THẦY MÃI LÀ THẦN TƯỢNG !
Thầy không phải là người Thầy đầu tiên trong quãng đời đi học của tôi. Thầy không đơn thuần là người cho chữ. Thầy đã cho tôi cả cuộc đời.
Ngày ấy.khi trời đã sang hè. Không khí trong phòng học lúc mười ba giờ càng trở nên ngột ngạt. Gió lào ,cát bỏng của vùng Hưng Lộc –nơi trường tôi học lại càng ngột ngạt hơn. Nó làm cho chúng tôi không còn đủ tự tin và háo hức để đón chờ một môn học mới, một thầy giáo mới-Thầy dạy Phương pháp Văn . Nhìn khắp một lượt,tôi thấy đứa thì ngáp ngắn,đứa thở dài, đứa thiu thiu ngủ. Bỗng ,trống điểm giờ vào học. Thầy bước vào lớp. Nằm ngoài sự tưởng tượng phong phú của tôi. Không phải là một Anh chàng đẹp trai ;cũng không phải là một ông già nghiêm nghị.mà là một ông tiên trong đời thực. Thầy nở nụ cười trông thật hiền từ và mời cả lớp ngồi xuống.
- Thầy xin tự giới thiệu. Tên thầy là Nguyễn Thanh Tùng ,quê ở Tường Sơn ,Anh Sơn. Chắc chắn thầy là đồng hương của một số em lớp K18-C Văn (Khoá 1996-1999) thân yêu này.(Cả lớp rộ lên nhận mình là đồng hương với thầy).Thầy nói tiếp,thầy ra trường năm 1962,nay đã gần 40 năm công tác.Khoảng hơn một năm nữa là thầy về hưu. Rất vinh dự được dạy các em.
Cả lớp vổ tay kêu ran. Tất cả mọi người trở nên tươi tỉnh. Thầy như người đem đến làn gió mát thổi vào tâm hồn mỗi chúng tôi. Với mái tóc đã nhuộm màu thời gian;với chiếc áo xanh hoà bình còn in nếp gấp ;với giọng nói trầm,ấm thu hút người nghe, thầy bắt đầu bài giảng.
Bui Thi Lan – THCS Linh Son Thầy mãi là thần tượng ! Thầy không phải là người Thầy đầu tiên trong quãng đời đi học của tôi. Thầy không đơn thuần là người cho chữ. Thầy đã cho tôi cả cuộc đời.... Ngày ấy...khi trời đã sang hè. Không khí trong phòng học lúc mười ba giờ càng trở nên ngột ngạt. Gió lào ,cát bỏng của vùng Hưng Lộc –nơi trường tôi học lại càng ngột ngạt hơn. Nó làm cho chúng tôi không còn đủ tự tin và háo hức để đón chờ một môn học mới, một thầy giáo mới-Thầy dạy Phương pháp Văn . Nhìn khắp một lượt,tôi thấy đứa thì ngáp ngắn,đứa thở dài, đứa thiu thiu ngủ.... Bỗng ,trống điểm giờ vào học. Thầy bước vào lớp. Nằm ngoài sự tưởng tượng phong phú của tôi. Không phải là một Anh chàng đẹp trai ;cũng không phải là một ông già nghiêm nghị...mà là một ông tiên trong đời thực. Thầy nở nụ cười trông thật hiền từ và mời cả lớp ngồi xuống. - Thầy xin tự giới thiệu. Tên thầy là Nguyễn Thanh Tùng ,quê ở Tường Sơn ,Anh Sơn. Chắc chắn thầy là đồng hương của một số em lớp K18-C Văn (Khoá 1996-1999) thân yêu này.(Cả lớp rộ lên nhận mình là đồng hương với thầy).Thầy nói tiếp,thầy ra trường năm 1962,nay đã gần 40 năm công tác.Khoảng hơn một năm nữa là thầy về hưu. Rất vinh dự được dạy các em. Cả lớp vổ tay kêu ran. Tất cả mọi người trở nên tươi tỉnh. Thầy như người đem đến làn gió mát thổi vào tâm hồn mỗi chúng tôi. Với mái tóc đã nhuộm màu thời gian;với chiếc áo xanh hoà bình còn in nếp gấp ;với giọng nói trầm,ấm thu hút người nghe, thầy bắt đầu bài giảng. Cho đến bây giờ và mãi mãi tôi cũng không bao giờ quên tiết học hôm ấy- bài Phương pháp đọc diễn cảm. Thầy hướng dẫn cách đọc một đoạn trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm, một đoạn trong kiệt tác Truyện Kiều... Nhưng điều làm tôi ấn tượng nữa là thầy đọc thuộc cả một đoạn văn dài Ô!Mùa xuân xinh đẹp đã về. Trong vườn hoa hồng ,hoa huệ sực nức....Tôi bị hút theo những lời thầy giảng, giọng trầm ấm của lời thầy đọc.Và tôi dám chắc rằng ,tôi chưa bao giờ được nghe một giờ giảng hay đến thế ,nhanh đến thế! Cả đêm đó tôi không tài nào ngủ được. Hình ảnh của thầy, giọng nói trầm ấm của thầy,giọng giảng của thầy cứ hiển hiện và vang vọng trong tôi. Phải chăng trước thầy tôi thấy mình quá nhỏ bé? Phải chăng gặp được thầy tôi mới hiểu giọng nói ,giọng giảng hay có tầm quan trọng như thế nào đối với một cô giáo dạy Văn ? Gặp thầy tôi mới hiểu mình đã chọn nhầm nghề thì phải? Một giờ dạy Văn thành công đâu chỉ cần có kiến thức , phương pháp mà còn cần cả giọng văn. Còn tôi chỉ có một ít kiến thức, một ít năng khiếu làm văn, một ít phương pháp. Riêng giọng nói,giọng văn thì không có một tí tẹo nào. Thật trớ trêu , tôi được trời ưu ái cho rất ít nữ tính và cái giọng vịt đực đậm chất Gay- nặng trịch. Tôi buồn và cảm thấy hụt hẫng. Với những gì tôi sẵn có thì thật khó có thể có được giờ dạy chuẩn. Giọng nói của tôi không thể là giọng của một cô giáo dạy văn được. Lòng tôi bao mỗi tơ vò .Bao câu hỏi đặt ra trong đầu tôi. Bỏ học để chọn nghề khác phù hợp hơn? Nhưng biết chọn nghề gì? Vả lại đã học được hai năm rồi? Rồi còn truyền thống dạy học ba đời của gia đình tôi? Nếu làm lại từ đầu cũng đồng nghĩa là làm cho đôi vai gầy của mẹ tôi lại càng gầy hơn? Mấy ngày tiếp đó tôi cứ băn khoăn ,trăn trở mãi. Tôi tự nhìn lại mình và nhìn lại mọi người. Tôi đã hiểu ra rằng không phải ai cũng may mắn có được điều mình cần có , chỉ có rèn luyện mới tự hoàn thiện mình. Kể từ hôm đó tôi tự điều chỉnh lại mình. Từ cách ăn ,nói ,đi lại đều được tôi đặt vào vòng mô phạm. Đó không phải là việc làm dễ dàng. Người ta thường nói tính cách làm nên số phận. Tôi tin tôi sẽ khẳng định mình . Tôi sẽ tự rèn mình. Và mỗi lần gặp lại thầy trong từng bài giảng , tôi như được tiếp thêm sức lực và ý chí để vượt lên tất cả. Những lời thầy giảng ,những lời thầy khuyên luôn đọng mãi trong tâm hồn tôi. Tôi đã nỗ lực không biết mệt mỏi trong từng ngày ,từng giờ. Và rồi thử thách đầu tiên đã đến- Kì thực tập. Đợt diễn tập đầu tiên và cũng là duy nhất trước khi ra nghề bắt đầu. Vượt lên mọi khó khăn thử thách tôi đã vượt qua với kết quả không tồi. Tôi được xếp loại tiên tiến. Trước lúc chia tay sau hơn một tháng thực tập ,cô Hồng - giáo viên hướng dẫn tôi còn nói nhỏ “Hãy cố gắng rèn thêm giọng giảng ,cô tin em sẽ thành công.” Tôi bùi ngùi xúc động cảm ơn cô trong tiếng nấc . Và tôi càng hiểu mình cần phải là gì thêm nữa để xứng đáng là một cô giáo dạy văn. Kết quả đó dẫu còn rất khiêm tốn, nhưng em xin được kính tặng thầy-người cho em nghị lực để chiến thắng chính mình. Rồi một điều may mắn nữa lại đến với tôi. Tôi được làm khoá luận tốt nghiệp. Thầy lại là người hướng dẫn tôi. Hơn một tháng trời thầy trò cùng nghiên cứu ,trao đổi ,bàn bạc đề tài tôi thấy mình như được lớn thêm từng ngày. Thầy đã giúp tôi cách làm luận văn- hay đúng hơn là nghiên cứu khoa học. Dẫu công việc luôn bộn bề vất vả nhưng cả hai thầy trò luôn tìm thấy được niềm vui. Trong những lần trò chuyện cùng thầy tôi lại càng yêu mến và khâm phục thầy hơn. Thầy vừa là một người Cha ân cần chỉ bảo;thầy vừa là một người thầy mẫu mực và uyên thâm ; thầy như một ông Tiên nhân từ và giản dị.Thầy kể cho tôi nghe : - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên từ khi còn nhỏ cho đến khi đi học trường chuyên nghiệp thầy đều phải vừa học ,vừa làm .Vượt lên nó thầy càng quyết tâm học giỏi hơn. Kết quả là năm học nào thầy cũng đạt học sinh giỏi toàn diện. Ra trường nhiều năm liền đều đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp Tỉnh. Và còn rất nhiều bằng khen ,giấy khen của Sở và Bộ giáo dục trao tặng. Tôi được biết,thầy không chỉ có dạy học mà thầy còn nghiên cứu khoa học,viết sách báo. Một số cuốn sách mà thầy tự biên soạn như: Giáo trình giảng dạy phương pháp Văn; Văn học nước ngoài trong chương trình THCS; Truyện kể về Bác Hồ; Nghệ An lịch sử và văn hoá; Văn hoá dân gian vùng Dừa-Lạng..... Khi đề tài của tôi sắp hoàn thành thì tôi nhận được tin nhà trường quyết định thi tốt nghiệp cho toàn khoá . Tôi không buồn , cũng không thất vọng . Lúc đó tôi thấy rất vui vì mình thật may mắn được làm việc cùng thầy. Mình được học ở thầy không đơn thuần chỉ là kiến thức, là cách nghiên cứu khoa học ,mà còn là nghị lực sống, sự lao động cống hiến hết mình. Tôi như một cây non đang lớn dần và cứng cáp hơn nhờ được tiếp thêm nhựa sống. Ra trường tôi may mắn được dạy học ở quê nhà. Tôi được đem những gì tôi tích luỹ được để chắp cánh những ước mơ . Dẫu phải xa thầy nhưng hình ảnh thầy luôn thường trực trong tôi. Bây giờ đã vừa tròn mười năm , nhưng giữa tôi và thầy chưa bao giờ ngừng liên lạc . Năm ngoái – 2008 , tôi được thầy giao nhiệm vụ tìm hiểu văn hoá vùng đất Đa Cai(Quê tôi –Lĩnh Sơn).Tôi bất ngờ và sung sướng về công việc mới này. Vừa giúp thầy nhưng vừa giúp mình hiểu được lịch sử và văn hoá quê hương mình.Công trình “ Văn hoá dân gian vùng Đa Cai” đã hoàn thành. Dẫu sự đóng góp của tôi còn rất nhỏ bé nhưng đó lại là một dấu ấn đẹp trong cuộc đời tôi. Vào những kì nghỉ tôi lại trở về thành phố thăm thầy. Ngôi nhà số 16 khối Yên Hoà -phường Quán Bàu – thành phố Vinh đã trở nên thân thuộc với tôi.Mỗi lần về thăm thầy lòng tôi luôn háo hức và hồi hộp. Hồi hộp để được gặp thầy, hồi hộp để được hoà mình trong sự bình yên và vô cùng giản dị hiếm hoi nơi phố phường tấp nập. Đã mười năm, đã mười năm rồi thầy vẫn vậy; vẫn chiếc áo xanh hoà bình giản dị ;vẫn giọng nói trầm ấm ngày nào; vẫn cần mẫn làm việc không chút nghỉ ngơi; vẫn ngôi nhà cấp bốn nhỏ xinh đã nhuốm màu năm tháng; vẫn chiếc máy đánh chữ và giá sách thân quen...Tất cả đều nguyên vẹn cũng như tình cảm của thầy luôn giành trọn cho tôi. Trong những cái bộn bề của cuộc sống; trong sự thay đổi đến chóng mặt vật chất ,của lòng người nhưng thầy vẫn giữ được vẻ đẹp sáng ngời về nhân cách sống.Một lối sống cực kì giản dị ,cực kì thuần khiết. Cho đến cả bây giờ tôi cũng không thể tự lí giải được câu hỏi : Thầy là ai? Một vị hiền triết đang ở ẩn ? Một ông Tiên giáng trần? Một vĩ nhân? ...Không ! Thầy vẫn là thầy, một con người lão thực , một nhà giáo nhân dân. Một danh hiệu cao quý mà không phải nhà giáo nào cũng có được. Một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục Tỉnh nhà.Từ trong sâu thẳm đáy lòng tôi luôn ngưỡng mộ thầy. Tôi luôn thầm mong thầy khoẻ ,khoẻ mãi để tiếp tục cống hiến ,để cùng tôi bước tiếp cuộc hành trình. Dẫu thành công của tôi trên con đường dạy học còn rất khiêm tốn và còn rất nhỏ bé so với những cống hiến của thầy nhưng đó chính là món quà mà tôi xin kính tặng thầy . Thầy giáo của tôi! Tôi vẫn biết ,tôi không phải là một khách đò duy nhất được người lái đò chở qua sông. Nhưng tôi thấy mình thật may mắn vì được thầy chèo lái con đò chở tôi cập bến .Những thành công mà tôi đạt được đều có dấu ấn của thầy.Những bài học cuộc đời mà tôi học được từ thầy đã và đang là bài học mà học sinh học được từ tôi. Bây giờ tôi đã là một cô giáo với mười năm tuổi nghề, đã chững chạc và tự tin hơn. Nhưng trước thầy tôi luôn thấy mình nhỏ bé,còn phải cố gắng rất nhiều. Với tôi thầy luôn là tấm gương sáng về đạo đức ,tự học và sáng tạo. Thầy còn là ngọn lửa thắp sáng niềm đam mê cháy bỏng vì sự nghiệp trồng người trong tôi. Thầy mãi là thần tượng!
Tài liệu đính kèm: