Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131 đến tiết 135

Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131 đến tiết 135

Tiết 131-132: TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình ngữ văn trung học cơ sở. Nắm được một số điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, đọc hiểu văn bản nhật dụng.

2. Tích hợp: Với phần TV ở bài “Chương trình địa phương” với phần tập làm văn ở bài viết số 7, với thực tế cuộc sống ở những vấn dề nổi bật trong các chương trình thời sự trên ti vi tuần vừa qua hoặc những vấn đề thời sự nơi học sinh ở.

3. Rèn kỹ năng:hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng hệ thống hoá

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị tổng kết ở nhà

III. TIẾN TRÌNH:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra: Kết hợp

3. Tổ chức các hoạt động:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 690Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 131 đến tiết 135", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Tiết 131-132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng.
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức rõ bản chất khái niệm văn bản nhật dụng, hệ thống hoá được các chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình ngữ văn trung học cơ sở. Nắm được một số điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, đọc hiểu văn bản nhật dụng.
Tích hợp: Với phần TV ở bài “Chương trình địa phương” với phần tập làm văn ở bài viết số 7, với thực tế cuộc sống ở những vấn dề nổi bật trong các chương trình thời sự trên ti vi tuần vừa qua hoặc những vấn đề thời sự nơi học sinh ở.
Rèn kỹ năng:hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng hệ thống hoá
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị tổng kết ở nhà
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Kết hợp
Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1
Học sinh đọc lại mục I sgk
?Văn bản nhật dụng có phải là khái niệm thể loại không?
? Điểm chủ yếu cần lưu ý của khái niệm này là gì?
? Từng văn bản đã học có phải không có thể loại hay không? Vì sao?Ví dụ?
? Học văn bản nhật dụng để làm gì?
Hoạt động 2
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống hoá kiến thức và nhận xét.
Hoạt động 3
HS đọc mục III
Ggiáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê về hình thức của các văn bản.
Hoạt động 4
HS đọc mục IV sgk
? Trình bày phương pháp tìm hiểu văn bản nhật dụng của em?
HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Khái niệm văn bản nhật dụng:
Điểm cần lưu ý:
-chức năng :Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá Những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
-Đề tài phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống. 
-Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
-Không. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: Miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luân, điều hànhNghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
-Mở rộng hiểu biết toàn diện, tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học:
Học sinh đọc phần II sgk .
=>Tất cả các văn bản trên đều đạt yêu cầu của văn bản nhật dụng: Vừa có tính cập nhật, vừa có tính lâu dài, không ít văn bản có tính văn chương: Cổng trường mở ra.
III. Hình thức văn bản nhật dụng:
=>Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi kiểu thể loại, kiểu loại văn bản. Và văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại..
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp học văn bản nhật dụng.
Đọc kỹ các chú thích về sự kiện hiện tượng hay vấn đề.
Tạo thói quen liên hệ thực tế bản thân, thực tế cộng đồng.
Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp.
Vận dụng kiến thức của các môn học khácđể học hiểu văn bản hoặc ngược lại.
Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học truyền thông trên TV, đài và các sách báo hàng ngày..
*Ghi nhớ(sgk)
Hoạt động 5
Luyện tập:
Tìm hiểu vấn đề sau: Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nạn hút thuốc lá ở lớp em, thôn phố em?
Hoạt động 6. Củng cố: GV nhấn mạnh nội dung bài học.
4. Giao nhiệm vụ:Học bài chuẩn bị bài mới.
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 133 Chương trình địa phương
(phần tiếng việt)
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức: Ôn tập củng cố kiến thức về chương trình địa phương
Tích hợp:Với các văn bản văn và tập làm văn đã học 
Rèn kỹ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình ngữ văn cơ sở.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Soạn giáo án
Học sinh:chuẩn bị bài
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra:Kết hợp trong bài
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1
Học sinh đọc đoạn trích sgk.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định từ ngữ địa phương?
?Học sinh đọc?
?Đối chiếu các câu: Cho biết từ “kêu” nào là từ địa phương, từ nào là từ toàn dân?
? Thay thế bằng từ nào?
? Học sinh đọc bài tập 3.
? Trong hai câu đố sau, từ nào là từ địa phương? Những từ đó tương đương với những từ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
? Hãy điền vào những từ địa phương tìm được ở các bài tập 1,2,3 và các từ toàn dân tương ứng vào bảng tổng hợp theo mẫu sgk
Hoạt động 2
? Có nên để cho nhân vật Thu trong truyện “Chiếc lược ngà” dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
? Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
I.Xác định từ ngữ địa phương:
Bài tập 1.
Bài tập 2.
Kêu: Từ toàn dân( Kêu , kêu gọi, kêu to, kêu cứuƯ
Kêu: Từ địa phương (Kêu=gọi)
Bài tập 3.
Trái= quả ; Chi = gì ; Kêu = gọi
 Trống hổng trống hảng = Trống huếch trống hoác
Bài tập 4.
Lập bảng theo mẫu sgk
II.Bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương:
Bài tập 5:
-Không nên để bé Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ rộng rãi, do đó chưa thể có đủ một vốn từ ngữ toà dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương.
-Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phương cho câu chuyện. Tuy nhiên, mức độ sử dụng của tác giả là vừa phải.
Hoạt động 3 Củng cố
Giáo viên nhấn mạnh nội dung bài học.
4.Giao nhiệm vụ
-Về nhà sưu tầm những từ ngữ địa phương ở quê hương em
5.Rút kinh nghiệm:
Tiết 134 – 135 Viết bài tập làm văn số 7
I. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:Ôn tập tổng hợp về lý thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận
Tích hợp: Với các kiến thức về văn và tiếng việt đã học.
Rèn kỹ năng viết văn bản nghị luận nói chung : nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích), nghị luận về thơ, bài thơ nói riêng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:Ra đề + đáp án.
Học sinh:Ôn tập kiến thức.
III. Tiến trình:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra:
Tổ chức các hoạt động:
Đề bài: Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
*Yêu cầu:
-Muốn viết bài văn nghị luận văn học hay thì ngoài lý thuyết và kỹ năng về văn bản nghị luận đã học, ngoài kiến thức về văn và tập làm văn cần phải sử dụng , người viết còn cần phải có vốn sống và năng lực cảm thụ trực tiếp tác phẩm.
*Đáp án:
Mở bài: Giới thiệu bài thơ và khái quát nội dung của bài thơ.
Cảm nhận và suy nghĩ về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ.
*Nội dung: + Tình yêu con tha thiết, đùm bọc che chở, chăm sóc khi con còn nhỏ => Không khí gia đình ấm áp.
 + Người con cuộc sống lao động cần cù, êm đềm và vui tươi của người đồng mình.
 + Những đức tính của người đồng mình
 -Mong ước của cha:
 + Con sống phải có tình nghĩa, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo và vất vả.
 + Con biết tự hào với truyền thống quê hương, mong con tự tin vững bước trên đường đời.
=>Tình yêu thương con tha thiết lòng tự hào trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương mình.
*Nghệ thuật: Giọng điệu tha thiết, hình ảnh cụ thể có sức khái quát mộc mạc, giàu chất thơ, bố cục mạch lạc , mạch cảm xúc diễn tiến hợp lý, tự nhiên.
*Lưu ý: Trong quá trình phân tích nên lồng ghép cả nội dung và nghệ thuật cho bài viết sinh động.
Kết bài: Khái quát về nội dung,tư tưởng, giá trị của bài thơ.
Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ kiểm tra.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docvan ban nhat dung cuc ki hay.doc