Về hai câu kết trong bài thơ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Về hai câu kết trong bài thơ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Trong thể thơ Thất ngôn cú bát Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết.

 Trong Đường thi yêu cầu:" Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sỹ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả:

 Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

 Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục.

 Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên.

 Trong ca dao cổ của nước ta có câu:

 Nước trong cá chẳng ăn mồi

 Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya.

 Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả.

 Trong câu ca dao này, cũng như câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại.

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Về hai câu kết trong bài thơ: Thu điếu của Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về hai câu kết trong bài thơ:
Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Trong thể thơ Thất ngôn cú bát Đường luật, tác giả muốn gửi gắm tâm sự của mình chủ yếu là nằm trong hai câu kết.
 Trong Đường thi yêu cầu:" Mạch kị lộ, ý kị nông; Thi tại ngôn ngoại" là thước đo giá trị của thi phẩm và tài năng của thi sỹ. Với chùm ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến, có lẽ hai câu kết trong bài: “Thu điếu”, tâm sự của cụ được diễn tả một cách kín đáo và hay hơn cả:
	Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
	Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
 Trong cách hiểu xưa nay của nhiều người, có nhiều bài viết, nhiều giáo viên giảng dạy bài thơ này, khi phân tích 2 câu kết đều chỉ nói qua, hoặc lí giải chưa thấu đáo, chưa có sức thuyết phục.
 Trong bài viết này tôi thử mạnh dạn đưa ra một cách lý giải mới, giải mã ý nghĩa hai câu kết nêu trên qua việc so sánh với một câu ca dao cổ, với cuộc đời và với phong cách của cụ Tam nguyên.
 Trong ca dao cổ của nước ta có câu:
	Nước trong cá chẳng ăn mồi
	Anh đừng câu mà nhọc, bạn đừng ngồi mà khuya.
 Câu ca dao này tôi không phân tích ở góc độ tình yêu trai gái mà chỉ thuần tuý nói về việc đi câu. Một kinh nghiệm khi đi câu cá là: Nước trong (thì) cá chẳng ăn mồi, nên anh đi câu chỉ là một việc vô ích, không có kết quả.
 Trong câu ca dao này, cũng như câu Tựa gối ôm cần lâu chẳng được của bài Thu điếu đều có ý khuyên người đi câu nên ra về. Ngược lại trong câu Cá đâu đớp động dưới chân bèo ta thấy âm thanh của tiếng cá đớp mồi là âm thanh báo hiệu cho người đi câu là có cá, cá đang đớp mồi, tức là cá đang đói, chủ ý muốn khuyên người đi câu nên ở lại.
	Trong cuộc đời mình, cụ Tam nguyên đã từng diễn ra vài ba lần chuyện ra rồi về, về rồi ra. Cụ đã từng mười năm: “Tựa gối ôm cần”, cụ ra giúp đời như thế cũng có thể gọi là: “lâu” (Từ 1871 đến 1884, trong đó có ba năm về chịu tang) nhưng kết quả: “Chẳng được” bao nhiêu. Cụ đành bất lực trước cuộc đời. Năm 1884, Nguyễn Khuyến sau: “Mười năm gió bụi trở về nhà” (Hoàn gia tác) cụ trở về vườn Bùi ẩn dật mấy năm. Sau đó, vạn bất đắc dĩ cụ lại ra làm gia sư cho gia đình Hoàng Cao Khải. Cuối cùng, cụ lại trở về quê cũ nương thân, rồi trút hơi thở cuối cùng ở đó.
 Ta thật sự cảm thông và chia sẽ về cái tâm sự giằng xé, nỗi trở trăn nên về hay nên ở của mọt kẻ sỹ sinh bất phùng thời như cụ.
 Trong thơ của mình, Nguyễn Khuyến vẫn thường mượn tiếng loài vật để gửi gắm tâm sự sâu kín. 
 Đó là tiếng ngỗng trời:
	Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái
	Một tiếng trên không, ngỗng nước nào. 
	(Thu vịnh)
	Sự thúc dục của tiếng con chim chích choè đã làm xao động tâm tư Nguyễn Khuyến, như thúc dục nhà thơ nên ra về hay nên ở lại: 	
 Văng vẳng tai nghe tiếng chích choè
	Lặng đi kẻo động khách làng quê.
	() Lại còn giục giã về hay ở
	Đôi gót phong trần vẫn khoẻ khoe.
 (Về hay ở)
	Đó là tiếng khắc khoải: “Tiếc xuân  nhớ nước” của chim cuốc:
	Năm canh máu chảy đêm hè vắng
	Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mờ
	Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
	Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
	(Cuốc kêu cảm hứng)
 Rõ ràng qua các âm thanh của loài vật kể trên, ta dễ nhận ra tâm sự của nhà thơ hơn là tiếng cá đớp động dưới chân bèo trong bài thơ Thu điếu. Tiếng cá đớp mồi ở đây không chỉ là một tiếng thu dân giã, thân quen của làng quê, gợi cho ta một hoài niệm đẹp về đất nước, quê hương mà đằng sau âm thanh đó là cả một nỗi niềm sâu kín, khó tả của nhà thơ. Âm thanh này ít có giá trị miêu tả, mà chủ yếu là sự giải bày kín đáo tâm sự sâu lắng của nhà thơ, đó là: Yêu nước, thương nhà nhưng bất lực trước thời cuộc. Tiếng cá đớp mồi phải chăng là tiếng gọi của cuộc đời thúc dục cụ Tam nguyên Yên Đỗ ra giúp dân, giúp nước.
	Hai câu kết của bài thơ Thu điếu, qua hình ảnh người câu cá, qua âm thanh của tiếng cá đớp mồi, ta thấy được tâm sự sâu kín của nhà thơ Nguyễn Khuyến; thấy được sự bất lực của một vị quan triều Nguyễn trước cuộc đời ngang trái; thấy được tấm lòng yêu nước thương dân, cũng như nỗi niềm day dứt, giằng xé trước cái đạo xuất thời- xử thế của một kẻ sỹ.
Người viết
	Trần Quốc Thường 
 DT: 0915226760
 E.mail: Thuongyenho@yahoo.com
 Website: Thuongyenho.net.ms

Tài liệu đính kèm:

  • docVe hai cau ket bai THU DIEU.doc