Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Đập đá ở Côn Lôn

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Đập đá ở Côn Lôn

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

 - Phan Châu Trinh -

I. Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày khốc liệt vẫn hiên ngang, phong thái đường hoàng, ung dung, bất khuất, kiên cường với niềm tin son sắt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giọng thơ khẩu khí, tỏ chí, tỏ lòng, hào sảng, khoa trương có sức lôi cuốn, xúc động sâu sắc.

 - Rèn kỹ năng củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc, phép đối) thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại- hiện đại: cách nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.

 - Giáo dục lòng yêu kính nhà thơ, nhà cách mạng.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

 + Sưu tầm ảnh chân dung của cụ Phan Châu Trinh, một vài hình ảnh về Côn Đảo.

 + Văn thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX

 - Học sinh: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở tiết trước

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 58: Đập đá ở Côn Lôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: Văn bản: Ngày dạy: 25 /11/08
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 - Phan Châu Trinh -
I. Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của những nhà nho yêu nước dù trong hoàn cảnh tù đày khốc liệt vẫn hiên ngang, phong thái đường hoàng, ung dung, bất khuất, kiên cường với niềm tin son sắt vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giọng thơ khẩu khí, tỏ chí, tỏ lòng, hào sảng, khoa trương có sức lôi cuốn, xúc động sâu sắc.
 - Rèn kỹ năng củng cố và nâng cao hiểu biết về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc, phép đối) thơ nói chí, tỏ lòng trong thời kỳ trung đại- hiện đại: cách nói khoa trương, phóng đại trong thể thơ này.
 - Giáo dục lòng yêu kính nhà thơ, nhà cách mạng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên:
 + Sưu tầm ảnh chân dung của cụ Phan Châu Trinh, một vài hình ảnh về Côn Đảo.
 + Văn thơ yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX 
 - Học sinh: Ôn tập về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở tiết trước. 
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8a / 28 ( vắng)
 2. Kiểm tra:
 a. Câu hỏi: 
 + Đọc thuộc lòng bài thơ “ Vào ngà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu.
 + Nêu nội dung bài thơ?
 b. Đáp án: 
 + Đọc thuộc lòng và diễn cảm: ( 5đ )
 + Nêu nôi dung đúng: ( 5đ ) 
3. Bài mới: 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Đọc diễn cảm, thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả.
- Giới thiệu chân dung Phan Châu Trinh.
- Chú ý đọc kĩ các chú thích 4,5,6? cho biết tiểu sử Phan Châu Trinh?
+ Phan Châu Trinh khác với Phan Bội Châu ông có ra làm quan 1 thời gian. Sau đó thấy được mặt trái của quan trường , xin từ quan, đi khắp nơi kết bạn đồng tâm. Năm 1906 ông sang TQ, NB, 1911 sang Pháp để phát minh ý kiến về chính sách đối với các nước thuộc địa . 
- Bài thơ này ta có nên phân tích theo bố cục như bài thơ của Phan Bội Châu không?
+ Tìm cách phân tích phù hợp.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc –tìm hiểu văn bản .
+ Đọc 4 câu đầu .
- Chiếu cho Hs xem cảnh người tù “ đập đá” ở Côn Đảo.
- Hình dung công việc đập đá của người tù ở đảo Côn Lôn lá công việc như thế nào ?
+ Đây là 1 công việc nhàm chán được lập đi lặp lại hằng ngày mà người tù phải làm .
 - 4 câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó?
 + Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa: vừa nói về công việc đập đá vừa thể hiện tư thế hiên ngang lẫm liệt của người tù yêu nước .
- Trong 2 câu đầu miêu tả cảnh không gian. đồng thời tạo dựng tư thế của con người giữa đất Côn Lôn : “làm trai Côn Lôn”
+ Phan Bội Châu quan niệm làm trai phải khác với đời. Còn Nguyễn Công Trứ thì chí làm tra Nam, Bắc, Tây, Đông cho phỉ sức vẫy vùng trong 4 bể. Còn Phan Châu Trinh thì cho rằng làm trai phải đứng giữa đất trời Côn Lôn, đứng giữa biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang sừng sững .
- 2 câu thơ 3,4: miêu tả cụ thể công việc đập đá .
- Em có nhận xét gì về giọng thơ, có tác dụng khắc hoạ hành động, tư thế của người tù ra sao?
+ Giọng thơ mạnh mẽ, nghệ thuật khoa trương đã khắc hoạ hình ảnh người tù CM thật ấn tượng trong tư thế ngang tầm vũ trụ4 câu thơ đầu đã xây dựng tượng đài uy nghi về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt giữa đất trời.Giọng thơ thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan .
+ Đọc 4 câu thơ còn lại.
- Giọng thơ có gì thay đổi?
+ Trầm lặng, sâu lắng, suy tư .
- Ở đảo Côn Lôn người tù phải chịu đựng những thử thách gì?
+ Người tù phải chịu đựng những thử thách gian nan, mà những thứ ấy không phải 1 sớm 1 chiều mà dài dặc qua năm tháng với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ & ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng.
- Phần kết khiến ta liên tưởng đến câu chuyện thần thoại nào? cụm từ “vá trời” có ý nghĩa gì? Hình tượng nhân vật có gì độc đáo? 
+ Từ công việc đập đá khiến ta liên tưởng đến hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời nhằm chỉ mưu đồ lớn lao đối với tác giả, khi đã ôm ấp hoài bảo lớn lao thì chỉ nên xem tù đày là sự “lỡ bước” tạm thời. Qua đó, ta thấy được tầm vóc lớn lao của 1 nhân vật thần thoại khiến hình tượng nhân vật giàu chất sử thi, gây ấn tượng .
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tổng kết.
- Em có nhận xét về giọng điệu của bài thơ ?
 + Giọng điệu hào hùng, sảng khoái vượt lên hiện tại khắc nghiệt -> cảm hứng lãng mạn hào hùng, lôi cuốn .
+ Nhận xét chung về giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ.
 + Đọc ghi nhớ Sgk/150.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bt2: gọi học sinh đọc lại bài thơ trước phát biểu cảm nhận của em về 2 bài thơ đó.
+ Tự bộc lộ.
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả :
- Phan Châu Trinh (1872-1926)
- Hiệu Tây Hồ.
- Quê ở Quảng Nam .
2.Tác phẩm :
-Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật .
- Bài thơ được sáng tác năm 1908
II.Tìm hiểu văn bản :
1. Đọc – chú thích
2. Phân tích:
a.Bốn câu đầu:
à Giọng điệu ngang tàng, bút pháp khoa trương.
=>Tư thế hiên ngang, hành động oai phong lẫm liệt của người tù yêu nước giữa đảo Côn Lôn.
b.Bốn câu cuối:
à Đối, khoa trương, câu cảm thán.
=>Ý chí và nghị lực phi thường của người tù CM.
III.Tổng kết:
* Ghi nhớ: Sgk/150.
IV. Luyện tập:
 2. Cảm nhận về 2 bài thơ:
 - Cả 2 bài thơ đều là khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ lỡ bước rơi vào vòng tù ngục .Họ không nói “chí” bằng lời lẽ khoa trương , sáo rỗng .
-Vẻ đẹp hào hùng của họ biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe doạ đến tính mạng và còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu & niềm tin không dời đổi vào sự nhgiệp của mình .
4. Củng cố: Đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn - dặn dò:
- Soạn bài : “Ôn luyện về dấu câu” /150.
 + Lập bảng thống kê về dấu câu theo mẫu. 
tt
Dấu câu
Công dụng
Ví dụ
+ Chúng ta thường gặp những lỗi nào về dấu câu? cho ví dụ .

Tài liệu đính kèm:

  • doct58.doc