùng biển lớn của Tổ quốc và đồng thời cho ta thấy sự hiểu biết khá sâu sắc của Huy Cận về thế giới biển, kết quả nhà thơ thu lượm được trong chuyến thực tế dài ngày tại Quảng Ninh. cách diễn đạt hóm hỉnh "cái đuôi em quẫy trăng..." gợi sự liên tưởng đến vẻ đẹp diệu kỳ của biển cả thăm thẳm với những nàng tiên cá kiều diễm trong thế giới cổ tích nhiệm màu của An đéc xen 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe van lop 9duoc.doc