Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 4

Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 4

 NGỮ VĂN. BÀI 4. TIẾT 16

 Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương

 ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ )

A. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài học giúp học sinh:

1. Kiến thức:

 Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; nắm được một số đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật kể chuyện, dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết hiện thực, sử dụng điển tích , lời văn biền ngẫu.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, với văn bản truyện cổ tích Vợ chàng Trương.

3. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.

B. Chuẩn bị:

- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1

 Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

- HS: + Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 +Tìm đọc truyện cổ tích Vợ chàng Trương.

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 9 - Trường THCS Thành Nhân - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4. 
 Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 16
 Văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương
 ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ )
A. Mục tiêu cần đạt: 
Qua bài học giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
 Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; nắm được một số đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật kể chuyện, dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết hiện thực, sử dụng điển tích , lời văn biền ngẫu.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, với văn bản truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
3. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
 Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
- HS: + Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
 +Tìm đọc truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung ý nghĩa văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em? 
- Kể tên những tác phẩm văn học trung đại mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Nêu một vài đặc điểm của những tácc phẩm đó?
Bước 3: Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã được học một số tác phẩm văn học trung đại. Đó đều là những câu chuyện đầy cảm động về tình cảm giữa mẹ với con, tình cảm giữa con người với thế giới thiên nhiên sinh động và gắn bó. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một tác phẩm nữa, để hiểu rõ hơn về tình mẹ con, tình vợ chồng, về nhân cách cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Dữ. Ông đã dựa trên một cốt truyện cổ để xây dựng hình ảnh một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết nhưng phải chịu những nỗi oan trái, bất hạnh.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Gọi học sinh đọc chú thích * trong sgk.
? Nêu những nét chính về tác giả ?
- GV: Thế kỉ XVI xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu bước vào thời đầy những biến động về chính trị, văn hóa. Triều Lê khủng hoảng Nguyễn Dữ là người học rộng, tài cao nhưng ông chỉ làm quan một thời gian ngắn rồi lui về ở ẩn, chuyên tâm dạy học.
? Em hiểu gì về tên Truyền kì mạn lục?
- Truyền kì: những truyện lưu truyền kì lạ trong dân gian.
- Mạn lục: ghi chép tản mạn
 ghi chép lại những truyện li kì tring dân gian
- Người ta gọi tác phẩm này là Thiên cổ kì bút
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
? Vì sao em cho là tự sự? Truyện được kể theo ngôi nào?
? Ngoài ra em thấy còn có phương thức biểu đạt nào khác?
Gọi HS đọc một đoạn.
Gọi HS nhận xét cách đọc của bạn.
GV đọc tiếp một đoạn.
Gọi HS đọc đoạn còn lại.
? Câu chuyện được kể xoay quanh nhân vật trung tâm nào?
? Chủ đề chính của truyện là gì?
? Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện?
- HS tóm tắt nội dung chính của truyện. GV hướng dẫn HS điều chỉnh .
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
Nêu ý chính của mỗi phần?
a. Hạnh phúc của Vũ Nương. 
b. Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
c. Vũ Nương được giải oan.
? Phần truyện nào gợi cho em nhiều sự thương cảm nhất?
Theo dõi phần 1 của văn bản.
? Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu qua các chi tiết nào? Trong gia đình , nàng là người vợ như thế nào?
? Trước khi Trương Sinh đi lính nàng đã nói gì?
? Khi Trương Sinh vắng nhà, thái 
độ của nàng với mẹ chồng được kể qua chi tiết nào?
? Em có nhận xét gì về những lời giới thiệu này ?
? Qua những chi tiết trên, em hiểu gì về Vũ Nương?
Gv: Những nét đẹp này trong tâm hồn Vũ Nương cũng chính là nét đẹp trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.
? Qua phần đầu câu chuyện, em thấy cuộc sống của Vũ Nương có hạnh phúc không? Cuộc sống hạnh phúc đó do ai tạo ra? Cảm nghĩ của em về Vũ Nương?
? Em linh cảm như thế nào về cuộc sống của Vũ Nương khi nàng sống với một người chồng đa nghi, không có học, con nhà hào phú?
Yêu cầu học sinh kể ngắn gọn.
Hướng dẫn học sinh tóm tắt.
Đọc chú thích.
1 HS trả lời.
Nghe
Suy nghĩ, trả lời.
Giải nghĩa từ.
Nhận xét
Suy nghĩ, trả lời.
Đọc .
Nghe.
Đọc, nhận xét.
Hoạt động độc lập.
Dựa vào vở soạn bài để tóm tắt.
Dựa vào vở soạn bài để trả lời.
HS tự bộc lộ.
Theo dõi văn bản, tìm dẫn chứng.
Hoạt động độc lập.
Thảo luận tự do.
Hoạt động độc lập.
Thảo luận nhóm.
Độc lập suy nghĩ, trả lời.
1 HS kể.
Tập tóm tắt.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Nguyễn Dữ ( ? - ? ) người huyện Trường Tân ( nay là huyện Thanh Miện - Hải Dương )
- Ông sống ở thế kỉ XVI, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Ông chỉ làm quan một thời gian ngắn, sau lui về dạy học để giữ trọn nhân cách thanh cao của mình.
2. Tác phẩm:
- Truyền kì mạn lục là một tác phẩm viết bằng chữ Hán . Nội dung truyện thường khai thác các truyện dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam.
- Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16/20 của tác phẩm.
- Truyện lấy từ cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương.
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự ,kể về cuộc đời một con người theo ngôi kể thứ 3.
- Ngoài ra, văn bản còn có sự kết hợp của phương thức biểu cảm
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Chú ý hơn các chú thích: 1,3,4,7,11,12,13.
2. Tóm tắt văn bản:
- Nhân vật chính: Vũ Nương
- Chủ đề: Số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Nội dung chính:
+ Vũ Nương đẹp người, đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh con nhà hào phú trong làng, có tính hay ghen.
+ Gia đình đang yên ấm thì chàng Trương 
phải đi lính. Vũ Nương ở nhà vừa nuôi con vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Nàng thường chỉ cái bóng của mình trên vách đùa con là cha nó.
+ Khi trở về Trương Sinh nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được cho mình bèn nhảy xuống sông tự vẫn.
+ Khi chàng Trương hiểu ra mọi chuyện thì đã muộn. Chàng hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ nhưng không thể trở về nhân gian
3. Bố cục: Chia 3 phần
a. Từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ để mình.
b. Tiếp đến nhưng việc trót đã qua rồi.
c. Còn lại.
4. Phân tích:
a. Hạnh phúc của Vũ Nương.
...tính thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp...
...rất biết giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào để vợ chồng phải thất hòa...
...thiếp chẳng dám mong đeo ấn phong hầu.... ngày về mang theo hai chữ bình yên...
mẹ chồng ốm:....hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật, ngọt ngào khuyên lơn....lo ma chay tế lễ 
như đối với cha mẹ mình
 Lời lẽ dành cho Vũ Nương hết sức trân trọng.
Nàng là người có tâm hồn dịu dàng, sâu sắc và chân thật; là một người con hiếu thảo, một người vợ giàu đức hi sinh, luôn mong mỏi một hạnh phúc trọn vẹn
* HS thảo luận :
- Hạnh phúc ấy do chính Vũ Nương tạo ra và vun đắp. Điều ấy cho thấy nàng khát khao một hạnh phúc thực sự.
 quí trọng, thương mến, cảm phục nghị lực và tấm lòng của nàng.
- Đó có thể sẽ là một hạnh phúc không trọn vẹn lo lắng cho nàng.
III. Luyện tập:
1. Kể lại ngắn gọn nội dung của truyện?
2. Tóm tắt bằng một đoạn văn?
3. Phát biểu cảm nghĩ của em về Vũ Nương thông qua phần đầu của truyện?
Bước 4: Củng cố.
- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện về Vũ Nương?
- Nêu cảm nghhĩ của em về cuộc sống của Vũ Nương?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm chắc nội dung tóm tắt truyện.
- Tiếp rục tìm hiểu phần còn lại.
 ______________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 17
Văn bản: Chuyện người con gái nam Xương
 ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ )
A. Mục tiêu cần đạt: 
Qua bài học giúp học sinh:
- Phân tích nhân vật để thấy rõ số phận oan trái của Vũ Nương, của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyenẹ, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện tryền kì.
- Tiếp tục hoàn thiện những yêu cầu tích hợp và rèn kĩ năng đề ra ở tiết 16.
B. Chuẩn bị: 
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
 Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động: 
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương?
Bước 3: Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong tiết 16 chúnh ta đã bước đầu tìm hiểu và thấy được cuộc sống hạnh phúc mà Vũ Nương có được là do chính nàng, bằng tấm lòng nhân hậu , đức hi sinh cao đẹp của mình tạo ra và cun đắp. Liệu sống với một người chồng có tính đa nghi, hay ghen lại con nhà hào phú này , hạnh phúc đó có còn nguyên vẹn được không? Phần còn lại của câu chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu về điều đó? 
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Yêu cầu học sinh theo dõi phần 2 của truyện.
? Hãy kể tóm tắt nỗi oan của Vũ Nương?
? Theo dõi câu chuyện, em thấy người gây ra oan trái cho Vũ Nương là ai? ( đứa trẻ, cái bóng, hay là Trương Sinh? )
? Trương Sinh đã làm những gì gây đau khổ cho Vũ Nương?
? Những hành động và cử chỉ đó cho em thấy Trương Sinh là người như thế nào?
- Đúng như dự đoán ban đầu, con người như Ttrương Sinh chẳng thể nào mang lại hạnh phúc cho nàng, bởi bản tính ích kỉ của kẻ hay ghen của thói gia trưởng luôn tự cho mình là đúng và không quan tâm đến tâm sự của người khác .
? Kể gây oan trái cho Vũ Nương lại chính là người mà nàng yêu thương, tìm mọi cách để giữ gìn hạnh phúc gia đình. ? Em nghĩ gì về việc này?
? Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã dùng lời lẽ như thế nào để thanh minh cho mình?
? Em hãy phân tích những lời lẽ đó?
? Mục đích và tâm trạng của Vũ Nương trong những câu nói đó là gì? 
? Thanh minh không được, nàng đã dùng hành động như thế nào?
? Đây có phải là hành động tự phát không?
( Không phải là hành động tự phát vì nàng có sự chuẩn bị)
? Qua lời nói, hành động của Vũ Nương em cảm nhận nàng là con người như thế nào?
Hành động của nàng thể hiện nhân cách thanh cao của người phụ nữ đức hạnh.
? Theo em, cái chết của Vũ Nương nói với ta điều gì về số phận và nhân cách của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
? Theo em, chi tiết nghệ thuật nào đắt giá nhất trong câu chuyện? Vì sao?
? Hãy kể lại đoạn truyện cuối cùng của văn bản?
? Vũ Nương đã nói gì khi Phan Lang nhắc đến quê hương?
? Tại sao nàng lại nói như vậy?
? Nhưng cuối cùng, Vũ Nương lại thay đổi ý định như thế nào?
? Hãy phân tích sự thay đổi đó?
? Cuộc trở về của Vũ Nương được miêu tả như thế nào? nàng đã nói những gì?
? Em có nhận xét gì về sự trở về của Vũ Nương? 
? Sự trở về cùng với lời nói của nàng cho thấy nàng là con người như thế nào?
? Cách kể ở phần kết thúc câu chuyện có gì khác thường? Theo em, cách kể này có tác dụng gì?
? Em thích chi tiết kì ảo nào nhất? Vì sao?
? Việc Vũ Nương không quay trở về nhân gian nói với ta điều gì về cuộc  ... ất bình đẳng: Dễ Choắt có mặc cảm thấp hèn; Dế Mèn thì ngạo mạn, hách dịch.
- Đoạn b: Cả hai nhân vật đều xưng hô: tôi - anh cách xưng hô bình đẳng, Dế Mèn không còn ngạo mạn, hách dịch; Dế Choắt thì hết mặc cảm thấp hèn, sợ hãi. 
Có sự thay đổi như vậy vì tình huống giao tiếp đã thay đổi: ở đoạn b. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.
2. Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập:
Bài tập 1 ( sgk - 39 )
- Nhầm lẫn giữa từ chúng tôi và chúng ta.
 Có sự nhầm lẫn này là do ảnh hưởng thói quen dùng từ trong tiếng mẹ đẻ của cô học viên.
Bài tập 2: ( sgk - 40 )
- Dùng chúng tôi mà không dùng tôi để tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản; đồng thời thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.
Bài tập 5: ( sgk - 40 )
- Cách xưng hô của Bác gần gũi, thân mật và thể hiện sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng.
Bài tập 6 ( sgk - trang 41 )
- Cai lệ là kẻ có quyền thế nên xưng hô trịch thượng hống hách
- Chị Dậu là người thấp cổ bé họng nên phải xưng hô một cách nhún nhường.
- Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu phản ánh những biến đổi về tâm lí và những hành vi ứng xử trong một hoàn cảnh đang bị cường quyền bạo lực dồn đến đường cùng.
Bước 4: Củng cố.
- Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, nắm vững nội dung.
- Làm bài tập 3,4 ( sgk - 40 )
- Làm bài 7 ( BTNV )
 _____________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 19
Tiếng Việt: Cách dẫn trực tiếp 
 và cách dẫn gián tiếp
A. Mục tiêu cần đạt:
Qua bài học giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong viết văn bản.
2. Tích hợp với phần Văn qua văn bảnChuyện người con gái Nam Xương, với Tập làm văn ở bài Luyện tập tóm tắt khi viết văn bản.
3. Rèn kĩ năng trích dẫn khi viết văn.
B. Chuẩn bị: 
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Làm bài tập tiết 18. Đọc trước bài.
C. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Xưng hô trong hội thoại cần chú ý gì?
- Chữa bài tập 3,4 ( sgk )
Bước 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Yêu cầu học sinh theo dõi ví dụ sgk ( 53 ).
? Trong hai đoạn văn a,b phần in đậm nào được nói ra thành lời? Phần in đậm nào là ý nghĩ? 
? Phần in đậm được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu gì?
? Có thể thay đổi vị trí giữa bộ phận in đậm với bộ phận đứng trước nó được không? Nếu được thì giữa hai bộ phận đó sẽ ngăn cách bằng dấu gì?
? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em rút ra kết luận gì?
Yêu cầu học sinh theo dõi ví dụ phần II ( sgk - 53 )
? Phần in đậm trong ví dụ a,b là lời nói hay ý nghĩ? 
? Có dấu hiệu nào để phân biệt phần in đậm với các phần khác không?
? Có thể thay từ nào khác vào vị trí của từ rằng trong ví dụ b?
? Qua phần tìm hiểu trên đây, em rút ra kết luận gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk 54.
? Tìm lời dẫn trong các đoạn văn và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ? Là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?
Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
Chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu.
Sau 5 ' GV gọi học sinh lên bảng trình bày. 
? Hãy thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích theo cách dẫn gián tiếp? 
Theo dõi ví dụ.
Nhận xét.
Nhận xét.
Nhận xét.
Thảo luận tự do.
Theo dõi ví dụ.
Nhận xét.
Tìm từ thay thế.
Nhận xét, kết luận.
Đọc ghi nhớ.
Hoạt động độc lập.
Thảo luận tự do
Hoạt động nhóm
Hoạt động độc lập
I. Cách dẫn trực tiếp:
1. Tìm hiểu bài tập.
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói được phát ra thành lời. Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ ở trong đầu.
- Các phần in đậm trên được tách ra khỏi phần đứng trước nó bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
- Có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận đó. Khi thay đổi thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần.
2. Kết luận:
- Khi ta nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật thì gọi là lời dẫn trực tiếp.
- Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.
II. Cách dẫn gián tiếp:
1. Tìm hiểu bài tập.
- Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói. Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ.
- Phần in đậm ở ví dụ a không có dấu hiệu gì ngăn cách. Phần in đậm ở ví dụ b có từ rằng
- Có thể thay thế từ rằng bằng từ là.
2. Kết luận:
- Khi thuật lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật một cách không trọn vẹn thì là lời dẫn gián tiếp.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
III. Ghi nhớ: sgk - 54
IV. Luyện tập:
Bài tập 1 ( sgk - 54 )
- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn là:
a. A ! Lão già tệ lắm. Tôi ăn ở với lão như thế mà lão cư xử với tôi như thế này à? Dẫn lời nói; dẫn trực tiếp.
b. Cái vườn của con ta....mọi thức con rẻ cả.Dẫn ý nghĩ ; dẫn trực tiếp.
Bài tập 2 ( sgk - 54 )
- Học sinh hoạt động theo nhóm.
- Tự ghi bài làm của mình vào vở sau khi thảo luận.
Bài tập 3 ( sgk - 55 )
- Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: ....Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc thoa vàng mà dặn Phan Lang về nói hộ với chàng Trương rằng .......
Bước 4: Củng cố.
- Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Cách dẫn trực tiếp?
- Có yêu cầu gì về hình thức khi trích dẫn lời dẫn trực tiếp, gián tiếp?
Bước 5: Hướng dẫn về nhà:
- Học bài. Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài 4,5 ( BTNV - 21 )
 ___________________________________________________________________
Thứ ngày tháng năm 2006
 Ngữ văn. Bài 4. Tiết 20
Tập làm văn: Luyện tập 
 tóm tắt văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa kiến thức về tóm tắt văn bản tự sự đã được học ở học kì I lớp 8 và nâng cao ở lớp 9.
2. Tích hợp với các văn bản đã học ở phần đọc - hiểu, với cácbài Tiếng Việt ở việc sử dụng ngôn ngữ trong kể chuyện.
3. Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau: càng ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các ý chính, nhân vật chính.
B. Chuẩn bị:
- GV: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1
- HS: Xem lại bài đã học ở lớp 8 về tóm tắt văn bản tự sự.
C. Tiến trình dạy học:
Bước1 : Tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? ( kể lại vắn tắt cốt truyện để người đọc , người nghe hiểu được nội dung cơ bản của văn bản ấy)
- Khi tóm tắt văn bản tự sự cần chú ý những yêu cầu gì?( Cắn cứ vào những sự việc chính để tóm tắt; xen kẽ có mức độ các yếu tố phụ)
Bước 3: Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hình thức hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Gọi học sinh đọc 3 tình huống trong sgk - trang 58
? Từ các tình huống đó rút ra nhận xét về sự cần phải tóm tắt văn bản tự sự?
? Hãy tìm hiểu và nêu một số tình huống trong đời sống cần phải sử dụng kĩ năng tóm tắt văn bản?
? Từ đó, em rút ra kết luận gì về việc tóm tắt một văn bản?
Yêu cầu học sinh theo dõi đoạn tóm tắt Chuyện người con gái nam Xương( sgk - trang 58)
? Theo em, các sự việc đã nêu đã đầy đủ chưa?
? Có sự việc nào còn thiếu? Sự việc đó có cần thiết phải nêu trong phần tóm tắt không? Vì sao?
? Các sự việc đã nêu trong bản tóm tắt trên dẫ hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
? Trên cơ sở đã bổ sung các ý đầyđủ, em hãy sắp xếp và viết thành một bản tóm tắt truyện 
- GV hướng dẫn học sinh tóm tắt.
- Gọi đại diện học sinh lên trình bày theo các nhóm. Gọi nhóm khác nhận xét và cho điểm .
? Hãy tóm tắt ngắn gọn hơn nữa văn bản vừa tóm tắt ở trên?
? Vậy, tóm tắt một văn bản tự sự cần chú ý điều gì?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk
? Tóm tắt một sự việc xảy ra trong cuộc sồng mà em được nghe hoặc chứng kiến?
Đọc 3 tình huống a,b,c 
Suy nghĩ, nhận xét, trình bày.
Thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét.
Theo dõi bản tóm tắt.
Nhận xét.
Thảo luận tự do
Thảo luận nhóm.
Hoạt động nhóm.
Hoạt động độc lập.
Nhận xét.
Đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động độc lập.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự.
1. Tìm hiểu bài tập.
a. Phải kể lại diễn biến của bộ phim cùng tên với một tác phẩm đã học để người không đi xem nắm được.
b. là tình huống buộc người học phải trực tiếp đọc tác phẩm.
c. Thực chất đây là việc kể lại một cách tóm tắt TPVH mà mình yêu thích; do đó người kể phải trung thực với cốt truyện, tránh dài dòng.
- Một số tình huống trong đời sống :
+ Lớp trưởng báo cáo vắn tắt cho GVCN về một sự việc xảy ra với lớp mình.
+ Con kể lại vắn tắt cho bố( mẹ ) nghe về thành tích nào đó của mình vừa được nhà trường tặng giấy khen.
+ Người đi đường kể lại cho mọi người nghe về 1 tai nạn giao thông.
+ Công tố viên tóm tắt bản án trong một phiên tòa...
2. Kết luận:
- Tóm tắt văn bản là một nhu cầu tất yếu do cuộc sống đặt ra, nó là một hoạt động có tính phổ cập cao.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
1. Tìm hiểu bài tập: Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
- Các sự việc chính nêu tương đối đầy đủ.
- Thiếu sự việc: hai cha con ngồi bên ngọn đèn, đứa trẻ chỉ vào cái bóng trên tường và bảo đó là cha mình. Trương Sinh hiểu ra vô cùng hối hận...
sự việc quan trọng cởi nút mâu thuẫn trong văn bản.
- Chi tiết Trương Sinh nghe Phan lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang.... là chưa hợp lí
( thực tế, Trương Sinh đã hiểu ra sự việc từ trước đó)
2. Thực hành:
a. Tóm tắt Chuỵên người con gái Nam Xương bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng.
b. Tóm tắt ngắn gọn hơn nữa văn bản vừa tóm tắt?
Vũ Nương đẹp người đẹp nết, lấy Trương Sinh con nhà hào phú, tính đa nghi, hay ghen. Gia đình đang yên ấm thì chàng Trương phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, tin lời con nhỏ về chiếc bóng trên tường, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, gieo mình xuônga sông Hoàng Giang tự vẫn, được Đức Linh phi cứu, ở lại cung nước. Một đêm, Trương Sinh cùng con ngồi bên đèn . Đứa con liền chỉ lên chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người cha hay tới hàng đêm. Trương Sinh hiểu ra, hối hận vì nghi oan cho vợ nhưng đã muộn. Một người cùng làng là Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thủy cung. Khi Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi lời nhắn cho Trương Sinh. Trương 
Sinh lập đàn giải oan cho vợ trên bến sông. Vũ Nương trở về trên kiệu hoa giữa dòng sông rồi biến mất.
III. Ghi nhớ: sgk - trang 59
IV. Luyện tập:
Bài tập 2 ( sgk - 59)
- Gợi ý: 
+ Sự việc xảy ra với ai? ở đâu? vào lúc nào? 
+ Diễn biến sự việc ra sao? Kết quả?
Bước 4: Củng cố.
- Nhắc lại nội dung phần ghi nhớ ? 
- Nhận xét giờ luyện tập( tinh thần, thái độ học tập của học sinh)
Bước 5: Hướng dẫn về nhà.
- Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Luyện tập tóm tắt các sự việc trong đời sống.
- Làm bài tập 1( sgk - 59 )
 _____________________________________________________________________________
 Kí duyệt của tổ chuyên môn Kí duyệt của Ban giám hiệu
_____________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc