Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40

Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40

BÀI 8- TIẾT 36: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU.

 (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

Khắc hoạ chân dung tên dắt gái Mã Giám Sinh lưu manh, tư thế và tâm trạng của nàng Kiều nạn nhân của sự biến và đồng tiền.

2. Kĩ năng:

Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát và kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.

3: Thái độ:

Cảm nhận đựoc hình ảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn tê tái của nàng Kiều.

Thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ.

B. PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, liên hệ.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên.

SGK, SGV, Truyện Kiều, bài soạn.

2. Học sinh:

SGK, đọc và soạn bài.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp.(1)

2. Kiểm tra bài cũ:(5) Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

 

doc 19 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 36 đến tiết 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 8- Tiết 36: mã giám sinh mua kiều.
 (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) 
a. mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Khắc hoạ chân dung tên dắt gái Mã Giám Sinh lưu manh, tư thế và tâm trạng của nàng Kiều nạn nhân của sự biến và đồng tiền.
2. Kĩ năng:
Củng cố và rèn luyện kĩ năng đọc thơ lục bát và kể chuyện, phân tích nhân vật qua hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.
3: Thái độ:
Cảm nhận đựoc hình ảnh tội nghiệp, nỗi đau đớn tê tái của nàng Kiều.
Thấy được tấm lòng nhân đạo của nhà thơ. 
b. Phương pháp:
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng, liên hệ.
c. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
SGK, SGV, Truyện Kiều, bài soạn.
2. Học sinh:
SGK, đọc và soạn bài.
d. tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
3. Bài mới.
H: Qua phần chú thích hãy nêu vị trí của đoạn trích?
Gv nêu y/c đọc:
- Lời MGS lần 1 đọc giọng cộc lốc.
- Lần 2 giọng điệu bộ.
- Lời người kể đọc giọng từ tốn.
GV cho HS giải nghĩa một số từ khó như: thềm hoa, rợn gió..
H: Đoạn trích có mấy nhân vật chính?
H: Nhân vật MGS đã tự giới thiệu về lai lịch của mình qua những từ ngữ nào?
H: Em hiểu viễn khách là người ntn?
H:Những lời nói của MGS đã hé lộ điều gì về con người hắn?
H: Ngoại hình của MGS được tác giả khắc hoạ qua những từ ngữ nào?
H: Em hiểu tứ tuần là bao nhiêu tuổi?
H: Nêu nhận xét về cách miêu tả diện mạo của MGS?
H: MGS và bọn đầy tớ đi theo được giới thiệu qua chi tiết nào? “Lao xao” là từ loại gì? Diễn tả âm thanh ntn?
H: Qua đó em hiểu đây là một đám người ntn?
H: Với danh nghĩa là đến hỏi vợ MGS có những hành động, cử chỉ gì khi đến nhà Kiều?
H: Ngồi tót là ngồi ntn?
- Nhanh nhẹn nhẩy lên ngồi chồm hỗm.
H: Ghế trên là nơi dành cho những người nào?
- Bậc cao tuổi, khách quí.
H:Qua hành động “ngồi tót sỗ sàng” em hiểu thêm gì về bản chất con người của hắn?
GV: Ghế trên là vị trí trang trọng dành cho bậc cao niên, trưởng họ đáng kính. MGS kẻ đi hỏi vợ là con cái mà lại ngồi như vậy thật là chướng mắt, vô lí, hiện rõ bộ mặt kẻ vô học, phàm phu tục tử. Đúng chỉ bằng một từ “tót” Nguyễn Du đã giết chết tên giám sinh họ Mã.
H: Trong cuộc mua , bán MGS được giới thiệu qua những chi tiết nào?
H: “ Đắn đo” chỉ sự suy tính gì ở con người?
H: Qua từ “ép và thử” em thấy hắn là con người ntn?
H: Lời nói của MGS ntn? Nhận xét về sự chính xác trong những từ ngữ đó?
H: Giải thích nghĩa của từ “cò kè”? 
- Nâng lên, hạ xuống, thêm bớt từng chút một.
H: Từ cuộc mua bán MGS hiện ra là một kẻ ntn?
GV: Qua ngôn ngữ trực tiếp miêu tả của tác giả MGS hiện ra với bản chất xấu xa, bất nhân, con buôn. Nếu trước đó hắn vội vàng ngồi tót lên nghế thì trong cuộc mua bán hắn lại hết sức chậm rãi, Tính toán chi li. Hắn hiện nguyên hình là kẻ lừa đảo, là tay buôn người.
H: Theo em khi viết về nhân vật này tác giả tỏ thái độ gì? 
- Phê phán, lên án xã hội đồng tiền vô nhân đạo.
Nêu vị trí.
Đọc.
Giải thích.
Tìm nhân vật.
Tìm từ ngữ và giải thích.
Khái quát.
Tìm từ ngữ.
Nhận xét.
Tìm chi tiết và giải thích.
Tìm hành động, cử chỉ.
Nêu nhận định.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Giải thích.
Khái quát.
Nêu ý kiến.
I- Đọc và tìm hiểu chung.(10’)
1- Vị trí đoạn trích.
*Nằm ở đầu phần 2 của truyện.
2- Đọc.
3- Giải nghĩa từ khó.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.
1- Nhân vật Mã Giám Sinh.
a- Diện mao, cử chỉ, hành động, tính cách.
* Lai lịch:
- Viễn khách: khách ở xa đến.
- Tên: MGS.
- Quê: Thanh Lâm cũng gần.
=> Gian dối, lời nói cộc lốc, bất nhã.
*Ngoại hình:
 Quá niên chạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo ...bao.
-> Đối xứng.
=> Chải chuốt, lố lăng, trai lơ.
 Trước thầy sau tớ lao xao.
-> đội quân láo nháo , ô hợp.
* Hành động cử chỉ.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
=> Trơ trẽn, mất lịch sự, vô học.
b- Trong cuộc mua bán.
 Đắn đo cân sắc cân tài
ép ...nguyệt, thử...thơ.
 Mặn nồng...ưa.
Sính nghi xin dạy bao nhiêu ... 
- ... Đáng giá nghìn vàng. 
 Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá...ngoài 400.
-> Sử dụng từ ngữ chính xác, sinh động.
=> Giả dối, bất nhân, là một tên bán thịt buôn người.
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
H: Hãy dùng lời văn của mình kể lại đoạn trích vừa học?
 VN:- Học bài cũ, soạn tiếp bài.
 - Đọc đoạn trích: Thuý Kiều báo ân, báo oán. 
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 8- Tiết 37 mã giám sinh mua kiều.
 ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du).
A- Mục tiêu cần đạt.(Như tiết 36)
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
C- Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, SGV< bài soạn.
HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định. (1’)
2- KTBC: (5’) Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”? Qua cuộc mua bán Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất gì?
3- Bài mới.
Gv cho Hs đọc những câu thơ nói về nàng Kiều.
H: Trước những cử chỉ hành động của Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán Thuý kiều có những biểu hiện gì?
- Về tâm trạng?
- Về nét mặt?
- Về hành động?
H: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, miêu tả tâm trạng của tác giả?
H: “Nỗi mình”, “nỗi nhà” là nói về điều gì?
- Nỗi mình: tình yêu tan vỡ.
- Nỗi nhà: cha và em gặp nạn.
H: Hãy nêu cách hiểu của em về câu thơ “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”
- Hoa cúc chỉ sự buồn như có đám tang.
- Hoa mai chỉ sự thanh cao trong sáng.
=> ý nói rằng dù đanh rất đau khổ Thuý Kiều trông vẫn rất đẹp và trang trọng, thanh khiết.
H: Trong cuộc mua bán Thuý Kiều là người ntn? Nhận xét về hoàn cảnh của nàng?
Gv: Kiều buồn rầu, tủi hổ, ngượng ngùng, mỗi bước đi là mấy hàng nước mắt tuôn rơi. Nàng tức giận, xấu hổ, thẹn thùng vì mình bị coi nhr một món hàng để đem ra ngã giá nhưng vì hoàn cảnh đưa đẩy, tình thế bắt buộc nên nàng đành “ nhắm mắt đưa chân để xem con tạo xoay vần đến đâu”.
GV cho HS thảo luận trong ( 3’).
H: Phân tích ý nghĩa sâu xa của hai câu thơ: “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong”
- Trong tay có sẵn đồng tiền thì việc gì cũng giải quyết được.
H: Qua câu thơ này tác giả muốn nói lên điều gì?
- Phê phán lên án xã hội đồng tiền bầt nhân, vô lương tâm đối với con người bất hạnh.
H: Miêu tả sự đau đớn, nhục nhã ê chề của nàng Kiều tác giả bộc lộ tình cảm gì đối với nàng?
H: Khái quát lại nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
H; Nêu nội dung chính của đoạn trích?
GV cho HS đọc ghi nhớ.
GV: Đó là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đương thời với những kẻ cơ hội xấu xa biến con người trở thành hàng hoá, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
GV cho HS đọc diễn cảm đoạn trích.
H: Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích đã học?
Tìm và đọc.
Tìm chi tiết.
Nhận xét.
Giải thích.
Nêu ý kiến.
Nhận xét.
Thảo luận.
Nêu ý kiến.
Nhận định.
Khái quát.
Đọc ghi nhớ.
Đọc diễn cảm.
Phát biểu cảm nghĩ.
I- Đọc và tìm hiểu chung.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.
1- Nhân vật Mã Giám Sinh.
2- Nhân vật Thuý Kiều (25’)
 Nỗi mình thêm tức nỗi nhà.
Thềm hoa...lệ hoa mấy hàng
 Ngại ngùng rợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn...dày.
...
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
-> Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế.
- Phép ẩn dụ, nhân hoá, so sánh mẫu mực.
=> Đau đớn, uất ức trước cảnh đời ngang trái .
- Có tình cảnh tội nghiệp, đáng thương.
=> Niềm thương cảm sâu sắc trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp của tác giả.
III- Tổng kết- Ghi nhớ.(5’)
1- Nghệ thuật.
2- Nội dung.
3- Ghi nhớ.
IV- Luyện tập.(6’)
1- Đọc diễn cảm đoạn trích.
2- Phát biểu cảm nghĩ.
 E- Củng cố- Dặn dò.(3’)
H: Hãy tóm tắt lại đoạn trích?
H: Theo em trong xã hội ngày nay còn có những con người như Mã Giám Sinh không? Vì sao em lại nghĩ như vậy?
VN: - Học bài cũ.
- Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.(SGK- T109)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 8- Tiết 38: lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga.
 ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
- Giúp HS nắm được những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm và cốt truyện.
Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng đọc truyện thơ Nôm , phân tích cách kể chuyên và xây dựng nhân vật.
3- Thái độ.
Kính trọng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, học tập những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính trong đoạn trích.
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, thuyết minh, phân tích, bình giảng, trực quan.
C- Đồ dùng dạy học.
 1- GV: SGK, SGV, bài soạn.
 2- HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học.
1- Ôn định. (1’)
2- KTBC: (5’) đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”? Nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?
3- Bài mới.
 GV: 1864 (10 năm sau khi truyện LVT ra đời) một người Pháp đã dịch tác phẩm sang tiếng Pháp điều thôi thúc ông ta chính là “ hiện tượng đặc biệt” ở Nam kì lục tỉnh có lẽ không có người chài lưới hay một người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu LVT trong khi đưa đẩy mái chèo. Truyện LVT của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ, lâu bền trong lòng nhân dân như là một sản phảm hiếm có của trí tuệ con người. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu. 
H: Hãy giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu theo những nét sau?
- Quê quán?
- Tiểu sử?
- Cuộc đời?
H: Trước những khó khăn như vậy nhưng ông luôn bộc lộ phẩm chất gì?
GV: Ông luôn làm việc hết mình và nêu cao tấm gương trong sáng cho đời. Là một thầy giáo danh tiếng ông vang khắp miền lục tỉnh . Khi ông mất cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò suốt bốn chục năm trời.
H: Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
Gv cho Hs đọc phần tóm tắt tác phẩm trong SGK.
H: Dựa vào phần tóm tắt hãy nêu nội dung chính của tác phẩm?
H: Cho biết truyện LVT có kết cấu ntn?
H: Tác phẩm được NĐC viết ra nhằm mục đích gì?
H: Đạo lí làm người trong tác phẩm được thể hiện ở những điểm nào?
- Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.
GV: ở thời đại chế độ phong kiến đang khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ cương, trật tự xã hội lỏng lẻo, đạo đức suy giảm. Một tác phẩm như thế đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nên ngay từ lúc ra đời truyện LVT đã được nhân dân Nam Bộ tiếp nhận nồng nhiệt.
H: Từ kết cấu, mục đích của truyện hãy nhận xét những nét nghệ thuật chính của tác phẩm?
H: Em hiểu diễn xướng nghĩa là ntn?
- Biểu diễn bằng nhiều hình thức của nhân dân từ một tác phẩm gốc như: kể thơ, hát thơ, nói thơ.
Giới thiệu.
- Quê quán.
- Cuộc đời.
Nhận xét.
Giới thiệu tác phẩm.
Đọc.
Nêu nội dung.
Nêu kết cấu.
Nêu mục đích sáng tác.
Tìm chi tiết.
Khái quát về nghệ thuật.
Giải thích.
I Đọc và tìm hiểu chung.
1- Tác giả.(15’)
* Nguyễn Đình Chiểu (1822- 1888).
- Quê: Thừa Thiên- Huế.
- Xuất thân trong một gia đình quan lại, được dạy chữ từ nhỏ.
+ Thi đỗ tú tài năm 21 tuổi.
+ 1849 ... u nghệ thuật và mục đích sáng tác của tác phẩm?
 VN:- Học bài cũ.
 - Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 8- Tiết 39: lục văn tiên cứu kiều nguyệt nga.
 ( Trích- Truyện Lục Văn Tiên).
A- Mục tiêu cần đạt.( như tiết 38)
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, thuyết minh, trực quan, phân tích, so sánh.
C- Đồ dùng dạy học.
GV: SGK, SGV, bài soạn.
HS: SGK, bài soạn.
D- Đồ dùng dạy học.
1- Ôn định.(1’) 
2- KTBC: (5’) Nêu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
3- Bài mới.
 H: Đoạn trích LVT cứu KNN nằm ở phần nào của tác phẩm?
GV nêu y/c đọc: Chú ý chuyển giọng phù hợp ở những câu thơ kể chuyện, tả trận đánh, cử chỉ lời nói của hai nhân vật chính.
H: Hãy giải thích của một số từ địa phương Nam Bộ?
- Chưa hãn dạ này: chưa biết chắc chắn.
- Hay vầy: biết như thế này.
- Kiến ngãi bất vi: thấy việc nghĩa không làm.
H: Đoạn trích có mấy nhân vật chính?
- LVT được giới thiệu từ câu thơ nào đến câu thơ nào?
- Còn KNN.
H: Hãy đọc và nêu nội dung của mười bốn câu thơ đầu?
H: Trong đoạn đầu tác giả chủ yếu giới thiệu mấy tuyến nhân vật?
H: Khi gặp bọn cướp đang gây hoạ cho KNN thì LVT có hành động gì?
H: Vừa đánh chàng còn vừa có lời nói NTN?
H: Lực lượng bọn cướp ra sao?
Cầm đầu là ai? Phong Lai được giới thiệu ntn qua chân dung và ngôn ngữ?
H: Em hãy nhận xét về lực lượng hai bên?
H: Từ sự chênh lệch hãy cho biết LVT đang ở trong tình thế ntn? 
H: Trong sự nguy hiểm chàng vẫn có những hành động ra sao?
H: Triệu Tử là ai? Trận Đương Dương là trận đánh nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp già khi nói về LVT và Triệu Tử Long?
- TTL một tướng trẻ có tài thời Lưu Bị - Tam quốc. Khi Lưu Bị bị quân Tào bắt đuổi đến Đương Dương ông phải bỏ cả vợ, con chạy về phía Nam. TTL một mình phá vòng vây của quân Tào bảo vệ AĐẩu con của Lưu Bị.
H: Trước hành động “tả đột hữu xông” của LVT lũ cướp lâm vào tình trạng ntn?
H: Khi giới thiệu trận đánh tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
H: Qua sự thất bại của bọn cướp hãy nêu những nhận xét của em về con người LVT?
H: Cách miêu tả của tác giả khiến em liên tưởng đến hình ảnh của những nhân vật nào trong các truyện dân gian đã học? Những nhân vật này thể hiện mong ước gì của nhân dân?
- Thạch Sanh hiệp sĩ anh hùng trừ bạo cứu dân. 
GV: Hình ảnh LVT không chỉ gợi ra hình ảnh TTL anh hùng thời Tam Quốc mà còn khiến ta liên tưởng tới những anh hùng hiệp sĩ an dân trừ bạo, tài mạo song toàn, sức khoẻ vô địch như Thạch Sanh, Thánh Gióng trong những tác phẩm VHDGVN.
H: Đọc và nêu nội dung của những câu thơ còn lại?
H: Sau khi đánh tan bọn cướp LVT có thái độ và cách cư sử với KNN ntn? Tìm các chi tiết diễn tả ý đó?
H: Khi KNN muốn trả ơn cho chàng thù LVT có những lời nói ntn?
H: Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu cuối?
- Thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.
H:Theo em tác giả giới thiệu nhân vật LVT ở phần này chủ yếu qua phương tiện gì? 
H: Qua ngông ngữ đối thoại em thấy LVT mang những phẩm chất gì?
GV: Hành động của LVT xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử “ kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” ( thấy việc nghĩa không làm không phải là người anh hùng). Đó là nghĩa vụ, là lí tưởng sống của người anh hùng hiệp sĩ, hảo hán thời trung đại . Với hình ảnh LVT nhà thơ mù đã gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
H: KNN hiện ra qua những câu thơ nào?
H: “Định bề nghi gia” nghĩa là gì? 
H: Nhận xét về ngôn ngữ xưng hô của KNN?
H: Từ ngôn ngữ hãy nêu nhận định về con người của nàng?
GV: KNN vừa trả lời câu hỏi của LVT vừa thể hiện trân thành niềm cảm kích, xúc động của bản thân trước cái ơn lớn cứu mạng. Đó là một cô gái đáng thương, đáng quí, đáng trọng, một người yêu, một người vợ lí tưởng xứng đáng với bậc anh hùng.
H: Khái quát về ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật?
H: Đoạn trích đề cập tới những phẩm chất nào của hai nhân vật?
GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
H: Phân biệt sắc thái đối thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích?
- Phong Lai.
- Vân Tiên.
- Nguyệt Nga.
H: Dựa vào việc tìm hiểu sắc thái lời thoại các nhân vật hãy đọc diễn cảm đoạn trích?
GV cho 1 HS đọc phần đọc thêm.
H: Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa đọc? 
Nêu vị trí đoạn trích.
2 HS đọc.
3 HS giải nghĩa từ .
1HS xác định nhân vật.
1HS đọc và nêu nội dung.
1HS trả lời.
1HS tìm chi tiết.
So sánh .
Nhận xét.
Tìm chi tiết.
Trả lời.
Xác định Nghệ thuật.
Liên tưởng.
Đọc và nêu nội dung.
Tìm ngôn ngữ của nhân vật.
Tìm phương tiện nghệ thuật.
Khái quát.
Tìm chi tiết.
Giải thích.
Nêu nhận định.
Khái quát.
Đọc.
So sánh.
Đọc diễn cảm.
Đọc thêm.
Nêu nội dung.
2- Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn trích.(7)
a- Vị trí.
Nằm ở phần đầu của truyện.
b- Đọc.
3- Giải thích từ khó.
II- Đọc và tìm hiểu chi tiết.(20’)
1- Lục Vân Tiên đánh bọn cướp đường.
Lục Vân Tiên.
- Ghé lại ...bẻ cây xông vô.
- Lên án tội ác của bọn cướp.
- Tả đột hữu xông..
Đương Dương.
Bọn cướp.
- 4 phía.
- Tướng: doạ nạt, sai quân đánh LVT.
-> Vỡ tan, Phong Lai chết không kịp trở tay. 
-> So sánh đối lập, sử dụng điển tích, điển cố.
=> Người dũng cảm, tài sức hơn người.
2- Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
a- Lục Vân Tiên.
*Hỏi ai than khóc...này.
-...động lòng.
- Khoan...ra.
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
...con cái nhà ai?
...việc gì đến đây?
* Khi KNN muốn trả ơn.
- ...liền cười.
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
- Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
 Nhớ câu kiến ngãi bất vi 
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
-> Bộc lộ tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại.
=> Con người chính trực, ân tình, khiêm nhường, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu.
b- Kiều Nguyệt Nga.
Thưa... người ngay.
Làm con đâu dám cãi cha
...lạy rồi sẽ thưa.
...liễu yếu đào thơ.
...xin theo...đền ơn.
-> Từ ngữ xưng hô khiêm nhường, hành động ngôn ngữ bộc lộ tính cách.
=> Người con hiếu thảo, đúng mực, dịu dàng, thể hiện niềm biết ơn trân thành với LVT.
III- Tổng kết- Ghi nhớ.(5’)
1- NT.
2- ND.
3- Ghi nhớ.
IV- Luyện tập- Đọc thêm (5’)
1- Luyện tập.
a- Sắc thái lời thoại các nhân vật.
- Phong Lai: hống hách, kiêu căng.
- Vân Tiên: 
+ Phẫn nộ.(với bọn cướp)
+Mềm mỏng, xúc động chân thành (với KNN).
- KNN: nhẹ nhàng, cảm kích.
2- Đọc diễn cảm.
3- Đọc thêm.
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Qua đoạn trích hãy phát biểu cảm nghĩ chung về hai nhân vật LVT và KNN?
H: Đọc thuộc lòng đoạn thơ?
VN:- Học bài cũ.
 - Soạn bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.(SGK- T117)
 Ngày soạn:
 Ngày giảng:
Bài 8- Tiết 40: miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
A- Mục tiêu cần đạt.
1- Kiến thức.
Giúp HS hiểu:- Vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm và ngoại cảnh trong khi kể chuyện.
2- Kĩ năng.
Rèn kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
3- Thái độ.
Tự giác, tích cực khi học.
B- Phương pháp.
Nêu vấn đề, trực quan, luyện tập, thực hành.
C- Đồ dùng dạy học.
1- GV: SGK, SGV, Bài soạn.
2- HS: SGK, bài soạn.
D- Tiến trình dạy học. 
1- Ôn định.(1’)
2- KTBC:(5’) Thế nào là miêu tả trong văn bản tự sự? Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong loại văn bản này?
GV cho HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
H: Qua phần đọc hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng Thuý Kiều?
GV treo bảng phụ có những câu thơ tả cảnh và tâm trạng rồi y/c HS đọc. 
H: Dấu hiệu nào giúp em biết được phần đầu và phần cuối tả cảnh còn phần giữa là miêu tả nội tâm?
- Ơ phần đầu: miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình con người, sự vật có thể quan sát được.
H: Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ ntn với việc thể hiện nội tâm nhân vật? Cho VD?
H: Vậy miêu tả nội tâm có tác dụng ntn đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
GV y/c HS đọc VD2-SGK.
H: Ơ đoạn văn trên tác giả miêu tả nội tâm nhân vật theo cách nào sau đây?
- Trực tiếp.
- Gián tiếp.
H: Qua phân tích VD hãy cho biết thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
H: Có những cách nào để miêu tả nội tâm nhân vật trong văn bản tự sự?
GV y/c HS đọc phần ghi nhớ.
H: Tìm những câu thơ tả ngoại hình, hành động bên ngoài của Mã Giám Sinh?
H: Hãy chuyển đoạn trích “MGS mua Kiều” thành văn xuôi có thể chuyển bằng cách dùng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba?
H: Tìm những câu thơ trong đoạn trích miêu tả nội tâm Thuý Kiều?
* Hoạt động nhóm:(10’)
- Nhóm 1,2 làm bài tập 2.
- Nhóm 3, 4 làm bài tập 3.
H: Trong bài tập 2 người viết xưng hô ở ngôi thứ mấy? Cách xưng hô của Thuý Kiều với Hoạn Thư là ntn? 
H: Nêu tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư ?
H: Xác định sự việc ở bài tập 3? Sự việc đó diễn ra ntn?
H: Sau khi sự việc xảy ra tâm trạng ntn?
GV cho các nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV tổng hợp, đánh giá. 
Hoạt động độc lập - 1 HS đọc.
Tìm chi tiết.
HS đọc bảng phụ.
Tìm dấu hiệu.
Nêu mối quan hệ giữa các câu thơ.
Nêu tác dụng.
Đọc.
Lựa chọn.
Khái quát kiến thức.
Đọc.
Tìm chi tiết.
Chuyển thơ sang văn xuôi.
Tìm chi tiết.
Hoạt động nhóm.
Trình bày, nhận xét, bổ sung.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.(15’)
1- VD: Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
* Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh:
- Trước lầu Ngưng bích khoá xuân.
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
 Buồn trông cửa bể chiều hôm...
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh nghế ngồi.
* Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh.
 Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai...
Sân Lai cách mấy nắng mưa.
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
-> Miêu tả những suy nghĩ của nhân vật Thuý Kiều về thân phận , về cha mẹ.
* Mối quan hệ giữa tả cảnh với tả nội tâm nhân vật.
- Từ miêu tả ngoại hình thấy được tâm trạng bên trong nhân vật.
- Miêu tả tâm trạng thấy được hình thức bên ngoài.
* Miêu tả nội tâm có tác dụng khắc hoạ chân dung tinh thần, tái hiện những trăn trở, dằn vặt, những rung động trong tư tưởng, tình cảm nhân vật.
2- Cách miêu tả nội tâm nhân vật
- Miêu tả gián tiếp: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Miêu tả trực tiếp.
* Ghi nhớ SGK- T117.
II- Luyện tập.(20’)
1.
a- Mã Giám Sinh.
 Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo...bao
 Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Cò kè bớt một thêm hai.
b- Nội tâm Thuý Kiều.
 Nỗi mình thêm tức...nhà
Thềm hoa một bước...hàng
 Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn...dày.
2.Viết đoạn văn kể về việc báo ân báo oán trong đó bộc lộ trực tiếp khi gặp Hoạn Thư.
- Người viết: Xưng hô ở ngôi thứ nhất “tôi, ta”
+ Lúc đầu : mỉa mai.
+Về sau: chân tình.
=> Tâm trạng: mềm mỏng, bối rối, băn khoăn, khó xử.
3- Tả tâm trạng em sau khi làm một việc có lỗi.
- ăn trộm tiền để mua bút.
- Thấy xấu hổ, lo lắng.
- Luôn dẳn vặt, cắn dứt, suy nghĩ muốn xin lỗi.
 E- Củng cố- Dặn dò.(5’)
H: Vì sao trong văn tự sự cần có phần miêu tả nội tâm? Cho VD?
H: Có mấy cách miêu tả nội tâm?
 VN:- Học bài cũ.
	 - Làm bài tập còn lại.
	 - Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.(T118) 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 bai 8.doc