Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

 Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồng chí.

 Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người.

 Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy?

 Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình:

 Quê hương anh nước mặn đồng chua

 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

 Anh với tôi hai người xa la

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

 Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ:

 Súng bên súng đầu gác bên đầu

 Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Văn mẫu 9 - Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
 Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồng chí. 
 Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người. 
 Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy? 
 Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình: 
 Quê hương anh nước mặn đồng chua 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 
 Anh với tôi hai người xa la 
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
 Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ: 
 Súng bên súng đầu gác bên đầu 
 Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. 
 Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết: "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế gió sang". Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát cơm sẻ nữa, chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ "thành đôi tri kỷ" 
 Hai chữ "Ðồng chí" đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết thế này: "Ðêm rét chung chăn thành đôi đồng chí". "Ðồng chí" và "tri kỷ" đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ hoàn toàn có thể thay thế nhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể rút ngắn được một dòng. Nhưng nếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung chăn có nghĩa hai chữ "Ðồng chí" rộng lớn vô cùng. "Tri kỷ" là biết mình và suy rộng ra là biết về nhau. "Ðồng chí" thì không phải chỉ biết nhau, mà còn phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt. 
 Hai chữ "Ðồng chí" đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí" là cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết. 
Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những câu thơ chia thành "anh, tôi", nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của bài thơ được mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ với nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo nâu ra trận lần đầu nhớ nhà là nỗi niềm thường trực: 
 Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. 
 Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: "mặc kệ gió lung lay". Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể "mặc kệ" để cho gió làm xiêu đổ nhà mình? Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù tới dòng thứ ba thì chữ "nhớ" mới xuất hiện" 
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
 Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhất vẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người ở nơi nguy hiểm. Hình ảnh "giếng nước" là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều. "Gốc đa" là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ra trận. Nhưng "giếng nước, gốc đa" cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: "Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũa con đò khác đưa". Biết bao là nhớ nhung. Nhưng người lính không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lên mình, những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung, bằng những lời ý nhị, không một chút ồn ào. 
 Bảy dòng cuối của đoạn thơ dành nói riêng về nỗi gian khổ. Cái gian khỏ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã được nói đến rất nhiều. Thôi Hữu trong bài “Lên Cấm Sơn” có những câu thật cảm động về những người lính. 
 “ Cuộc đời gió bụi pha xương máu 
 Ðợt rét bao lần xé thịt da 
 Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh 
 Ðâu còn tươi nữa những ngày hoa! 
 Lòng tôi xao xuyến tình thương xót 
 Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà 
 Tặng những anh tôi từng rỏ máu 
 Ðem thân xơ xác giữ sơn hà” 
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
 Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. 
 Trong kháng chiến, ở chiến khu, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh, thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó liền cảm thấy lạnh tới lúc người run cầm cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại lên cao tới 40, 41 độ người vã cả mồ hôi, vã vì nóng và vì yếu. Phải trải qua bệnh này thì mới hiểu hết cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da xanh, da vàng, viêm gan, viêm lá lách 
Ngoài khổ về bệnh tật là khổ về trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa có đủ áo quần đồng phục phát cho bộ đội. Người lính mang theo áo quần ở nhà đi chiến đấu, khi rách thì và víu, có người còn không có kim chỉ để vá, lấy dây mà buộc túm chỗ rách lại, người ta gọi đùa là "Vệ túm", ở đây "anh rách, anh vá" thông cảm nhau. 
 Áo anh rách vai 
 Quần tôi có vài mảnh vá 
 Miệng cười buốt giá 
 Chân không giày 
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
 "Miệng cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không chống được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh hẳn nụ cười cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ. Nhà thơ không viết "nụ cười buốt giá" mà viết "Miệng cười buốt giá" hẳn là vì từ "nụ cười" quá trừu tượng, vả lại, nụ cười ở đây không buốt giá, mà nhà thơ thì muốn nói một cách cụ thể đến cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy. 
 "Chân không giày" cũng là một thực tế phổ biến, và cái nổi lên là tình thương yêu đồng đội: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", một hình ảnh hết sức ấm áp. Chỉ có năm dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung "anh bộ đội Cụ Hồ" buổi đầu kháng chiến, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. 
 Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm hiện đại, thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ: 
 Ðêm nay rừng hoang sương muối 
 Ðứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Ðầu súng trăng treo. 
 Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể, nhưng không vì thế mà sự việc thay thế chất thơ. Câu kết bài thơ là một hình ảnh nổi tiếng cô đọng, giàu ý vị: đầu súng trăng treo. 
 Một hình ảnh bất ngờ. "Súng" và "trăng" là hai vật cách xa nhau trong không gian, lại chẳng có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có thể là phát hiện của người lính, súng lăm lăm trong tay chờ giặc, và bất ngờ thấy mặt trăng treo lửng lơ trên đầu súng. Người không cầm súng không thể cảm thấy được. Rừng hoang sương muối là rất buốt, những người lính rách rưới đứng cạnh bên nhau và trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là biểu trưng của trong sáng và mộng mơ. "Ðầu súng" chiến đấu của người đồng chí có thêm mặt trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Ðồng thời câu thơ bốn tiếng như cũng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết không lời. Ðoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Ðoạn cuối lại là bức tranh cổ điển, hàm súc. 
 Ðồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, kiệm lời của nhà thơ Chính Hữu. 
Có ý kiến cho rằng một trong những thành tựu quan trọng của Thơ Mới (1932 - 1945) là đã cải biến câu thơ điệu ngâm cổ điển thành câu thơ điệu nói hiện đại. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
“Có ý kiến cho rằng một trong những thành tựu quan trọng của Thơ Mới (1932 - 1945) là đã cải biến câu thơ điệu ngâm cổ điển thành câu thơ điệu nói hiện đại”. Nhận định này đúng. Nhưng, cần phải thêm hai chữ: “bước đầu”. Thơ Mới chỉ bước đầu làm cuộc vượt mình khỏi điệu ngâm, mà chưa thoát được bao nhiêu. Đây đó đã có những cú vuột ra ngoài, nhưng về căn bản, Thơ Mới vẫn nằm dài dài trong vòng ôm ve vuốt của điệu ngâm. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, câu thơ hiện đại dấn thân vào một thực tại mới, những bức xúc cách tân trong lòng nó cồn cào hẳn lên. Nhưng chỉ bắt đầu từ kháng chiến chống Pháp trở đi, thơ hiện đại mới dứt khoát cự tuyệt với sự vấn vít của điệu ca ngâm dai dẳng hàng ngàn năm ấy. Câu thơ hiện đại bấy giờ mới trút bỏ hẳn lốt y phục tha thướt của điệu ngâm một cách cương quyết và tự chủ để trở thành điệu nói thực thụ. Chế Lan Viên, một thi sĩ thành tựu với cả hai thời đại thơ, có lẽ đã là người phát ngôn tự giác nhất về điều này, khi đối lập: “Xưa tôi hát và bây giờ tôi tập nói / Chỉ nói thôi mới nói hết được đời” (Trích Sổ tay thơ). Như vậy, Thơ Mới vẫn còn là “hát” (ngâm) chỉ sang thơ thời sau mới thực là “nói”.
Ghi công cho những bước bứt phá táo bạo mà thành đạt phải kể đến Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Trung Thông v.v và không thể không kể đến Chính Hữu với Đồng chí. Từ Ngày về đến Đồng chí, có người đã xem đó là cuộc tự đính chính của tác giả trong nhận thức về hiện thực. Cũng có thể hình dung một cách khác: đó là cuộc “thau chua rửa phèn” trong thi cảm và thoát xác trong ngôn ngữ thi ca. Cái đẹp chinh phu đã tháo lui trước cái đẹp vệ quốc. Thi ảnh mỹ miều mà mòn phai xơ sáo của “áo hào hoa” và “hài vạn dặm” đã nhường chỗ cho thi ảnh mộc mà thực của “áo rách vai”, “quần vài mảnh vá”, “chân không giày”. Câu thơ điệu ngâm (hát) óng chuốt lượt là đã nhường lời cho câu thơ điệu nói thô ráp mà tươi rói, vẫn hăng vị đời mà súc tích dư ba.
Hẳn vì Đồng chí có phẩm chất của một đại biểu, mà giới nghiên cứu thẩm bình vây quanh thi phẩm khá đông. Đã có nhiều khai thác thú vị từ không ít bình diện của nó. Là người đến sau, bận tâm của tôi về Đồng chí ở lần này  ... ng với những quả bom, hành động như đùa cợt cùng thần chết bởi “Hắn ta lẩn trong ruột của quả bom”. Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái trẻ nội trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm song các cô vẫn vui tươi hồn nhiên, lãng mạn gắn bó với nhau dù mỗi người một tính cách.
	Phương Định là một cô gái trẻ Hà Nội giàu cảm xúc, thích mơ mộng, thích hát và hát rất hay. Cô đã tự nhận xét về mình “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mền, một cái cổ cao, kiêu hãnh như loài hoa loa kèn, còn mắt tôi thì các ảnh lái xe bảo : cô có cái nhìn sao mà xa xăm !” Đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng ấy của Phương Định đã khiến không biết bao anh lính lái xe đêm ngày khắc khoải hy vọng... với tâm hồn giàu tình cảm, Phương Định luôn nhớ nhung giữ gìn những ký ức thân thuộc êm đềm thủa ấu thơ ở quê hương với người mẹ kính yêu vốn rất chiều cô con gái cưng.
	Chị Thao lớn tuổi hơn nên có suy nghĩ chín chắn và thiết thực hơn về tương lai của mình. Thái độ bình tĩnh và quyết liệt hơn về tương lai của mình. Thái độ đó trong công việc của chị khiến ai cũng phải khâm phục “Chị thích nhai bánh bích quy và thêu chỉ màu sặc sỡ vào áo lót của mình. Chị lại hay tỉa đôi lông mày, tỉa nhỏ như cái tăm”. Song chị Thao rất sợ nhìn thấy máu và vắt. Còn Nho là người ít tuổi nhất trong ba chị em nên được chiều chuộng và nhường nhịn. Cô là một người bướng bỉnh, mạnh mẽ và thích thêu chỉ màu loè loẹt lên khăn gối.
	Trong một lần phá bom, Nho bị thương và đã được chị Thao cùng Phương Định chăm sóc rất ân cần. Câu chuyện kết thúc bằng một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
Ba nữ thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” thật đáng để người đọc khâm phục. Tuổi còn trẻ, các cô có quyền được yêu, được mơ mộng về hạnh phúc riêng tư song khi đất nước xảy ra chiến tranh, các cô đã sẳn sàng sung phong đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc, chiến đấu vì lý tưởng và cách mạng, vì miền Nam ruột thịt đang ngập trong đau thương. Hoàn cảnh chiến đấu của các cô thật đáng sợ và nguy hiểm : “Con đường bị đánh loét, mầu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất”. Đã thế công việc được giao của các cô còn nguy hiểm bội phần. ấy thế mà bất chấp tất cả, ba cô gái vẫn chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Sống trong hiện thực khốc liệt của chiến tranh các cô vẫn mỉm cười trên khốn khó, vẫn mơ mộng, vẫn yêu đời và tình đồng chí, đồng đội lại càng keo sơn gắn bó hơn bao giờ hết. Chứng kiến cuộc sống và tinh thần chiến đấu của ba cô thanh niên xung phong ta lại bồi hồi nhớ lại từng vần thơ thiết tha của Chính Hữu trong kháng chiến chống Pháp.
	 áo anh rách vai
	Quần tôi vài mảnh vá
	Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Hay giọng thơ hóm hỉnh, ngang tàng, rực cháy quyết tâm của những người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Thật khâm phục biết bao những anh bộ đội, những cô thanh niên xung phong sẵn sàng bỏ qua lợi ích riêng tư để chiến đấu vì Tổ quốc !
	Chúng ta hôm nay với tư cách là lớp trẻ Việt Nam ngưỡng vọng về quá khứ lại càng hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống chiến đấu gian khổ trong chiến tranh của những chiến sỹ năm xưa. Vẫn vang vọng mãi trang nhật kí “Có lửa” như “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” Hay “Mãi mãi tuổi hai mươi” của Nguyễn Văn Thạc... Hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đã tô điểm thêm cho con người Việt Nam biết bao phẩm chất cao đẹp, họ là những người con yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, biết hy sinh tình cảm cá nhân vì quê hương, bất chấp gian khổ khó khăn vẫn hôn gan dạ, dũng cảm, lạc quan yêu đời. Mọi vết thương của chiến tranh dường như được chữa lành nhờ hơi ấm của tình đồng đội keo sơn.
2. Vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Bài làm mẫu
	Đường Trường sơn - đông nắng, tây mưa ; một cái tên thôi cũng gợi cho ta về một thời lửa cháy, gợi hình ảnh đoàn quân cha trước con sau cùng hát khúc quân hành, gợi những đoàn xe ra trận vì Miền Nam thân yêu. Viết về những nẻo đường Trường Sơn trong những năm đánh Mĩ, không chỉ có những bài thơ, bài ca ca ngợi những chiến sĩ lái xe hay những cô gái mở đường trong trang thơ của Lâm Thị Mĩ Dạ mà còn có những câu chuyện đầy cảm phục viết về những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm mở đường cho xe qua. Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (một cây bút nữ xuất sắc của mảnh đất Xứ Thanh) kể lại và khắc hoạ chân dung tâm hồn tính cách. Ba cô gái trẻ là những ngôi sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn.
	Ba cô thanh niên xung phong : Thao, Nho và Phương Định biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường - cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Tổ trưởng là Thao, lớn tuổi hơn một chút so với Nho và Phương Định. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ khi nào. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, công việc ấy diễn ra hàng ngày, thậm chí là năm lần trong ngày. Nơi ở của họ là một cái hang đá mát lạnh, ngay dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái trẻ giữa chiến trường, dù rất khắc nghiệt, nhưng họ vẫn bình thản, tươi vui, hồn nhiên và không kém phần lãng mạn. Đặc biệt họ rất yêu thương nhau, gắn bó với nhau trong tình đồng đội keo sơn, dù cho mỗi người một cá tính. Đặc biệt họ là những người có trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công bởi công việc của họ không hề đơn giản. Công việc ấy đòi hỏi ở họ phải bình tĩnh, dũng cảm, khôn ngoan, nhạy cảm và kháo léo, đòi hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn gian khổ bởi chẳng có ai biết được quả bom câm lặng có khi đang ấm nóng dần lên, nằm chềnh ềnh ra đó và có thể nổ bất cứ lúc nào. Đố là những phẩm chất cao đẹp, bình dị, hồn nhiên của ba cô gái thanh niên xung phong, tuy nhiên mỗi người lại có những vẻ đẹp riêng của mình.
	Chị Thao lớn tuổi hơn nên dự tính tương lai cũng thiết thực hơn, có ít nhiều từng trãi nên không dễ dàng hồn nhiên, mơ mộng nhưng rất thích hát và ghi chép bài hát. Trong công việc rất bình tĩnh và quyết liệt vậy mà rất sợ máu và vắt. Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả chị lại tỏ ra bình tĩnh bằng cách móc bánh bích quy trong túi và thong thả nhai. áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm nhưng ai cũng phải gờm chị : cương quyết, táo bạo. 
Còn Nho lại là cô gái khác, có lúc bướng bỉnh, mạnh mẽ ; có lúc lầm lì cực đoan. Mỗi khi Nho tắm, trông cô như một que kem trắng mát lạnh, cái cổ tròn và những cúc áo nhỏ nhắn. Cứ quần áo ướt, Nho ngồi đòi ăn kẹo. Đặc biệt cô có sở thích thêu hoa rực rỡ, loè loẹt trên khăn gối. trong một lần phá bom Nho bị thương, chị Thao và Định hết lòng chăm sóc. Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng, pha sữa vào một cái ca sắt cho Nho. Còn chị Thao thể hiện rõ sự quan tâm của mình qua câu nói : "Cho nhiều đường vào, pha đặc". Tình cảm quay cuồng trong chị. "Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt". Qua việc Nho bị thương, chúng ta thấy rõ được tình cảm mà các cô đã dành cho nhau, đã gắn bó với nhau sâu sắc đến mức nào.
	Nhân vật chính cũng là nhân vật kể chuyện là Phương Định. Phương Định là cô gái Hà Nội trẻ trung và xinh xắn. Hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường bảo : "cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Vốn là một nữ sinh hồn nhiên nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, cô vào chiến trường. Giữa cuộc sống khắc nghiệt và muôn vàn nguy hiểm, cô vẫn giữ được sự trong sáng trong suy nghĩ, lối sống cả trong công việc. Cô có tâm hồn trong sáng, vô tư, giàu mộng mơ, thích ca hát, hay hoài niệm về một thời học sinh ngây thơ bên mẹ, trong căn phòng nhỏ ở một đường phố nhỏ yên tĩnh trong những ngày trước chiến tranh. Những kỉ niệm êm đềm ấy sống lại trong trí nhớ của Định, giữa chiến trường dữ dội làm dịu mát tâm hồn cô. Vào chiến trường đã ba năm, Định đã quen với đạn bom, hiểm nguy, vượt qua bao gian lao vẫn không làm mất đi ở cô cái hồn nhiên, vô tư lự. Cô giàu cảm xúc và thường làm điệu trước những anh lính trẻ. Thực ra trong những suy nghĩ của cô, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ. Định rất yêu mến và gắn bó với đồng đội của mình. Khi chị Thao ngã vội đỡ chị dậy, chăm sóc Nho khi bị thương, cô cảm phục tất cả các chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời Phương Định cũng là cô gái rất kín đáo trong tình cảm. Có lẽ điều đáng quí nhất ở Phương Định chính là tinh thần, trách nhiệm với công việc. Mỗi lần đi phá bom, cô đều xung phong đi, cô luôn đứng trong tư thế sẵn sàng, chấp nhận gian khổ, hi sinh, có lòng dũng cảm không quản khó khăn, luôn bình tĩnh tự tin trước mọi tình huống. Những phẩm chất cao đẹp của Phương Định, của Thao, Nho đã được khắc hoạ bằng sự am hiểu tâm lí giới tính của Lê Minh Khuê. Thành công về xây dựng nhân vật còn được đóng góp bởi ngôn ngữ trần thuật tự nhiên, hấp dẫn dưới ngôi kể thứ nhất, những câu ngắn, nhịp nhanh, giọng điệu gắn liền với ngôn ngữ đời thường, vừa trẻ trung vừa giàu nữ tính. Từng là Thanh niên xung phong nên có lẽ Lê Minh Khuê mới hiểu biết sâu sắc công việc và đời sống tình cảm tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong đến như vậy. Truyện khép lại khi một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống cao điểm khiến các cô gái trẻ hết sức vui thích.
	Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là những hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Nhân vật trong Những ngôi sao xa xôi chính là Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc ngoài đời. Họ đã góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Vì thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay phải sống cho đẹp, cho có ích để bao xương máu của những anh hùng, liệt sĩ đã không đổ xuống vô ích, để đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai van mau 9.doc