Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9

Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9

1. Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9

1. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGÔ GIA VĂN PHÁI)

- Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.

2. ĐỒNG CHÍ (CHÍNH HỮU)

- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.

- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ.

- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng; là nốt nhấn và là lời khẳng định về tình đồng chí. (trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này.)

3. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (PHẠM TIẾN DUẬT)

- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính.

- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.

4. MÙA XUÂN NHO NHỎ (THANH HẢI)

-Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.

- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biếu tương cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.

- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân,nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời.

- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm Văn học lớp 9
1. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (NGÔ GIA VĂN PHÁI)
- Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước.
2. ĐỒNG CHÍ (CHÍNH HỮU)
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm mới mẻ.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng; là nốt nhấn và là lời khẳng định về tình đồng chí. (trong bài thơ tác giả đã tập trung làm nổi bật nội dung này.)
3. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (PHẠM TIẾN DUẬT)
- Nhan đề làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính.
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ bài thơ” tưởng như rất thừa nhưng là sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh.
4. MÙA XUÂN NHO NHỎ (THANH HẢI)
-Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biếu tương cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người.
- Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân,nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời.
- Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.
5. LÀNG (KIM LÂN)
- Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” vì nếu thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể.
- Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thac một tình cảm bao trùm, phổ biến trong con người thời kì kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương ,với đất nước.
- Làng ở đây cũng chính là cái Chợ Dầu mà ông Hai yêu như máu thịt của mình, nơi ấy với ông là niềm tin, là tình yêu và niềm tự hào vô bờ bến là quê hương đất nước thu nhỏ.
=> Tình cảm yêu làng yêu nước không chỉ là tình cảm của riêng ông Hai mà còn là tình cảm chung của những người dân Việt Nam thời kì ấy.
- Chủ đề của tác phẩm là viết về lòng yêu nước của người nông dân - làng nơi gần gũi, gắn bó với người nông dân, người ta không thể yêu nước nếu không yêu làng.
- Nhan đề Làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công nhất của Kim Lân.
Vì vậy, nhan đề tác phẩm rất hay và giàu ý nghĩa.
6. LẶNG LẼ SA PA (NGUYỄN THÀNH LONG)
- Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao
- Tạo ra sự đối lập nhan đề tác phẩm tác giả muốn làm nổi bật nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm.
=> Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
7. ÁNH TRĂNG (NGUYỄN DUY)
- Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống.
8 . KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
- Những em bé chứ không phải một em bé nhằm mang tính khái quát. Chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ. Người mẹ Tà Ôi trong tác phẩm cũng là đại diện cho các bà mẹ Việt Nam có tình yêu con gắn liền với tình yêu đất nước.
9. BẾN QUÊ (NGUYỄN MINH CHÂU)
- Bến: tức là chỗ đỗ, chỗ đậu
- Quê hương (gia đình, vợ con)và những gì thân thương nhất chính bến đỗ của cuộc đời.
- Câu chuyện thức tỉnh mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương.
10. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ)
- Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh niên Trường Sơn. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức tỏa sáng kì diệu. Ánh sáng ấy không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu chúng ta mới cảm nhận được vẻ đẹp diệu kì. Các chị xứng đáng là những ngôi sao xa xôi trên đỉnh Trường Sơn. Các chị xứng đáng là “Những ngôi sao xa xôi” trên đỉnh Trường Sơn, những ngôi sao dẫn đường cho dân tộc Việt nam đi tới thắng lợi.
11. CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)
- Vì chiếc lược ngà là kỷ vật cuối cùng ông Sáu dành cho con.
- Là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu-> chiếc lược của hi vọng và niềm tin, là quà tặng của người đã khuất.... 
-------------------
1. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa”:
Tác giả đặt tên truyện là “Lặng lẽ Sa pa” vì Sa pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng- nơi nghỉ mát nổi tiếng, lí tưởng. Thế nhưng, bên trong cái vỏ yên tĩnh, lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc, đối với đất nước. 
Họ là những nhà khoa học không có tên. Tên của họ gắn liền với công việc. Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp, đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn, chăm chú rình xem cách con ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào, để rồi nghĩ ra cách thụ phấn cho hàng vạn cây su hào, lai tạo và cho ra giống su hào to hơn, ngọt hơn, tốt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc. Đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày xa cơ quan, lúc nào cũng luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất. Những con người ấy, họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước. 
Nhan đề “Lặng lẽ Sa pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện: ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng của các nhà khoa học ở Sa pa.
2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
“Mùa xuân nho nhỏ” là 1 nhan đề lạ, một ẩn dụ sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là biểu tượng cho những gì tinh túy nhất, đẹp đẽ nhất của sự sống và của cuộc đời mỗi con người. 
Tên bài thơ thể hiện nguyện ước chân thành, khiêm tốn của nhà thơ: muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ”, nghĩa là sống đẹp, sống có ích, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình- làm một “mùa xuân nho nhỏ” để góp phần làm tươi đẹp thêm mùa xuân lớn của đất nước của cuộc đời. Đó phải chăng cũng chính là khát vọng được hòa nhập 
để tận hiến của tác giả?
Nhan đề này đã thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng. Nó góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ: là tiếng lòng tha thiết yêu mến & gắn bó sâu nặng với đất nước, với cuộc đời của người chiến sĩ cách mạng trọn đời cống hiến, hy sinh vì hạnh phúc của mọi người.
3. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Bến quê”:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là “Bến quê”. Bởi vì, đây là hình ảnh xuyên suốt tác phẩm. Nó vừa có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc lại vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các hình ảnh trong truyện làm nổi bật chủ đề .
“Bến quê” là những gì gần gũi, thân thương nhất với Nhĩ. Đó là những cành hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh hoa màu tím thẫm; là cái bờ đất lở dốc đứng, có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày; là cái bãi bồi màu mỡ, tươi tốt nằm phơi mình bên kia sông Hồng; là người vợ hiền thục, đảm đang, ân nghĩa, thủy chung sẵn sàng chịu đựng, hy sinh, dành tất cả tình cảm yêu thương, chăm chút cho anh trong những ngày tháng cuối đời; là bầy trẻ với những ngón tay “chua lòm mùi nước dưa"; là ông lão láng giềng sẵn sàng giúp đỡ, hỏi han, động viên anh mỗi ngày... Tất cả là những gì giàu có, đẹp đẽ, thuần phác, cổ sơ nhất của mảnh đất quê hương xứ sở- nơi đã sinh thành ra anh và sẽ đón nhận anh về khi anh nhắm mắt xuôi tay. Đó còn là mái ấm gia đình- điểm tựa để anh cất cánh bay cao đồng thời cũng là nơi nương tựa vững chắc, bình yên của anh trong những ngày tháng cuối đời. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người.
Nhan đề “Bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của cuộc sống, của quê hương. Đó cũng là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc được cô đúc qua nhan đề của tác phẩm.
4. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”:
“Những ngôi sao xa xôi” là hình ảnh ẩn dụ về ba cô thanh niên xung phong (Nho, chị Thao, Phương Định) trong tổ Trinh sát mặt đường, trên một cao điểm ác liệt thuộc tuyến đường Trường Sơn, 
Họ là những hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp và sức tỏa sáng kì diệu. Đó là thứ ánh sáng lấp lánh, thoắt ẩn thoắt hiện xa xôi, mà lại có sức mê hoặc lòng người. Các chị quả thật xứng đáng là những ngôi sao sáng lấp lánh trên đỉnh Trường Sơn. Tuy xa xôi mà gần gũi trong lòng yêu thương cảm phục của mọi người, mọi thời đại. 
."Những ngôi sao xa xôi" là một nhan đề lãng mạn, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của truyện: đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là vẻ đẹp trong tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. 
5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
Nhan đề bài thơ khá dài, ta tưởng chừng như có chỗ thừa. Nhưng chính nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ khác lạ, độc đáo của nó. Nhan đề của bài thơ làm nối bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính. Hình ảnh này là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó, am hiểu hiện thực của nhà thơ về đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời, nhà thơ lại thêm vào nhan đề hai chữ “bài thơ” cho ta thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khẳng định chất thơ toát lên từ hiện thực trần trụi ấy. 
Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, bất khuất, trẻ trung, vượt trên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của chiến tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docY NGHIA TAC PHAM VAN 9.doc