Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Việc tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. là một vấn đề cấp thiết mà con người mong muốn đạt được. Quản lý Bán hàng trong các doanh nghiệp là công việc quan trọng, đòi hỏi bộ phận Quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp. Việc ứng dụng CNTT đã mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý bán hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về hàng hóa, thông tin khách hàng, và trạng thái các đơn đặt hàng. một cách chính xác và kịp thời. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trước đây, công việc quản lý tại các cơ quan, đoàn thể thực hiện một cách thủ công gây tốn kém thời gian, sức người, sức của. Ngày nay một số cơ quan đã áp dụng tin học hoá các quá trình quản lý và đã đạt được những hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc quản lý bán hàng ở cửa hàng máy tính Thiên An chưa thật sự được tin học hoá. Em thực hiện đề tài “xây dựng chương trình quản lý bán hàng máy tính cho cửa hàng Thiên An” bằng ngôn ngữ Microsoft Access nhằm mục đích đề xuất một số hướng giải quyết áp dụng tin học hoá vào các quá trình lưu trữ và quản lý bán hàng.
Báo cáo thực tập này gồm 4 chương có nội dung như sau:
Chương I : Cơ sở lý thuyết - tổng quan vê ngôn ngữ lập trình Microsoft Access.
Chương II : Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống cho bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng máy tính Thiên An.
Chương III : Giới thiệu các chức năng của chương trình.
Chương IV : Thực nghiệm, đánh giá và tổng kết.
LỜI NÓI ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Việc tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc... là một vấn đề cấp thiết mà con người mong muốn đạt được. Quản lý Bán hàng trong các doanh nghiệp là công việc quan trọng, đòi hỏi bộ phận Quản lý phải tiến hành nhiều nghiệp vụ phức tạp. Việc ứng dụng CNTT đã mang lại bước đột phá mới cho công tác quản lý bán hàng, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về hàng hóa, thông tin khách hàng, và trạng thái các đơn đặt hàng... một cách chính xác và kịp thời. Từ đó người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đây, công việc quản lý tại các cơ quan, đoàn thể thực hiện một cách thủ công gây tốn kém thời gian, sức người, sức của. Ngày nay một số cơ quan đã áp dụng tin học hoá các quá trình quản lý và đã đạt được những hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc quản lý bán hàng ở cửa hàng máy tính Thiên An chưa thật sự được tin học hoá. Em thực hiện đề tài “xây dựng chương trình quản lý bán hàng máy tính cho cửa hàng Thiên An” bằng ngôn ngữ Microsoft Access nhằm mục đích đề xuất một số hướng giải quyết áp dụng tin học hoá vào các quá trình lưu trữ và quản lý bán hàng. Báo cáo thực tập này gồm 4 chương có nội dung như sau: Chương I : Cơ sở lý thuyết - tổng quan vê ngôn ngữ lập trình Microsoft Access. Chương II : Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống cho bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng máy tính Thiên An. Chương III : Giới thiệu các chức năng của chương trình. Chương IV : Thực nghiệm, đánh giá và tổng kết. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT - TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MICROSOFT ACCESS 1.1 GIỚI THIỆU HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU (HQT CSDL) ACCESS 1.1.1 Một số khái niệm - Cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau chứa thông tin về một tổ chức nào đó (như một trường đại học, một ngân hàng, một công ty, một nhà máy, ...), được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp (như băng từ, đĩa từ, ) để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. - Mô hình CSDL quan hệ: Theo mô hình này, dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng gồm các dòng và cột, mỗi cột có một tên duy nhất. Mỗi dòng cho thông tin về một đối tượng cụ thể trong quản lý (mỗi dòng thường được gọi là một bản ghi hay một bộ). - HQTCSDL quan hệ: là phần mềm để tạo lập CSDL theo mô hình CSDL quan hệ và thao tác trên CSDL đó. * Các tính năng của HQT CSDL quan hệ: - Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài. - Truy nhập số lượng lớn thông tin một cách hiệu quả. - Được xây dựng trên mô hình dữ liệu (quan hệ). - Ngôn ngữ cấp cao để định nghĩa và thao tác dữ liệu. - Đồng bộ các truy nhập cạnh tranh. - Kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu và thẩm quyền truy nhập. - Phục hồi. - Access là HQTCSDL tương tác người sử dụng trên môi trường WinDow. Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và đầy sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diến thông tin. - Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn mạnh mẽ giúp quá trình tìm kiếm thông tin nhanh. - Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng các yêu cầu quản lý, có thể vận động dữ liệu và kết hợp các biểu mẫu và báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp. - Microsoft Access được dùng để: + Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu (phần cơ sở dữ liệu, còn phần phát triển phần mềm có thể sử dụng các công cụ khác để làm như: Visual Basic, Visual C, Delphi, Net, ). + Xây dựng chọn gói các phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ. * Chế độ làm việc của Access - Chế độ sử dụng công cụ có sẵn: Giúp cho người sử dụng không chuyên có thể xây dựng chương trình quản lý. - Chế độ lập trình: Dùng ngôn ngữ VBA (Visual Basic for Application), người sử dụng chuyên nghiệp có thể phát triển ứng dụng, kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, phân quyền truy nhập. * Ngôn ngữ định nghĩa và thao tác dữ liệu - Ngôn ngữ QBE (Query By Example): Cho phép bạn xây dựng các truy vấn dữ liệu bằng cửa sổ thiết kế và bằng các công cụ có sẵn. - Ngôn ngữ SQL (Structure Query Language): Cho phép bạn truy vấn dữ liệu bằng các câu lệnh có cấu trúc. 1.1.2 Môi trường làm việc của Microsoft Access * Khởi động Access Trên màn hình desktop của Window, kích chuột vào nút Start chọn Progams/Microsoft Office/Micorosoft Office Access. Hình 1.1 Cửa sổ khi khởi động chương trình Access * Hệ thống menu chính của Access - File: Các thao tác cơ bản trên tệp. - Edit: Các thao tác soạn thảo. - Create Shortcut: tạo lối tắt trên màn hình Windows. - View: Các chế độ quan sát đối tượng. - Insert: Thêm một thành phần vào đối tượng đang thiết kế. - Tools: Các công cụ, tiện ích CSDL. - Relationship: Xem mối quan hệ giữa các bảng trong CSDL. - Database utilities: Các tiện ích cơ sở dữ liệu như: + Chuyển đổi dữ liệu giữa các phiên bản (Convert). + Nén tệp CSDL (Compact). + Tạo menu nhờ công cụ sẵn có (Switch Board). + Chia nhỏ tệp CSDL (Split). + Tạo tệp MDE, để che giấu các thiết kế. + Bảo mật quyền truy nhập (Security). - Windows: Cách sắp đặt các cửa sổ trên màn hình. - Help: Trợ giúp * Thoát khỏi Access Cách 1: Kích chuột vào biểu tượng dấu X góc trên bên phải màn hình Cách 2: Vào File/Exit Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Alt _F4 Cách 4: Kích đúp vào biểu tượng chiếc chìa khoá ở góc trái thanh tiêu đề. 1.1.3 Các thành phần của CSDL Access - Bảng (tables): Nơi trực tiếp chứa dữ liệu. Access có thể gộp tới 32768 đối tượng (tổ hợp các bảng, biểu mẫu, báo biểu, ), và có thể mở cùng một lúc tới 1024 bảng nếu như có đủ sẵn tài nguyên. Có thể nhập khẩu, kết nối các bảng từ các ứng dụng cơ sở dữ liệu khác như Paradox, Excel, FoxPro, - Truy vấn (Queries): Tạo nguồn dữ liệu cho các giao diện nhập liệu, các báo cáo của người sử dụng trực tuyến, - Biểu mẫu (Form): Hiển thị dữ liệu có trong các bảng hay truy vấn và cho phép bổ sung các dữ liệu mới, đồng thời hiệu chỉnh hay xóa dữ liệu hiện có. Có thể kết hợp ảnh và đồ thị vào biểu mẫu, thậm chí cả âm thanh. - Báo cáo (Report): In dữ liệu từ các bảng hoặc các bộ hỏi theo hầu như bất kỳ dạng thức nào bạn muốn. Access cho phép bổ sung đồ họa vào báo cáo. - Macro: là một hình thức lập trình đơn giản. Nó được dùng để gắn kết các đối tượng chính trong chương trình như liên hệ giữa các form, tạo menu. - Module: Là chương trình viết bằng VBA. 1.2 TẠO LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.2.1 Tạo CSDL trống - Chọn File/New trên thanh menu chính sẽ xuất hiện cửa sổ new file bên phải của sổ làm việc của Access. - Trong cửa sổ new file chọn Blank Database xuất hiện cửa sổ File new database - Đặt tên CSDL cần tạo vào mục File name, chọn vị trí đặt tệp CSDL trong mục Save in, sau đó kích chuột vào nút Create để tạo CSDL. Access tạo ra một tệp CSDL có tên trùng với tên CSDL và có đuôi là .mdb. Khi tạo mới một CSDL theo cách này, của sổ làm việc của CSDL sẽ mở ra và người sử dụng (NSD) phải tự thiết kế tất cả các bảng dữ liệu, các đối tượng khác cho CSDL. 1.2.2 Tạo CSDL theo mẫu có sẵn - Chọn File/new - Trong cửa sổ New file chọn mục On my computer, xuất hiện cửa sổ Template. - Trong cửa sổ Template chọn trang Databases, chọn một CSDL mẫu có sẵn và kích nút OK, cửa sổ File new database xuất hiện để bạn đặt tên cho CSDL. Chương trình Database Wizard sẽ được khởi động để sinh ra cơ sở dữ liệu mẫu mà bạn đã chọn. CH ƯƠNG II KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CỬA HÀNG MÁY TÍNH THIÊN AN 2.1 MÔ TẢ ĐỀ TÀI “Hệ thống quản lý bán hàng máy tính cho cửa hàng Thiên An” là hệ thống lưu trữ, xử lý các thông tin về các mặt hàng (nhập hàng, xuất hàng), các thông tin về khách hàng, doanh thu và chi tiêu hàng tháng... Tạo sự thuận tiện trong công tác quản lý. 2.1.1 Khảo sát thực tế Đề tài được khảo sát thực tế dựa trên hệ thống bán hàng tại cửa hàng máy tính Thiên An. 2.1.1.1 Các thông tin tổng quát về cửa hàng - Thiên An là một cửa hàng chuyên bán và lắp đặt các loại: Máy tính, máy in, máy Fax cung cấp các dịch vụ sửa chữa, lắp ráp, cài đặt, thay thế các thiết bị vi tính, in ấn... - Thiên An hoạt động theo hình thức công ty TNHH được thành lập do sự góp vốn của 3 thành viên trẻ: Phạm Duy Hải (Giám đốc), Đỗ Hải Phong (Trưởng phòng kỹ thuật), Nguyễn Đình Chiến (không trực tiếp làm việc mà hưởng 20% lương trong số lãi thu được). - Cửa hàng Thiên An với tên đăng ký kinh doanh là: Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu Thiên An, trụ sở đặt tại số 16 – Đào Phúc Lộc – Trần Phú – Móng Cái – Quảng Ninh. Doanh nghiệp đã được cấp đầy đủ các giấy tờ được phép hoạt động kinh doanh: + Giấy CNĐKKD số: 2202002032 Do Sở Kế hoạch và đầu tư cấp ngày 15 tháng 8 năm 2008. + Mã số thuế: Số 5700908283 Do Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 18 tháng 8 năm 2008. + Công an tỉnh cấp dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu ngày 19 tháng 8 năm 2008. - Bất kỳ hoạt động gì của công ty diễn ra trong ngày mà liên quan đến vấn đề tài chính đều được ghi chép vào sổ sách và lưu trên máy tính một cách cẩn thận. - Mỗi khi tuyển nhân viên kinh doanh hay nhân viên kỹ thuật đều phải thử việc trong một thời gian 1 tháng, nếu hết thời gian thử việc mà người lao động được chấp nhận thì công ty sẽ ký hợp đồng lao động, và mọi chế độ của người lao động và công ty đều được đưa rõ trong hợp đồng. 2.1.1.2 Cơ cấu và tổ chức của Thiên An Thiên An thuê toàn bộ tầng 1 tại trụ sở số 16 – Đào Phúc Lộc – Trần Phú – Móng Cái – Quảng Ninh làm địa điểm kinh doanh, bao gồm 3 phòng, 1 phòng là kho chứa hàng hoá, 1 phòng kỹ thuật và 1 phòng kinh doanh. Thiên An có tổng cộng là 10 thành viên, bao gồm 4 thành viên làm cố định: Phạm Duy Hải – Giám đốc Đỗ Hải Phong - Trưởng phòng kỹ thuật Hoàng Thị Tỵ - Tính toán sổ sách và bán hàng Nguyễn Thị Thu - Kế toán hoá đơn Và các cộng tác viên khác làm bên bộ phận kỹ thuật. Do mới thành lập trong một thời gian ngắn chưa phát triển mạnh nên cơ cấu tổ chức của Thiên An tương đối đơn giản, thể hiện trong sơ đồ dưới đây : Giám đốc Bộ phận kế toán, bán hàng Bộ phận kỹ thuật Bộ phận quản lý kho hàng Hình 2.1 : Sơ đồ mô tả bộ máy tổ chức của Thiên An * Giám đốc: Lãnh đạo toàn bộ hệ thống của công ty, giúp công ty hoạt động có hiệu quả. Bộ phận này đảm nhiệm các nhiệm vụ như sau: + Theo dõi việc bán hàng của nhân viên trong công ty. + Xem xét các báo cáo thống kê hàng ngày, hàng chu kỳ, hàng tuần và hàng tháng về số lượng hàng trong công ty. * Bộ phận kế toán bán hàng: Bao gồm 2 kế toán + Kế toán bán hàng: - Giao dịch mua bán trực tiếp với khách hàng và mở rộng thêm các khách hàng mới. - Cập nhật lại mọi giao dịch trong ngày vào sổ sách của chính bộ phận này bao gồm sổ theo dõi nhập/xuất hàng, phíếu nhập, phiếu xuất, sổ nợ, sổ chi. - Tính toán số lượng hàng tồn trong kho, thường số lư ... , trong đó vốn là 150 triệu, nhập hàng 90 triệu, tiền mặt chuyển là 3 triệu, chi tháng hết 7 triệu. Tháng trước khách nợ 50 triệu,cuối tháng 3 khách nợ là 58 triệu, biết tháng trước và tháng sau công ty không nợ nhà cung cấp nào. (coi như đã chia lương cho nhân viên). Tiền mặt = (200.000.000+3.000.000)– (90.000.000 + 7.000.000 + 8.000.000) = 69.000.000đ 2.1.2 Yêu cầu của đề tài Đề tài đặt ra yêu cầu xây dựng 1 hệ thống quản lý bán hàng trong đó hệ thống quản lý và lưu trữ toàn bộ thông tin về khách hàng, các mặt hàng, không còn tình trạng nhập hàng ở 1 nơi, xuất hàng 1 nơi, sau đó tính hàng tồn 1 nơi. 2.2 GIẢI PHÁP Để giải quyết vấn đề trên em đã đưa ra giải pháp là xây dựng hệ thống mới trên môi trường Access, mọi việc đều được xử lý bằng máy tính, đưa ra máy in khi có nhu cầu. Từ đó đổi mới trong công tác quản lý. Cần tin học hoá về cách quản lý để việc xử lý nhanh chóng, dễ dàng hơn, hệ thống mới sẽ giúp người quản lý thực hiện việc tính toán một cách chính xác chặt chẽ. Cụ thể như sau: - Hệ thống phải đảm bảo có tính hiệu quả cao hơn so với hệ thống cũ, đồng thời phải có tính mở, có thể mở rộng nâng cấp trong tương lai, đầu ra của hệ thống mới phải mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng được các nhu cầu xử lý số liệu. - Hệ thống phải có khả năng lưu trữ, cập nhật, truy xuất dữ liệu nhanh, chính xác, dễ bảo trì, có thể điều chỉnh dễ dàng trong công tác quản lý. - Giao diện phải khoa học, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. - Phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của cửa hàng, cung cấp đầy đủ thông tin, báo biểu cần thiết giải đáp thắc mắc của người sử dụng. - Phải có tính tự động hoá trong việc tính toán, lưu trữ, xử lý thông tin. Đưa ra các thông tin kịp thời, chính xác nguời dùng có yêu cầu. - Tiết kiệm, thời gian, công sức, kinh tế trong tính toán, tổng hợp, thống kê, đạt hiệu quả tối ưu nhất. Đặc biệt hệ thống mới phải chú ý đến một tính năng nổi bật là hỗ trợ bán hàng sử dụng công nghệ quét mã vạch, có chức năng in tem mã vạch, giúp việc nhập - xuất và kiểm kê hàng hóa nhanh chóng, chính xác. Trên bất kỳ sản phẩm hàng hàng hoá nào dù nhỏ cũng đề có tem in mã vạch, bằng phần mềm quản lý ta có thể nhập số mã vạch vào máy tính, mỗi lần cần bán sản phẩm nào ta chỉ đưa sản phẩm đó lên thiết bị quét mã vạch (được nối với máy tính) thì giá của sản phẩm sẽ hiện ra trên màn hình. 2.3 TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HỆ THỐNG 2.3.1 Các dữ liệu đầu vào Dữ liệu đầu vào là nguồn thông tin được đưa vào máy tính để xử lý, tính toán bao gồm các thông tin sau: + Thông tin hàng hoá (hàng nhập, hàng xuất), khách hàng, nhân viên. + Các yêu cầu xử lý tìm kiếm thông tin của người quản lý: Tìm tên hàng hoá, giá của các mặt hàng, tìm kiếm thông tin về khách hàng... 2.3.2 Dữ liệu đầu ra Dữ liệu đầu ra là các thông tin sau khi xử lý, tính toán bao gồm các thông tin sau: + Các thông tin trả lời người quản lý: Tiền nhập hàng, doanh thu, tiền lãi, tổng vốn, chi tháng ... + Thông tin về khách hàng: Những khách hàng nào nợ trong tháng, những khách hàng nào mua trong tháng... + Các bảng thống kê, báo cáo: Thống kê danh sách hàng hoá, danh sách khách nợ, báo cáo tài chính... 2.4 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) Phải xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng vì nó có vai trò: - BPC mô tả toàn bộ công việc của một tổ chức ở dạng chi tiết dần - Cho biết vị trí của mỗi công việc cụ thể, tránh trùng lặp. - Nó là cơ sở để hình thành hệ thống sau này. Bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng máy tính Thiên An được thể hiện tổng quát trong biểu đồ phân cấp chức năng, gồm 4 chức năng như sau: QUẢN LÝ BÁN HÀNG Nhận thông tin mặt hàng của nhà cung cấp Nhận đơn đặt hàng của khách mua Giải quyết đơn hàng Giao dịch bán hàng Thống kê, báo cáo Hình 2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng (BPC) 2.4.1.1 Nhận thông tin mặt hàng của nhà cung cấp Chức năng này thể hiện việc nhập hàng hoá của cửa hàng từ các nguồn cung cấp khác nhau, khi cửa hàng cần nhập hàng thì nhà cung cấp sẽ tư vấn các thông tin về sản phẩm, từ đó lựa chọn hàng mua phù hợp, cửa hàng lúc này đóng vai trò là khách hàng. Bao gồm 2 chức năng “Nhận hoá đơn báo hàng”, “Kiểm tra đơn” và “Ghi nhận mặt hàng”. Thể hiện cụ thể như sau: Nhận TT mặt hàng của nhà cung cấp Nhận đơn báo hàng Kiểm tra đơn Ghi nhận mặt hàng 2.4.1.2 Nhận đơn đặt hàng của khách mua Chức năng này thể hiện việc bán hàng của cửa hàng, cửa hàng đóng vai trò là nhà cung cấp. Bao gồm chức năng “Nhận đơn đặt hàng” và chức năng “Ghi nhận đơn”. Cụ thể qua biểu đồ: Nhận đơn đặt hàng của khách mua Nhận đơn đặt hàng Ghi nhận đơn 2.4.1.3 Giải quyết đơn hàng Đây là một khâu giao dịch của quá trình bán hàng, bao gồm các chức năng “Kiểm tra mặt hàng”, “Kiểm tra đơn đặt hàng”, “Thông báo cho khách hàng”. Được thể hiện trong sơ đồ sau: KT đơn đặt hàng Giải quyết đơn hàng Thông báo cho KH KT mặt hàng 2.4.1.4 Giao dịch bán hàng Chức năng này là khâu cuối cùng và là một khâu không thể thiếu của quá trình bán hàng, bao gồm: “Hoá đơn cho khách mua”, “Hoá đơn cho khách bán”, “Giao dịch”. Cụ thể như sau: Giao dịch bán hàng HĐ cho khách hàng HĐ cho nhà CC Giao dịch 2.4.1.5 Thống kê, báo cáo Chức năng này thường được thực hiện vào ngày cuối cùng của tháng, và báo cáo kết quả lên lãnh đạo, bao gồm: “Thống kê, báo cáo tài chính”_báo cáo doanh thu, vốn, lãi, nợ phải thu, nợ phải trả của công ty, “Thống kê, báo cáo hàng hoá”_báo cáo hàng nhập, xuất, tồn cuối tháng. Thống kê, báo cáo Thống kê, báo cáo tài chính Thống kê, báo cáo hàng hoá 2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu 2.4.2.1 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 (mức khung cảnh) Tác nhân ngoài của hệ thống là: Khách hàng, nhà cung cấp. NHÀ CUNG CẤP HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG KHÁCH HÀNG Trả lời Yêu cầu Trả lời Yêu cầu LÃNH ĐẠO Trả lời Yêu cầu Hình 2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 2.4.2.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1) 1. Nhận TT mặt hàng của NCC 2. Nhận đơn đặt hàng của khách mua 3. Giải quyết đơn hàng 4. Giao dịch bán hàng NCC KHÁCH HÀNG TT hàng hoá TT Mặt hàng Đơn hàng Đơn đặt hàng được chấp nhận 2 bên trao đổi, thực hiện giao dịch Không chấp nhận TT khách hàng Đơn đặt hàng TT hàng đặt mua Đơn đặt hàng khôngđược chấp nhận Nhà CC 2 bên trao đổi, thực hiện giao dịch TT hàng nhập 5. Thống kê, báo cáo LÃNH ĐẠO Yêu cầu TK/BC Báo cáo Nợ Doanh thu Hình 2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 2.4.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh * BDL mức dưới đỉnh 1, ứng với chức năng 1) Nhận thông tin mặt hàng của nhà cung cấp gồm 3 chức năng con: “Nhận đơn báo hàng”, “kiểm tra đơn” và “Ghi nhận mặt hàng. NHÀ CUNG CẤP 1.1. Nhận đơn báo hàng Đơn báo hàng 1.2. Kiểm tra đơn Chấp nhận đơn 1.3. Ghi nhận mặt hàng Nhà cung cấp TT Mặt hàng Chi tiết hàng Trả lời Hình 2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 1 * BDL mức dưới đỉnh 2, ứng với chức năng 2) Nhận đơn đặt hàng của khách mua. Bao gồm 2 chức năng con: “Nhận đơn đặt hàng”, “Ghi nhận đơn đặt hàng”. KHÁCH HÀNG 2.1. Nhận đơn đặt hàng Trả lời 2.2. Ghi nhận đơn hàng Đơn được chấp nhận Khách hàng Đơn hàng Đơn đặt hàng Hình 2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 2 * BDL mức dưới đỉnh 3, ứng với chức năng 3) Giải quyết đơn hàng “Kiểm tra mặt hàng”, “Kiểm tra đơn đặt hàng”, “Thông báo cho khách hàng” KHÁCH HÀNG NHÀ CUNG CẤP 3.1. Kiểm tra mặt hàng 3.2. Kiểm tra đơn đặt hàng 3.3. Thông báo Nhà cung cấp TT Khách hàng Cần mua hàng Còn hàng hay hết hàng TT Mặt hàng Đơn hàng Không còn hàng Hình 2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 3 * BDL mức dưới đỉnh 4, ứng với chức năng 4) Giao dịch bán hàng “Hoá đơn cho khách hàng”, “Đơn hàng cho NCC”, “Giao dịch” TT Khách hàng KHÁCH HÀNG 4.2. Đơn hàng cho NCC 4.1. Hoá đơn cho khách hàng NHÀ CUNG CẤP Hoá đơn Đơn báo hàng TT Mặt hàng Nhà cung cấp 4.3. Giao dịch Hàng hoá Tiền mặt/chuyển khoản Hàng + HD Tiền mặt/ Chuyển khoản HD nhập TT KH TT hàng HĐ xuất Hình 2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 4 * BDL mức dưới đỉnh 5, ứng với chức năng 5) Thống kê, báo cáo: “Thống kê, báo cáo tài chính”, “Thống kê báo cáo hàng”. LÃNH ĐẠO 5.1. Thống kê, báo cáo tài chính 5.2. Thống kê, báo cáo hàng Nợ Doanh thu Yêu cầu TK/BC doanh thu, các khoản nợ HĐ xuất HĐ nhập Y/c BC hàng nhập, xuất, tồn Kết quả TK/BC Kết quả TK/BC 2.4.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu 2.4.3.1 Thiết kế tệp Bài toán quản lý bán hàng tại cửa hàng máy tính Thiên An gồm một số tệp sau: * KHACHHANG (Khách hàng): Chứa các thông tin liên quan đến khách hàng: STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaKH Text 5 Mã khách 02 Tenkhach Text 50 Tên khách 03 Doitac Number Integer Đối tác 04 Diachi Text 50 Địa chỉ 05 Dienthoai Number Integer Điện thoại Trường Doitac: Được quy định nếu là 1 đó là khách mua hàng của cửa hàng, nếu là 2 đó là khách hàng cung cấp hàng cho cửa hàng, nếu là 3 đó là khách vừa mua hàng, vừa cung cấp hàng cho cửa hàng. * NHANVIEN (nhân viên): Cho biết các thông tin về nhân viên làm việc tại Thiên An. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaNV Text 5 Mã nhân viên 02 TenNV Text 50 Tên nhân viên 03 Gioitinh Yes/No Yes/No Giới tính 04 Chucvu Text 50 Chức vụ 05 Diachi Text 50 Địa chỉ 06 Dienthoai Number Integer Điện thoại * HANGHOA (hàng hoá): Chứa thông tin về các mặt hàng mà cửa hàng kinh doanh. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 Mahang Text 5 Mã hàng 02 Tenhang Text 50 Tên hàng 03 Loaihang Text 50 Loại hàng 04 DVT Text 10 Đơn vị tính * HDNHAP (hoá đơn nhập): Chứa thông tin về đối tác cung cấp hàng, thông tin về hoá đơn. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaHD Text 5 Mã hoá đơn 02 MaKH Text 5 Mã khách hàng 03 Ngaynhap Date/time Ngày nhập 04 Ghichu Text 50 Ghi chú * CTHDNHAP (chi tiết hoá đơn nhập): Cho biết nhập bao nhiêu hàng và giá cả từng loại khi hàng chưa tính thuế VAT. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaHD Text 5 Mã hoá đơn 02 Mahang Text 5 Mã hàng 03 Soluong Number Double Số lượng 04 Dongia Number Double Đơn giá * HDXUAT (hoá đơn xuất): Chứa thông tin về đối tác khách hàng, thông tin về hoá đơn, nhân viên. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaHD Text 5 Mã hoá đơn 02 MaKH Text 5 Mã khách hàng 03 Ngayxuat Date/time Double Ngày xuất 04 MaNV Text 5 Mã nhân viên 05 Ghichu Text 50 Ghi chú * CTHDXUAT (chi tiết hoá đơn xuất): Cho biết số hoá đơn, thông tin về mặt hàng bán ra: Mã hàng, số lượng bán, giá cả. STT Tên trường Kiểu trường Kích cỡ Ghi chú 01 MaHD Text 5 Mã hoá đơn 02 Mahang Text 5 Mã hàng 03 Soluong Number Double Số lượng 04 Dongia Number Double Đơn giá 2.4.3.1 Mô hình thực thể liên kết Hình 2.8 Mô hình thực thể liên kết CH ƯƠNG III GIỚI THIỆU CÁC CHỨC NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG IV THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT
Tài liệu đính kèm: