Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm văn học lớp 9

Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm văn học lớp 9

Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm văn học lớp 9

1) Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền

 2) Vũ trung tùy bút : Tùy bút viết trong những ngày mưa

3) Ngô gia văn phái : Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì trong đó có 2 nhân vật chính là Ngô Thì Chí làm quan triều Lê Chiêu Thống , Ngô Thì Du làm quan triều nhà Nguyễn

4) Hoàng Lê nhất thống chí : tác phẩm viết bằng chữ Hàn , có thể xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê

5) Đồng chí : 1 tình cảm rất đẹp rất mới của người chiến sĩ cách mạng thời chống Pháp

6) Bài thơ về tiểu đội xe không kính : Nhan đề bài thơ rất lạ rất độc đáo gây sự chú ý cho người đọc , thể hiện cách nhìn cách khai thác hiện thực của tác giả . Tác giả không chỉ viết về những chiếc xe không khính mà là hiện thực của chiến tranh khốc liệt , chất thơ của hiện thực ấy , chất thơ của tuổi trẻ , chất thơ người lính lái xe hiên ngang dũng cảm vượt qua khó khăn của chiến tranh để chiến thắng

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm văn học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm văn học lớp 9 
1) Truyền kì mạn lục : Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền
 2) Vũ trung tùy bút : Tùy bút viết trong những ngày mưa
3) Ngô gia văn phái : Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì trong đó có 2 nhân vật chính là Ngô Thì Chí làm quan triều Lê Chiêu Thống , Ngô Thì Du làm quan triều nhà Nguyễn
4) Hoàng Lê nhất thống chí : tác phẩm viết bằng chữ Hàn , có thể xem là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê
5) Đồng chí :  1 tình cảm rất đẹp rất mới của người chiến sĩ cách mạng thời chống Pháp
6) Bài thơ về tiểu đội xe không kính : Nhan đề bài thơ rất lạ rất độc đáo gây sự chú ý cho người đọc , thể hiện cách nhìn cách khai thác hiện thực của tác giả . Tác giả không chỉ viết về những chiếc xe không khính mà là hiện thực của chiến tranh khốc liệt , chất thơ của hiện thực ấy , chất thơ của tuổi trẻ , chất thơ người lính lái xe hiên ngang dũng cảm vượt qua khó khăn của chiến tranh để chiến thắng 
7) Bếp lửa : Hình ảnh này tuy rất quen thuộc đối với mỗi gia đình Việt Nam thời xưa mà còn là thể hiện một tình cảm rất đẹp rất thiêng liêng . Đó là tình bà cháu . Nhà thơ ở xa đã gửi gắm tình cảm của mình với bà của mình ở quê nhà
8) Ánh trăng :  Không chỉ là vẻ đẹp vĩnh hẳng của quê hương đất nước mà còn biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình , là lẻ sống thủy chung của con người . Qua đó , tác giả muốn nhắc người đọc về " Uống nước nhờ nguồn " , ân nghĩa , ân tình với quá khứ 
9) Chiếc lược ngà : Là kỉ vật cuối cùng mà ông Sáu dành cho bé Thu là hiện thân của tình cảm cha con Ông Sáu
10) Lặng lẽ Sa Pa : Đó khôn chỉ là vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào . Đằng sau cái vẻ lặng lẽ đó là cuộc sống sôi nổi của nhưng con người có trách nhiệm cho quê hương đất nước mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên SƠn cao 2800 m âm thầm lặng lẽ cống hiện sức mình cho đất nước 
11) Mùa xuân nho nhỏ : tên bài thơ là 1 sự sáng tạo độc đáo một phát hiện mới mẽ của tác giả . Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ tượng trưng cho những gì đẹp nhất tinh túy nhất của sự sống của con người mỗi con người . Thanh Hải muốn làm 1 mùa xuân nghĩa là sống đẹp sống có ích sống với sức tươi trẻ của mình nhưng âm thầm lặng lẽ . Góp mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc thể hiện quan điểm về sự thống nhất cái chung và cái riêng giữa cá nhân và tập thể  
12) Đoạn trường tân thanh : bằng chuyện Kiều tiếng kêu đến não lòng
: Câu 4 (12 điểm): Tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. 
Đây là bốn dạng đề mở. Vì vậy, học sinh có thể trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. Học sinh có thể trình bày bài làm của mình dưới nhiều cách, song cần đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau:
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Bằng Việt (thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ Bằng Việt hấp dẫn người đọc bởi sự trong trẻo, mượt mà và chiều sâu triết lý) ; về bài thơ Bếp lửa (chú ý hoàn cảnh sáng tác).
b. Suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình bà cháu trong bài thơ:
Tình bà cháu thắm thiết, cảm động được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa. 
- Hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm / Một bếp lửa ấp iu nồng đượm khơi gợi kỷ niệm thời thơ ấu bên người bà. Bếp lửa hiện lên trong kí ức như tình bà ấm áp, như sự đùm bọc của bà.
- Những suy ngẫm về người bà: đó là những suy ngẫm về cuộc đời nhiều gian khổ nhưng giàu hi sinh, tần tảo của người bà. Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình: Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ /Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm / Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ sau: Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen / Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn / Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Đứa cháu dù đi xa, vẫn không thể quên bếp lửa của bà, không quên tấm lòng thương yêu đùm bọc của bà. Bếp lửa ấy đã trở thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin, nâng bước cháu trên chặng đường dài. Kỳ diệu hơn, người cháu nhờ hiểu và yêu bà mà thêm hiểu nhân dân, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh quê hương xứ xở.
c. Đánh giá chung:
- Bài thơ khiến người đọc xúc động bởi tình cảm bà cháu chân thành, thắm thiết. Nhà thơ đã khéo sử dụng hình ảnh bếp lửa. Đây là là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mỹ cao: vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện chiều sâu triết lý của bài thơ.  
- Tình cảm yêu quý, biết ơn của người cháu đối với bà trong bài thơ chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, điểm khởi đầu của tình yêu đất
Hình ảnh người mẹ trong bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược.
 Bài thơ đồng thời là lời hát ru. Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan (đồng thời miêu tả hình ảnh người mẹ). Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm, lời ru trong tim (Lưng đưa nôi và tim hát thành lời). Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau, đan cài, hoà quyện vào nhau làm nên những khúc hát ru vừa đằm thắm, dịu dàng, vừa trầm tư, sâu lắng. Vì kết cấu bài thơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhau như những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát. Bài thơ có ba khúc ru. Mỗi khúc hát ru là một đoạn thơ. Ở đoạn thơ thứ nhất, người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội. Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày, thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ. Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con. Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự, lời tự nhủ, lời mẹ thầm nói với chính mình. Lòng yêu con của mẹ gắn liền với tình thương yêu bộ đội :
 “Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội
 Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
 Mai sau con lớn vung chày lún sân...”
 Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trong tình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội. Trong đoạn thơ thứ hai, bà mẹ Tà Ôi địu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi. Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ của người mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời và những hình ảnh độc đáo :
 “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”
 Trong câu thơ trên hình ảnh mặt trời là một hình ảnh thực. Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây cỏ, làm cho cây cỏ thêm tươi tốt, như cây ngô bắp to, hạt mẩy. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là ẩn dụ. Tác giả so sánh ngầm Cu Tai là mặt trời của mẹ. Coi con như mặt trời thì quả là lòng mẹ yêu quí con vô hạn, mong đợi ở con rất nhiều. Đó là ánh sáng, là nguồn sống, là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ. Hai câu thơ, hai hình ảnh tôn nhau lên, đối ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. Lời ru của người mẹ Tà Ôi ngân nga trong trái tim mẹ khi mẹ địu con đi tỉa bắp vẫn hướng về đứa con thơ yêu quí của mình. Lòng thương yêu con của mẹ trong hoàn cảnh này gắn liền với tình thương yêu dân làng - những người dân lao động nghèo đói :
 “Mẹ thương A Kay, Mẹ thương làng đói
 Con mơ cho mẹ hạy bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi”.
 Trong đoạn thơ thứ ba, người mẹ địu con trong tư thế đang “chuyển lán”, “đạp rừng”. Bà mẹ băng rừng, địu con trên lưng đưa con đi “để giành trận cuối”. Lòng yêu con của mẹ đến đây gắn liền với lòng yêu nước : “Mẹ thương A Kay mẹ thương đất nước”. Người mẹ gửi gắm vào giấc mơ của con niềm khao khát được gặp Bác Hồ và mong đất nước được độc lập tự do :
 “Con mơ cho mẹ được gặp Bác Hồ
 Mai sau con lớn thành người tự do”.
 Tiếng hát ru con của người mẹ Tà Ôi không phải được cất lên bên cánh võng hay trên giường ấm nệm êm trong phòng ngủ. Tiếng hát ru ấy ngân lên trong trái tim của mẹ khi mẹ địu con giã gạo, tỉa bắp trên núi, khi mẹ “chuyển lán”, “đạp rừng” hoặc trên đường ra chiến trường để giành trận cuối. Như vậy, bà mẹ Tà Ôi là một người mẹ lao động, trực tiếp sản xuất, phục vụ cho chiến đấu của toàn dân tộc. Tình thương con, thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước hoà quyện vào nhau trong tấm lòng của một người mẹ miền núi yêu nước trong những năm tháng chống Mĩ khó khăn, gian khổ.
 Theo lời ru (và cũng là tình yêu thương của mẹ), theo bước chân của người mẹ Tà Ôi, không gian cũng được mở rộng dần: từ sân (khi mẹ giã gạo) đến ngọn núi Ka Lưi (khi mẹ đi tỉa bắp) rồi đến những rừng những suối khi mẹ chuyển lán đạp rừng. Và ước mơ, khát vọng của người mẹ gửi gắm qua lời hát ru tha thiết, nặng tình nặng nghĩa ấy cũng mỗi lúc một lớn dần : “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần” đến “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”... Từ mong muốn “Mai sau con lớn vung chày lún sân” đến “Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi” cuối cùng cũng bùng lên thành một khát vọng cháy bỏng “Mai sau con lớn làm người tự do”. 
 Tinh thần, không khí sục sôi của đất nước trong những năm tháng đánh Mĩ đã đi vào lời hát ru của những bà mẹ. Cuộc chiến tranh nhân dân khiến cả đến những bà mẹ miền núi có con nhỏ vào cuộc chiến đấu hi sinh, gian khổ. Biết bao em bé đã “lớn trên lưng mẹ” đi “đến chiến trường” và trong số họ không ít những người đã thành những anh hùng dũng sĩ. Qua những khúc hát ru với những điệp khúc đã trở đi trở lại nhưng vẫn có sự biến hoá phát triển, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện thật sinh động, ám ảnh đầy sức mạnh nghệ thuật khát vọng mãnh liệt độc lập tự do của toàn dân tộc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docOn luyen lop 9.doc