Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Hoàng Ngọc Kiểu - Trường THCS Hương Toàn

Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Hoàng Ngọc Kiểu - Trường THCS Hương Toàn

Tiết 91

Tên bài dạy : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Trích_ Chu Quang Tiềm)

IMục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp hs: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

2. Kĩ năng: Giúp hs: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục

3. Thái độ: Giáo dục hs: Ý thức và sự đam mê đọc sách

II. Chuẩn bị:

1. Của giáo viên:

_Bài giảng

_Đọc văn bản

2. Của học sinh:

_Bài soạn

_Đọc kỹ văn bản (sgk tập 2)

III. Tiến trình lên lớp:

1, Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của học sinh

3. Bài mới : Bàn về đọc sách( Trích_Chu Quang Tiềm)

 

doc 100 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Học kì II - Hoàng Ngọc Kiểu - Trường THCS Hương Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28.12.2009
Tiết 91
Tên bài dạy : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích_ Chu Quang Tiềm)
IMục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức: Giúp hs: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
2. Kĩ năng: Giúp hs: Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục
3. Thái độ: Giáo dục hs: Ý thức và sự đam mê đọc sách
II. Chuẩn bị: 
1. Của giáo viên: 
_Bài giảng
_Đọc văn bản
2. Của học sinh: 
_Bài soạn
_Đọc kỹ văn bản (sgk tập 2)
III. Tiến trình lên lớp: 
1, Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài soạn của học sinh
3. Bài mới : Bàn về đọc sách( Trích_Chu Quang Tiềm)
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
10’
11’
7’
5’
Hđ 1: Giới thiệu bài: 
Hđ 2: Hướng dẫn hs đọc hiểu văn bản: Dựa vào sách giáo khoa, hãy nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
? Tìm bố cục? Nội dung từng phần? Nhận xét bố cục
_Kiểm tra việc đọc chú thích của học sinh ở nhà
Hđ 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung văn bản: 
? Đọc đoạn đầu và cho biết trong đoạn này, câu nào là luận điểm mang tính khái quát nhất?
? Phân tích luận điểm tác giả nêu ra các lỹ lẽ gì?
Gv nhận xét, khái quát: Sách, ghi chép cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, thành quả tích lũy có giá trị nhất_Những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại_Kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm nghìn năm
? Ngoài luận điểm trên, đoạn văn còn có luận điểm khái quát nào nữa không?Ý nghĩa của luận điểm đó như thế nào?→ Yêu cầu học sinh thảo luận
Gv chốt, bổ sung vấn đề
GV bình ngắn: 
Đọc sách là con đường tích lũy nâng cao tri thức, với mỗi người, đọc sách chính là sự chuẩn bị làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường tích lũy (nâng cao vốn tri thức) không thể có các thành tựu mới trên con đường văn hóa, nghệ thuật nếu không biết kế thừa các thành tựu của thời đã qua
_Gv cho hs đọc lại phần dầu của văn bản
Nghe_Cảm nhận
Nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm
Tìm bố cục, ý chính
Đọc đoạn đầu→ tìm luận điểm khái quát nhất
Nghe, nhẫn xét
Thảo luận_ trình bày: Đọc sách tìm kiếm mới nhận được→trách nhiệm của người đọc đối với di sản nhân loại
Nghe, cảm nhận
I.Đọc_tìm hiểu chung văn bản: 
1.Tác giả_ tác phẩm: 
_Chu Quang Tiềm: (1897_1986): nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc
“Bàn về đọc sách ” là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau
2. Kết cấu tác phẩm: 
* Luận điểm 1: Ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại
_Sách: 
+Ghi chép, cô đúc mọi tri thức, tích lũy
+Những cột mốc→ tiến hóa, học thuật nhân loại
+Kho tàng quý báu của di sản tinh thần
* Luận điểm 2: Trách nhiệm của người đọc đối với di sản nhân loại
IV. Hướng dẫn hs tự học: (4’)
_Nắm kỹ các nội dung vừa học ở tiết (1)
_Soạn tiếp phần tiếp theo của văn bản”Bàn về đọc sách”
_Đọc lại văn bản”Bàn về đọc sách”
Ngày 28.12.2009
Tiết 92
Tên bài dạy: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích_Chu Quang Tiềm)
I. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức: hs hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách, phương pháp đọc sách
2. Kĩ năng: Giúp hs: Nắm được nghệ thuật của lập luận của cách viết văn nghị luận giàu tính thuyết phục
3. Thái độ:Giáo dục hs có ý thức ham đọc sách và biết điều chỉnh cách đọc sách của mình
II. Chuẩn bị: 
1. Của giáo viên: 
_Bài giảng
_Sgk Ngữ văn 9(tập II)
2. Của học sinh: 
_Bài soạn
_Đọc kỹ văn bản
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Nêu và khẳng định về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách?
3. Bài mới: Bàn về đọc sách( trích_ Chu Quang Tiềm)
Thờigian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
25’
4’
5’
Hđ 1: Giới thiệu bài: (chuyển ý)
Hđ 2: Hướng dẫn học sinh đọc_ tìm hiểu chung
_Gọi hs đọc lại phần (2)của văn bản
? Luận điểm chính của đoạn văn
→ Gv nhận xét luận điểm hs nêu ra_ Bổ sung
? Tác giả nêu ra những nguy hại nào trong việc đọc sách hiện nay? Các luận cứ nêu ra gắn với hình ảnh so sánh, tác dụng như thế nào đối với người đọc?(nhận xét)
? Hãy nhẫn xét cách lập luận của đoạn văn? Cho hs đọc đoạn (3)
? Bàn về đọc sách, chọn sách tác giả nêu ra những lý lẽ gì?
Gv bổ sung: Đọc sách không cốt lấy nhiều , quan trọng nhất phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Sách đọc nên chia ra sách phổ thông(sách chuyên môn)
? Trong phần(3) tác giả đã lặp lại lập luận gì? Tác giả đã dùng các hình ảnh thành ngữ nào để tạo tính gợi cảm, dễ hiểu cho lời văn của mình?
Gv hệ thống: Tiếp tục cách lập luận diễn dịch→ nêu luận điểm rồi phân tích theo lý lẽ. Cụ thể hóa lời văn bằng hình ảnh”cưỡi ngựa qua chợ_Trọc phú khoe của_Chuột chui vào rừng trâu”. Còn dùng số liệu để hạn định cách chọn sách→ tạo nên cách khuyên răn rất thiết thực
Hđ 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết: 
Gv nêu vấn đề→ yêu cầu học sinh thảo luận
Những lời nào trong văn bản”Bàn về đọc sách” cho ta những lời khuyên bổ ích về sách và việc đọc sách?
Nhận xét, khái quát, rút ra ghi nhớ (sgk)
Gọi 1, 3 hs đọc ghi nhớ
Hđ 3: Hướng dẫn luyện tập: 
Theo sgk
Nghe_ ghi nhớ
Nêu luận điểm chính→lịch sử càng tiến lêncàng không dễ
Những nguy hại: nêu những luận cứ gắn với hình ảnh
Lý lẽ: Đọc sách không cần nhiều, cốt chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc sách cm, sách phổ thông
Lập luận theo cách diễn dịch
Nghe_ ghi chép
Thảo luận nhóm
Đọc ghi nhớ
Thực hành
II.Tìm hiểu nội dung văn bản:
2.Bàn về những khó khăn khi đọc sách, những nguy hại nếu không biết cách đọc sách:
_Luận điểm chính: Lịch sử càng tiến lên càng nhiều
_Những nguy hại trong việc đọc sách hiện nay: Sách nhiều→ không chuyên sâu, dễ ra vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoám không biết ngẫm nghĩ
_Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian, sức lực vì những cuốn sách không bổ ích
3.Cách chọn sách và phương pháp đọc sách: 
_Không tham đọc nhiều→ chọn cho tinh, đọc cho kỹ
_Sách đọc nên chia làm mấy loại:
+Sách đọc→ kiến thức phổ thông
+Sách đọc→ trau dồi học vấn chuyên môn
_Sách phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
4.Phân tích tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản:
_Lời bàn, cách trình bày thấu tình đạt lý
_Các ý kiến, nhận xét xác đáng
_Trình bày, phân tích cụ thể theo lỹ lẽ → cụ thể hóa lời văn bằng các hình ảnh cưỡi ngựa qua chợ_trọc phú khoe của_Chui vào rừng trâu
_Cách viết giàu hình ảnh ví von, so sánh
_Bố cục chặt chẽ, hợp lý
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ (sgk/67)
IV. Luyện tập (sgk/67)
IV. Hướng dẫn hs tự học: (3’)
_Đọc và hệ thống lại nội dung văn bản “Bàn về đọc sách”
_Đọc kỹ ghi nhớ , học thuộc→ liên hệ việc đọc sách của bản thân
_ Chuẩn bị bài”Khởi ngữ”
 Ngày soạn : 01.01.2010
 Tiết 93
 Bài dạy : KHỞI NGỮ 
I.Mục tiêu bài dạy :
1.Kiến thức : Giúp hs nhận biết khởi ngữ , phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu .
2.Kĩ năng : Giúp hs nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó .Biết đặt những câu có dùng khởi ngữ .
3.Thái độ : giáo dục hs có ý thức học tốt Tiếng Việt 
II.Chuẩn bị :
1.Của GV :
_Bài giảng 
_ bảng phụ 
2.Của HS: 
_Bài soạn 
_Đọc trước các mẫu 
III.Tiến trình lên lớp : 
1.Ổn định tổ chức : ( 1’)
2.Kiểm tra bài cũ : ( 4’)_ Kiểm tra về sự chuẩn bị bài của hs .
3.Bài mới : Khởi ngữ 
Thờigian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1’
18’
18’
Hđ1: Giới thiệu bài: ( GV nói nhanh )
Hđ2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ .
_Cho hs đọc các câu (a) (b) (c)_Câu 1 ( bảng phụ ) ? Trong ví dụ (a) “ còn anh “, anh không ghìm nỗi xúc động ? ? Chủ ngữ ? 
? Cụm từ còn anh nói gì về trạng thái tình cảm của chủ ngữ ?
Trong ví dụ (b) (c)_hs tìm chủ ngữ 
? Phân biệt các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ ; về quan hệ vị ngữ ? Vị trí ?
_ Nghe ,nhận xét – bổ sung .
? Ở câu (c) em thấy cụm từ đứng trước 
các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ là gì ? Có thể thay thế từ đó bằng từ nào ? ( với , đối với )
_ Từ các nội dung vừa phân tích , hướng dẫn hs đọc ghi nhớ ( sgk)
Hđ3: Hướng dẫn hs luyện tập : 
_Yêu cầu hs tìm khởi ngữ trong bài tập 1 (a) (b) (c) (e) →theo dõi sử chữa , bổ sung 
_Hãy xác định yêu cầu bài tập (2)
( gợiý : bài tập này rèn luyện cho hs _ 
dùng khởi ngữ một cách có ý thức- đặt trong một tình huống cụ thể )
_ Theo dõi nhận xét , sửa chữa , bổ sung.
_ Nghe 
_ thực hiện theo yêu cầu 
_chủ ngữ: anh(2) Cụm từ “ còn anh “ nói về sự không ghìm nổi xúc động của anh 
_ Vị trí các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ - không có quan hệ C-V
_ có thể thay từ đó bằng từ : với , đối với 
_nghe- đọc ghi nhớ 
_Thực hành luyện tập 
I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu :
_ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
_ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ “ về “ _ “đối với “.
II.Luyện tập : 
Bài tập 1(sgk/8) :Tìm khởi ngữ :
a/ Điều 
b/ Đối với chúng mình 
c/ Một mình 
d/Làm khí tượng 
e/ Đối với cháu 
Bài tập 2( sgk/9) : Chuyển phần ( in đâm) thành khởi ngữ :
a/ Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm 
b/ Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được .
VI.Hướng dẫn hs tự học : ( 3’)
_Nắm kĩ nội dung phần ghi nhớ ( sgk)
_Tìm thêm ví dụ minh họa 
_Chuẩn bị bài “ Phép phân tích và và phép tổng hợp “.
Ngày soạn : 03.01.2010
Tiết 94
Bài dạy : PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
I.Mục tiêu bài dạy :
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu thế nào là phân tích , thế nào là tổng hợp .Sự kết hợp hai thao tác đó trong văn bản 
2.Kĩ năng : Giúp hs biết vận dụng các phép lập luận phân tích , tổng hợp trong môn tập làm văn .
II.Chuẩn bị : 
1.Của GV:
_Bài giảng 
_sgk Ngữ văn 9-Tập 1
2.Của HS :
_Bài soạn 
_Đọc kĩ các mẫu
III.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ : (4’) _ Kiểm tra sự chuẩn bị bài soạn của hs .
3.Bài mới : Phép phân tích và tổng hợp 
Thờigian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1’
20’
15’
Hđ1: Giới thiệu bài : Phân tích và tổng hợp là hai phép lập luận 
Hđ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu phép phân tích :
_Cho hs đọc văn bản -? Vấn đề tác giả muốn đưa ra phân tích là vấn đề gì ? 
? Tác giả đã đưa ra phân tích vấn đề trên bằng ý lớn nào ? Dựa vào đâu để tìm được các ý lớn đó?
( khái quát : Ăn mặc phải hoàn chỉnh (1) , ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh (2) , ăn mặc phải thể hiện nhân cách của mình ( 3)
_ Nêu vấn đề cho hs thảo luận : ? Hãy nhận xét cách lập luận của tác giả ?
( Nhận xét : Nêu từng ý lớn , rồi phân tích bằng các nhỏ , dùng các hình ảnh cụ thể , phổ biến để phê phán cách ăn mặc không chỉnh tề , không phù hợp với hoàncảnh không thể hiện nhân cách ; giả thiết các cách ăn mặc không thể xảy ra trong các hoàn cảnh xác định ( ăn mặc nơi công cộng , nơi hang sâu ) →hướng dẫn hs khái 
 quát theo kết luận (2) 
Hđ3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu phép lập luận tổng hợp : 
? Theo em , câ ... về hội nghị , thảo luận và rút ra nhận xét → nội dung ? Hình thức ? Cần bổ sung , sắp xếp ?
_Trên cơ sở kết quả thảo luận , hướng dẫn hs khôi phục lại biên bản hội nghị theo bố cục : Quốc hiệu , tiêu ngữ , địa điểm , thời gian , hội nghị , thời gian kết thúc , thủ tục kí xác nhận .
Hđ4_Hướng dẫn hs làm bài tập (3) 
( Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần ) 
_ Thảo luận , thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực tuần .
_? Thành phần tham dự gồm những ai ? Nội dung bàn giao ntn ?
_ Nhận xét bổ sung 
_Dựa theo kết quả thảo luận , từng hs viết biên bản vào vở .
(Theo dõi , kiểm tra , uốn nắn những lệch lạc (nếu có) và giúp đỡ các em hs học yếu )
_Cho từng nhóm trao đổi và kiểm tra bài với nhau .
_ Chọn 1-2 hs khá , giỏi đọc kết quả bài tập cho cả lớp nghe , nhận xét .
Hđ5_ Hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà ( bài tập 2 , 4 ) 
_ Nghe
_Trả lời theo yêu cầu 
_ đọc lại văn bản ( sgk)
Thảo luận theo nhóm 
→sắp xếp lại : mở đầu ( a) ( d) , nội dung (c) (e) (g), kết thúc (h) (b)
_ theo dõi bài tập 3
_Thảoluận, thống nhất: 
Thành phần , nội dung.
→hoàn thành biên bản vào vở 
_Trao đổi nhóm 
_ Đọc bài cho hs tham khảo .
_ Nghe, hướng dẫn 
I.Ôn tập lí thuyết ( sgk)
II.Luyện tập :
Bài tập1( sgk/134.135): 
Viết biên bản hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ văn →cần có :
_ Quốc hiệu và tiêu ngữ .
_Địa điểm 
_Tên biên bản 
_Thành phần tham dự 
_Diễn biến và kết quả hội nghị 
_ Thời gian kết thúc , thủ tục kĩ , xác nhận .
Bài tập3(sgk/135) : Viết biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội 
_Thành phần tham dự bàn giao :
+Nội dung và kết quả công việcđã làm trong tuần 
+Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới .
+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng ta thời điểm bàn giao .
VI.Hướng dẫn hs tự học : ( 3’)
_Yêu cầu hs nắm vững lí thuyết biên bản .Đặc biệt các hao tác viết biên bản .
_Thực hành bài tập 2-4 ( ở nhà )
_Chuẩn bị bài “ Hợp đồng “
Ngày soạn : 02.04.2010
Tiết 150
Bài dạy : HỢP ĐỒNG 
I.Mục tiêu bài dạy :
1.Kiến thức : Giúp hs phân tích được đặc điểm , mục đích và tác dụng của hợp đồng .
2.Kĩ năng : Hs cần viết được một hợp đồng đơn giản .
3.Thái độ : có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với hợp đồng đã được kí kết .
II.Chuẩn bị :
1.Của gv:
_ Bài giảng 
_Một số hợp đồng thông dụng ( hợp đồng bắt điện ; hợp đồng bắt nước máy )
2.Của hs : 
_ Bài soạn 
_Đọc kĩ cá mẫu ( sgk)
III.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định tổ chức : (1’)
2.Kiểm tra bài cũ : (4’) ? Biên bản là gì ? Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ ntn ? 
? Nêu ngắn gọn bố cục của biên bản ? Lời văn trong biên bản ?
3.Bài mới : Hợp đồng 
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1’
15’
16’
5’
Hđ1giới thiệu bài : Trong cuộc sống, mọi công việc khi giao dịch đều phải có sự ràng buộc về các điều khoản 
Hđ2Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng 
_Yêu cầu hs quan sát văn bản hợp đồng mua bán sách giáo khoa ( mục I sgk)→rút ra nhận xét
? Tại sao cần phải có hợp đồng?
? Hợp đồng ghi lại những nội dung chủ yếu gì?
? Nêu những yêu cầu về nội dung?
Hình thức của một văn bản hợp đồng?
_Từ kết quả nhận xét ở bước (1)→cho hs liên hệ thực tế để kể tên và nêu mục đích, nội dung cơ bản của một số hợp đồng thông dụng trong đời sống
Hđ 2: Hướng dẫn hs cách làm hợp đồng
_Nêu một số vấn đề để học sinh trao đổi, thảo luận dựa trên một số hợp đồng thông dụng trong đời sống ở phần (1) và các hợp đồng thông dụng được hs kể ra ở hoạt động 1
? Bản hợp đồng gồm những nội dung nào?Chúng được sắp xếp ra sao?
? Cách thức trình bày nội dung như thế nào?
?Cách dùng từ ngữ và viết câu trong hợp đồng có gì đặc biệt?
_Dựa vào kết quả thảo luận→từng hs viết văn bản vào vở soạn
+Gv kiểm tra theo dõi và uốn nắn những lệch lạc (nếu có)→giúp đỡ các hs yếu
+Chọn 1_2 hs khá, giỏi đọc kết quả bài tập của mình cho cả lớp nghe
Gv tổng kết nhận xét, rút kinh nghiệm
Hđ 3: Hướng dẫn về nhà
_Gv ra bài tập, hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà
_Thử soạn thảo hợp đồng mua báo” Thiếu niên tiền phong” của lớp (theo quý)
Đọc thầm vb” Hđ mua bán sgk”→rút ra nhận xét: phản ánh sự thỏa thuận của hai bên đối với công việc liên quan
*Nội dung: thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên đã cam kết
*Nêu cụ thể nội dung, hình thức hợp đồng
Trao đổi, thảo luận
Trình bày nội dung của bản hợp đồng, ghi lại nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất_Từ ngữ rõ ràng, chính xác
Thực hành viết hợp đồng
Nghe, rút kinh nghiệm
Thực hành
I. Đặc điểm của hợp đồng: 
Hợp đồng là loại van bản có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo đúng thỏa thuận đã cam kết
II. Cách làm hợp đồng: 
1. Hợp đồng gồm các mục sau: 
_Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký hợp đồng
_Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã thống nhất
_Phần kết thúc: Chức vụ, chữ ký, họ tên đại diện các bên tham gia ký hợp đồng, xác nhận bằng dấu cơ quan hai bên
2. Lời văn của hợp đồng: phải chính xác, chặt chẽ
III. Luyện tập: 
1. Lựa chọn những tình huống cần thiết viết hợp đồng(b, c, e)
2. Hợp đồng thuê nhà
Tham khảo “ Hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi”
IV. Hướng dẫn hs tự học: (3’)
_Nắm lại nội dung hình thức một bản hợp đồng
_Tập soạn thảo hợp đồng” Mua báo Thiếu niên tiền phong” đã hướng dẫn
_Chuẩn bị bài” Bố của Xi_mông”
Ngày 3.04.2010
Tiết 151
Bài dạy: BỐ CỦA XI_MÔNG
 (“Trích”_G. Mô Pa Xăng)
I. Mục tiêu bài dạy: 
1. Kiến thức: 
Giúp hs: hiểu được Mô Pa Xăng→ Miêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng ba nhân vật chính trong văn bản trích
2. Kĩ năng: 
Rèn hs: Cách phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật
3.Thái độ: 
Giáo dục hs: Lòng thương yêu bạn bè, lòng thương yêu con người
II. Chuẩn bị: 
1. Của giáo viên:
_Truyện
_Bài giảng
2. Của học sinh: 
_Bài soạn
_Đọc văn bản (trích)
III. Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
? Qua văn bản “ Rô_bin_xơnngoài đảo hoang”, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
3. Bài mới: Bố của Xi_mông(“trích” _G. Mô_pa_xăng)
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
1’
10’
20’
4’
3’
Hđ 1: Giới thiệu bài: gợi nhớ hs những tác phẩm văn học Pháp đã học ở các lớp 6. 7.8→ dẫn
Hđ 2:Hướng dẫn hs tìm hiểu chung văn bản: 
? Dựa vào chú thích (sgk) , nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm?
*Gv nêu yêu cầu đọc, chú ý giọng nhân vật→ gọi 1_2 học sinh đọc sau khi nghe gv đọc mẫu một đoạn
? Cho hs xác định bố cục và nội dung từng phần trong văn bản
Gv nhận xét, khái quát
Hđ 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản: 
*Đọc lại phần đầu văn bản
? Xi_mông đau đớn vì sao?
? Nỗi đau đớn của cậu bé đã được nhà văn diễn tả một cách sâu sắc ntn?
Qua hàng động? Ý nghĩ?(định ra bờ sông_nhảy xuống cho chết đuối)
? Nỗi đau khiến em khóc nhiều lần. Hãy liệt kê. Ý nghĩa?
? Nỗi đau đớn còn biểu hiện qua nói năng của em ntn? Nhận xét cách diễn đạt?
*Gv khái quát, bổ sung
*Cho hs đọc đoạn” Họ đến trướcbỏ đi thế nào cho phải” (Gv nói qua về B lăng sốt)
? Trước khi gặp chị B lăng_sốt, bác Phi líp đã nghe và suy nghĩ gì về người phụ nữ này?
(một cô gái đẹp nhất vùng_tự nhủ” một tuổi xuân đã lầm lỡ, rất có thể lầm lỡ lần nữa”)
? Khi gặp khách lạ, thái độ của chị Blăng_sốt ntn?
? Nỗi lòng của chị khi nghe con nói đã bộc lộ ntn? (đau đớn, hổ thẹn)
? Qua cách phân tích, em nhận xét gì về chị B Lăng_sốt?
*Gọi hs đọc đoạn “ Bỗng một bàn taybỏ đi rất nhanh”
?Phi líp được giới thiệu ntn?
? Tâm trạng của Phi lip khi gặp Xi_mông ở bờ sông? (quan tâm, thương xót, an ủi)
? Khi đưa Xi-mông về nhà Phi Líp có suy nghĩ gì? (có thể đùa cợt với B Lăng_sốt vì cho rằng: “ một tuổi xuân đã lầm lỡ rất có thể sẽ lầm lỡ lần nữa”)
? Khi gặp chị B Lăng_sốt, thái độ của Phi líp ntn? (phần thì thương cậu bé, phần do cảm mến .Blăng-sốt bác nói nữa đùa nữa thật là bác vui lòng làm bố của Xi_mông)
_Nêu vấn đề, yêu cầu hs thảo luận
? Hãy nhận xét khái quát về tâm trạng của ba nhân vật trong đoạn trích ?
Hđ4-Hướng dẫn hs tổng kết :
Dựa vào nội dung đã phân tích , hướng dẫn hs tổng kết 
Hđ5-Hướng dẫn hs luyện tập ( sgk)
Nghe_cảm nhận
Nêu những khái quát về tác giả, tác phẩm
Đọc theo yêu cầu
Nêu bố cục→ nội dung từng phần
Nghe
Đọc lại phần văn bản
Vì bị bạn đánh→không có bố
Hành động tự tử
Khóc nhiều lần
Nói năng đứt quảng vì khóc
Nghe_ghi chép
Đọc
B lăng_Sốt: cô gái đẹp nhất vùng đã có thời lầm lỡ, có thể lầm lỡ lầm nữa
-Đứng đắn, nghiêm túc
-Đau đớn, hổ thẹn
-Đứng đắn , nghiêm túc 
-con người cao lớn , râu tóc đen quăn , bác thợ rèn 
- quan tâm 
- suy nghĩ không tốt về Blăng- sôt 
- thương Xi- mông và cảm mến chị Blăng –sôt
-Thảo luận nhóm 
-nghe , thực hiện 
-nghe
I. Đọc_tìm hiểu chung văn bản (sgk):
II. Tìm hiểu nội dung văn bản: 
1. Nhân vật Xi_Mông: 
*Nỗi đau đớn vì không có bố, bộc lộ qua:
_Ý nghĩ hành động: ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối
_Những giọt nước mắt : em khóc→liệt kê: sau khi khóc_em lại khóc_cơn nức nở_em chỉ khóc hoài_mắt đẫm lệ_Lại òa khóc
_Cách nói năng: nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng→dấu chấm lửng, hoặc lặp đi lặp lại: “ chúng nó đánh cháuvìcháucháu không có bố”” cháucháu không có bố”
2. Nhân vật Blăng_sốt:
_Cô gái đẹp có thời lầm lỡ sinh ra Xi Mông
_Chị sống đứng đắn, nghiêm túc
_Đau đớn, hổ thẹn khi con bị bạn bè đánh, định tự tử vì không có bố→bản chất là người phụ nữ tốt
3.Nhân vật Phi líp:
_ Bác thợ rèn , dáng người cao , râu tóc đen , nhân hậu .
_Diễn biến tâm trạng :
+ Khi chưa gặp Blăng →sốt- ý nghĩ “ một tuổi xuân đã lầm lỡ , rất có thể lầm lỡ lần nữa “
+ Khi gặp chị Blăng –sôt , ý nghĩ đó không còn nữa – không thể đùa bỡn được .
+Bước đầu , vì thương Xi- Mông , cảm mến chị Băng-sôt , bác đã hứa đùa là làm bố của em 
 →Tâm trạng vừa phức tạp , vừa bất ngờ .
III.Tổng kết :
Ghi nhớ (sgk)
VI.Luyện tập ( sgk)
VI.Hướng dẫn hs tự học : (4’)
_Đọc lại toàn bộ truyện ngắn “ Bố của Xi -mông “
_Nắm kĩ văn bản trích vừa học – ghi nhớ .
_Chuẩn bị bài “Ôn tập về truyện “
Ngày 05.04.2010
Tiết 152
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ TRUYỆN 
I.Mục tiêu bài dạy :
1.Kiến thức :
_Giúp hs ôn tập củng cố kiến thức về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của truyện , các tình huống truyện ; những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình .
_Nắm vững hiểu biết về thể loại truyện : trần thuật - xây dựng nhân vật 
2.Kiến thức :Rèn cho hs kĩ năng tổng hợp , hệ thống hóa kiến thức .
II.Chuẩn bị :
1.Của gv:
 _Bảng hệ thống các tác phẩm truyện 
 _ Bài giảng 
2.Của hs :
 _Bài soạn 
 _Đọc lại các văn bản 
III.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định : 1’
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs .
Thời gian 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_hoc_ki_ii_hoang_ngoc_kieu_truong_thcs_huon.doc